Trung Nam ký kết thỏa thuận với đối tác Nhật, bán đi 35,1% cổ phần nhà máy điện gió
Sáng ngày 14/5, công ty Cổ phần Điện gió Trung Nam (TNWP) trực thuộc Trung Nam Group đã thực hiện ký kết hợp tác chiến lược với Công ty Hitachi Sustainable Energy (Hitachi SE) đến từ Nhật Bản.
Với việc ký kết này, Trung Nam và Hitachi SE sẽ trở thành đối tác chiến lược của nhau, công ty đến từ Nhật Bản sẽ sở hữu 35.1% cổ phần của nhà máy điện gió.
Dự án Nhà máy Điện gió Trung Nam được đầu tư với tổng số vốn khủng tương đương 4.000 tỷ đồng. Công trình có công suất 151,95 MW, thời gian khai thác lên đến 2.785 giờ/năm. Sản lượng dự kiến ở vào mức 432.000.000 kWh/năm. Nhà máy Điện gió Trung Nam được kết nối trực tiếp với hệ thống lưới điện quốc gia thông bằng Trạm Biến áp 220 kV Tháp Chàm.
Tập đoàn Trung Nam vẫn sở hữu tới 64,9% cổ phần và giữ vai trò trung tâm trong việc điều hành và định hướng phát triển của Dự án điện gió.
Trước đó, Trung Nam Group đã đưa vào vận hành 2 dự án điện mặt trời tại huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận và tại huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh với tổng công suất trên 360 MW, cùng với dự án điện gió tại huyện Thuận Bắc có tổng công suất trên 151,95 MW.
Video đang HOT
Trung Nam đang sở hữu nhà máy điện gió quy mô lớn nhất cả nước
Năm 2020, Trung Nam đã xây dựng và đưa Trạm biến áp và đường dây 220/500KV kết hợp nhà máy Điện mặt trời Trung Nam Thuận Nam 450 MW đi vào hoạt động thành công.
Hiện tại, Trung Nam Group hiện đang tiếp tục thực hiện nhiều dự án năng lượng nhằm đạt mục tiêu đến năm 2027 sẽ đưa thêm 10 GW hòa lưới hệ thống điện quốc gia. Cụ thể, Trungnam Group đang tích cực thực hiện kế hoạch mang 900 trụ gió trên bờ, gần bờ và ngoài khơi đến các dự án tại các địa phương như Đắk Lắk, Gia Lai, Trà Vinh, Ninh Thuận…
Sau 16 năm phát triển, lãnh đạo Trung Nam cho biết tập đoàn này sẽ ngày càng mở rộng và lấn sân kinh doanh sang nhiều lĩnh vực khác nhau. Chuyển nhượng cổ phần là một trong những phương pháp có doanh nghiệp có thể huy động vốn, hỗ trợ Trung Nam có thể phát triển mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, tập đoàn này nhấn mạnh chỉ chuyển nhượng cố phẩn cho các đối tác là các doanh nghiệp ở Việt Nam, sở hữu 100% vốn hoặc những nhà đầu tư nước ngoài nhưng đáp ứng tiêu chuẩn về nguồn vốn minh bạch, rõ ràng. Các công ty này phải đến từ các quốc gia có quan hệ tốt với Việt Nam. Doanh nghiệp này sẽ luôn giữ lại cổ phần để chi phối, kiểm soát hoạt động.
Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, nước ta đang sở hữu tiềm năng phát triển điện gió lớn nhất trong bốn nước của khu vực. Trên lãnh thổ Việt Nam có hơn 39% tổng diện tích của Việt Nam được ước tính là có tốc độ gió trung bình hằng năm lớn hơn 6m/s ở độ cao 65 m, tương đương công suất 512 GW.
PC Quảng Bình: Đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án đầu tư xây dựng cơ bản
Quý I năm 2021, Công ty Điện lực (PC) Quảng Bình dẫn đầu Tổng Công ty Điện lực miền Trung về tiến độ triển khai công tác đầu tư xây dựng (ĐTXD).
Đây là kết quả sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Công ty cùng với nỗ lực vượt khó của các đơn vị trực thuộc PC Quảng Bình.
Năm 2021, PC Quảng Bình được giao quản lý 34 công trình với tổng vốn được giao hơn 123 tỷ đồng. Quy mô ĐTXD lưới điện được giao gồm: Xây dựng đường dây 22kV dài 101 km, đường dây 35kV dài 8,14 km, đường dây 0,4kV dài 72,86 km; xây dựng mới 55 trạm biến áp (TBA) phân phối với tổng dung lượng 12.970 kVA, nâng dung lượng 88 TBA từ 41.260kVA lên 87.130 kVA; lắp đặt chống sét van, máy tính, hệ thống phần mềm SCADA và bổ sung tiếp địa đường dây đối với công trình lưới điện 110kV.
Công nhân PC Quảng Binh thi công nâng cấp hệ thống lưới điện 220kV.
Xác định mục tiêu hoàn thành các công trình ĐTXD năm 2021 trước ngày 31-10-2021 và các quý phải hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch ĐTXD của Tổng Công ty Điện lực miền Trung giao, ngay từ đầu năm, lãnh đạo PC Quảng Bình đã triển khai nhiều giải pháp để đẩy nhanh tiến độ các công trình ĐTXD.
...Và kiểm tra khả năng san tải tại các trạm biến áp.
Đến hết quý 1 năm 2021, Công ty đã tổ chức thi công hoàn thành đưa vào sử dụng 7 công trình, gồm: Chống quá tải, giảm tổn thất điện năng (TTĐN) lưới điện khu vực huyện Tuyên Hóa 2021; chống quá tải, giảm TTĐN lưới điện khu vực huyện Quảng Trạch 2021; chống quá tải, giảm TTĐN lưới điện khu vực trung tâm huyện Bố Trạch 2021; chống quá tải, giảm TTĐN lưới điện khu vực Tây Bắc huyện Bố Trạch 2021; chống quá tải, giảm TTĐN lưới điện khu vực huyện Quảng Ninh 202; chống quá tải, giảm TTĐN lưới điện khu vực trung tâm huyện Lệ Thủy 2021; chống quá tải, giảm TTĐN lưới điện khu vực Tây Nam huyện Lệ Thủy 2021. Đến hết quý 1-2021, đơn vị đã hoàn thành việc giải ngân vốn ĐTXD đạt 32,012 tỷ đồng, chiếm 25,94% kế hoạch năm.
Trong quý 2, PC Quảng Bình đặt mục tiêu tổ chức thi công hoàn thành, đưa vào sử dụng thêm 10 công trình ĐTXD. Đồng thời, đơn vị phấn đấu giải ngân thêm khoảng 33 tỷ đồng. Để thực hiện hoàn thành các mục tiêu trên, lãnh đạo PC Quảng Bình đã yêu cầu nhà thầu phải bảo đảm tiến độ thi công đúng cam kết, định kỳ báo cáo tiến độ và các vướng mắc, khó khăn để có biện pháp phối hợp xử lý. Các phòng ban chức năng phải lên kế hoạch thực hiện phiếu giá ĐTXD trong quý đạt và vượt kế hoạch đề ra, bám sát tiến độ cấp vật tư của Tổng Công ty, chủ động mua sắm để bảo đảm có đủ vật tư thiết bị cho các đơn vị thi công đúng tiến độ.
Ông Vi Thế Hảo, Phó Giám đốc PC Quảng Bình cho biết: "Phát huy kết quả đã đạt được cùng với những giải pháp đã đề ra, PC Quảng Bình quyết tâm hoàn thành xuất sắc công tác ĐTXD trong năm 2021 nhằm tạo hiệu quả cao trong việc chống quá tải, giảm tổn thất điện năng và nâng cao độ tin cậy cung cấp điện".
EVN Hà Nội xây các 'kịch bản' cấp điện mùa nắng nóng Trong cao điểm mùa nắng nóng năm nay, dự kiến phụ tải trên địa bàn Thủ đô tăng trung bình từ 7-9%, thậm chí có thể tăng từ 12-15% trong những ngày nắng nóng cực đoan. EVN HANOI tăng cường trực bảo đảm cung ứng điện trong cao điểm mùa nắng nóng. Ảnh: VGP Theo nhận định của Tổng Công ty Điện lực...