Trung-Mỹ và cuộc tranh giành ảnh hưởng tại châu Á năm 2014
Rất khó có thể dự đoán những gì sẽ xảy ra tại châu Á trong năm 2014, nhưng có một điều chắc chắn rằng sự cân bằng quyền lực giữa hai cường quốc Mỹ-Trung sẽ ảnh hưởng quyết định đến môi trường địa chính trị của khu vực.
Trung Quốc đang tìm cách thay đổi trật tự quốc tế do Mỹ đứng đầu ở châu Á và việc tuyên bố thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông vào cuối tháng 11/2013 của nước này là một trong những nỗ lực đó. Vào cuối tháng 12 cùng năm, một chiếc tàu chiến Trung Quốc cũng đã tìm cách chặn một tàu chiến Mỹ đang bám theo tàu sân bay của nước này ở Biển Đông.
Trung Quốc và Mỹ trong một cuộc tập trận hải quân chung năm 2013.
Trung Quốc có thể sẽ tiếp tục những hành động quyết đoán như vậy trong năm 2014 bởi vì sức mạnh quốc gia của nước này tiếp tục tăng lên. Câu hỏi lớn đặt ra đối với chính quyền của Tổng thống Barack Obama là Washington sẽ phản ứng như thế nào trước các hành động đó của Bắc Kinh.
Chính quyền của Tổng thống Obama đang theo đuổi một chính sách đối ngoại tập trung vào châu Á và đang tìm cách kìm chế sự mở rộng phạm vi ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực và cả trên thế giới. Nhưng thật khó có thể xác định được Mỹ sẽ đạt được tiến bộ ra sao trong thực hiện mục tiêu trên năm 2014.
Video đang HOT
Trong bối cảnh này, các nhà hoạch định chính sách đối ngoại và các quan chức khác của Nhật Bản đang theo dõi sát sao diễn biến tại Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á -Thái Bình Dương (APEC), nơi tập trung sự tranh giành ảnh hưởng của Mỹ và Trung Quốc đối với khu vực trong tương lai. APEC cũng là nơi thảo luận về các vấn đề kinh tế của 20 nền kinh tế trong khu vực châu Á -Thái Bình Dương, bao gồm Nhật Bản, Mỹ và Trung Quốc.
Theo kế hoạch, năm 2014, Trung Quốc sẽ là chủ tịch luân phiên của APEC và tổ chức một loạt các cuộc họp về thương mại, năng lượng và tài chính của khối bắt đầu từ tháng 5 năm nay, sau đó sẽ là một hội nghị thượng đỉnh giữa các nhà lãnh đạo của APEC ở ngoại ô Bắc Kinh vào đầu mùa thu, do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chủ trì. Cùng với sự kiện này, Trung Quốc sẽ thể hiện sức mạnh ngày càng tăng của mình tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
“Bắc Kinh sẽ nhìn nhận Hiệp ước Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà Washington đang nỗ lực thúc đẩy như là một động thái nhằm cô lập Trung Quốc và củng cố trật tự do Mỹ đứng đầu ở châu Á”, một chuyên gia giấu tên nghiên cứu về mối quan hệ Trung – Mỹ tại Nhật Bản nhận định và nhấn mạnh rằng hành động này có thể sẽ nhắc nhở Trung Quốc tranh thủ tận dụng lợi thế là chủ tịch luân phiên của APEC năm nay để giành lại một số ưu thế đã bị mất trong cuộc cạnh tranh ảnh hưởng với Mỹ.
Trong khi đó, sự đối phó của Mỹ dường như là rất yếu ớt, ít nhất là trong năm nay. Động lực thúc đẩy chính quyền Obama thực hiện chính sách “xoay trục” tới châu Á cũng khá hạn chế vì phải tập trung vào chiến dịch tranh cử cho cuộc bầu cử quốc hội giữa nhiệm kỳ vào ngày 4/11, cùng thời điểm Hội nghị APEC diễn ra. Cuộc bầu cử quốc hội bốn năm một lần sẽ rất quan trọng đối với Đảng Dân chủ của ông Obama, hiện nắm đa số ghế tại thượng viện, nhưng không chiếm ưu thế ở hạ viện.
Cho dù ông Obama có thể sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh APEC ở Trung Quốc, nhưng sẽ có ít “khoảng trống” để Tổng thống Mỹ phát huy ảnh hưởng. Bên cạnh đó, các quan chức Trung Quốc sẽ có nhiều cơ hội tiếp xúc với các đối tác khác trong khối để mở rộng ảnh hưởng của mình trong thời gian chuẩn bị cho hội nghị.
Theo Dantri
Mỹ sẵn sàng kiện Trung Quốc ra WTO
Mỹ kêu gọi Trung Quốc giảm bớt vai trò của nhà nước trong hoạch định kinh tế, dỡ bỏ rào cản với doanh nghiệp nước ngoài.
Đại diện Thương mại Mỹ Michael Froman (bìa trái) tại cuộc gặp gần đây với các quan chức Trung Quốc ở Bắc Kinh Ảnh: The New York Times
Chính phủ Mỹ hôm 24/12 kêu gọi Trung Quốc cải cách hoạt động điều hành, quản lý kinh tế vì cho rằng vẫn tồn tại nhiều vấn đề đáng lo ngại.
Báo cáo hằng năm của đại diện Thương mại Mỹ (USTR) trình bày trước quốc hội nước này nhìn nhận Trung Quốc đã có những tiến triển đáng kể sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2001 nhưng vẫn bày tỏ "nhiều lo ngại" về tập quán kinh doanh của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Nổi cộm là việc Trung Quốc vi phạm quy định của WTO khi tiếp tục ban hành các chính sách hạn chế doanh nghiệp nước ngoài tiếp cận thị trường nội địa hoặc trợ cấp trái phép cho các ngành công nghiệp của mình. Vì thế, trong báo cáo trên, USTR kêu gọi Bắc Kinh "giảm bớt vai trò của nhà nước trong việc hoạch định nền kinh tế, cải cách khối doanh nghiệp quốc doanh, bãi bỏ những ưu tiên dành cho các tập đoàn nhà nước, dỡ bỏ các rào cản được dựng lên để ngăn chặn hàng hóa và dịch vụ nước ngoài tiếp cận thị trường nội địa".
Bên cạnh đó, Washington đang bất bình trước tình trạng vi phạm bản quyền được cho là "ở mức cao không thể chấp nhận được" của Bắc Kinh. Theo một nghiên cứu gần đây của Ủy ban Thương mại quốc tế Mỹ, nạn vi phạm bản quyền tại Trung Quốc khiến các doanh nghiệp Mỹ thiệt hại tới 48 tỉ USD trong năm 2009. Đó là lý do USTR tiếp tục kêu gọi Bắc Kinh cải cách hệ thống pháp lý để bảo vệ tốt hơn tài sản trí tuệ.
Theo báo cáo, Mỹ còn đặc biệt lo ngại về nạn ăn cắp bí mật thương mại do các công ty Trung Quốc tiến hành để thu lợi bất chính. Thị trường sản phẩm nông nghiệp ở Trung Quốc cũng làm cho Washington không yên tâm. USTR cho rằng thị trường này còn thiếu minh bạch và khó dự đoán vì vẫn có sự can thiệp từ phía nhà nước.
Báo cáo của USTR khẳng định Mỹ sẽ tiếp tục đối thoại với Trung Quốc nhưng cũng sẵn sàng kiện nước này ra WTO nếu quá trình đàm phán về những vấn đề tranh cãi nói trên không đạt kết quả.
Một ngày sau khi Mỹ đưa ra báo cáo trên, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết sẽ xem lại quyết định áp đặt thuế chống phá giá lên thịt gà Mỹ sau khi WTO ra phán quyết bất lợi cho Bắc Kinh. Theo hãng tin Reuters, quyết định trên của Trung Quốc khiến các doanh nghiệp Mỹ thiệt hại 1 tỉ USD trong 4 năm qua.
Nga kiện EU ra WTO
Nga đã đệ đơn kiện Liên minh châu Âu (EU) vi phạm các điều khoản về chống bán phá giá trong lĩnh vực năng lượng lên WTO hôm 24/12. Đơn kiện cho rằng thuế "điều chỉnh năng lượng" được EU áp dụng không công bằng đối với doanh nghiệp sản xuất thép và phân bón của Nga, từ đó cản trở họ bán sản phẩm sang EU. Biện pháp này khiến doanh nghiệp Nga thiệt hại hàng trăm triệu USD/ năm.
Đây là khiếu nại đầu tiên được Moscow đệ trình lên thể chế thương mại lớn nhất thế giới kể từ khi gia nhập hồi tháng 8/2012. Sau khi đệ đơn, Nga và EU bước vào giai đoạn tham vấn kéo dài 60 ngày. Nếu sau thời hạn đó không đạt được thỏa thuận, hai bên sẽ phải tìm đến các trọng tài để phân xử.
Theo Xahoi
Phớt lờ lệnh cấm, quan Trung Quốc vẫn ăn nhậu xa xỉ Mặc cho lãnh đạo Trung Quốc đã ban hành 8 điều cấm để chống tham nhũng, lãng phí, nhiều quan chức cấp cao vẫn sẵn sàng bỏ ra 6.000 nhân dân tệ/người cho một bữa ăn nhậu sang trọng. Biển số quân đội của Trung Quốc, cũ (phải) và mới (trái) Thông tin trên được đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV)...