Trung – Mỹ trong cuộc đua vũ khí siêu thanh
Trong khi có tin Trung Quốc đã thử nghiệm thành công tên lửa bay với tốc độ siêu thanh lần hai, Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết họ đã thử nghiệm thất bại một loại vũ khí siêu thanh.
Trung – Mỹ trong cuộc đua vũ khí siêu thanh.
Tuy nhiên, các nhà phân tích nói rằng, kể cả không thành công thì đó cũng không phải là bước lùi đối với chương trình của Mỹ.
“Đó chỉ là bước hụt. Có những vũ khí vận hành dưới những sức ép quá lớn” – Rich Fisher, học giả tại Trung tâm Đánh giá Quốc tế và Chiến lược, nói.
“Thất bại không nhất thiết phải là một điều quá tệ, đặc biệt là nếu có thể thu thâp lại dữ liệu để từ đó bạn rút ra bài học”.
“Những vũ khí này di chuyển với tốc độ không tưởng, lại được yêu cầu là phải có khả năng chính xác, nên cũng là chuyện đơn giản khi mà cần phải có một chương trình phát triển lâu dài để đạt tới một điểm mà vũ khí đó có thể sẵn sàng khi ra thực địa”.
“Trung Quốc và Mỹ đang tìm cách phát triển vũ khí siêu thanh cùng tầm bay” – Fisher nói.
Chương trình của Mỹ có vẻ như có tiến triển hơn, &’nhưng chương trình của Trung Quốc có thể được cấp vốn nhiều hơn và có chiều sâu hơn về khía cạnh cam kết nguồn lực trí tuệ và phát triển’.
Tuy nhiên, Mark Gunzinger, một học giả cấp cao của Trung tâm Đánh giá Chiến lược và Ngân sách lại ngờ vực việc phát triển vũ khí siêu thanh của Trung Quốc có thời gian phát triển chín muồi như của Mỹ.
Video đang HOT
“Chúng tôi chỉ nghe về thành công mà không rõ về thất bại” của Trung Quốc, Gunzinger nói. “Họ có thể có tới hàng tá sai lầm mà chúng ta chẳng biết gì hết, ít nhất là về mặt công khai”.
Theo Gunzinger, vũ khí siêu thanh có thể vận hành trong vòng một thập kỷ. Vấn đề thách thức sẽ là làm thế nào để hạ bớt giá thành sản xuất, đặc biệt là trong một môi trường mà mọi người biết rõ về ngân sách.
Fisher nói rằng một trong những lý do khiến cho vũ khí siêu thanh được mọi người quá them khát đó là vì nó rất khó bị bắn hạ. Những vũ khí phát năng lượng trực tiếp, chẳng hạn như súng laser hay súng trượt trên đường ray với tốc độ siêu thanh, có thể là sát thủ đối với các tên lửa siêu thanh.
“Nếu bạn có hai, cho tới bốn súng trượt trên ray chẳng hạn, bạn có ít nhất khoảng 2 phút cảnh báo rằng một đầu đạn siêu thanh đang bay tới, đó là khoảng thời gian vừa đủ để tung lên trời các đám mây đạn”.
Đánh giá về hai chương trình, Fisher nói rằng dù cho chương trình của Trung Quốc không minh bạch, thì Mỹ có vẻ vẫn có bước tiến dài hơn so với Bắc Kinh trong cuộc đua này.
Hồi tháng Tư, Hải quân Mỹ đã công bố về loại súng điện từ trượt trên ray có khả năng phóng với tốc độ trên 5.600 dặm/giờ.
Fisher nói thêm là trong vòng một thập kỷ tới, súng laser cũng có khả năng tiêu diệt thiết bị bay siêu thanh.
Còn súng điện từ trên ray có khả năng siêu thanh của Mỹ sẽ khả thi vào khoảng đầu những năm 2020.
Theo Lê Thu
Vietnamnet
Máy bay Trung-Mỹ "chạm trán": Phi công Trung Quốc thích "chòng ghẹo"?
Máy bay hải quân Mỹ đã bị chiến đấu cơ Trung Quốc áp sát nguy hiểm nhiều lần khi tuần tra thường lệ ở Biển Đông và giới chức Mỹ cho biết xu hướng báo động này có thể do một số phi công Trung Quốc muốn "chòng ghẹo" đối phương.
Máy bay P-8 của Hải quân Mỹ.
Lầu Năm Góc hôm thứ sáu vừa qua đã công bố thông tin về cuộc "chạm trán" nguy hiểm vào ngày thứ ba vừa qua giữa một chiến đấu cơ Trung Quốc, được cho là một chiếc Su-27, và một máy bay do thám P-8 của hải quân Mỹ. Giới chức Mỹ cho biết đã có ít nhất 3 vụ khiêu khích tương tự xảy ra từ đầu năm đến nay ở cùng địa điểm và tất cả đều nằm trong không phận quốc tế.
Theo một quan chức cấp cao của Mỹ, giới chức nước này đều đã gửi phản đối ngoại giao tới Bắc Kinh khi xảy ra những vụ việc trên. Trong các phản đối ngoại giao, Mỹ đã nêu lên quan ngại về "hành xử thiếu an toàn và thiếu chuyên nghiệp" của các phi công Trung Quốc trên Biển Đông.
Các vụ "chạm trán" trên không đã làm ảnh hưởng tới hợp tác giữa hai quân đội, được cho là đang ở trong giai đoạn đang ấm dần lên. Tuy nhiên, các vụ "chạm trán" mà Lầu Năm Góc mới hé lộ cho thấy sự nghi kỵ vẫn hằn sâu, bất chấp giới chức quân sự và chính trị đã nỗ lực xây dựng một mối quan hệ cấp làm việc giữa đôi bên.
Chiến đấu cơ Trung Quốc "lộn vòng" sát máy bay Mỹ
Giới chức Mỹ chưa biết chắc vì sao các vụ việc trên diễn ra liên tục ở cùng một địa điểm, nhưng họ cho rằng có thể là do một phi công hoặc một nhóm phi công thích "chòng ghẹo" nào đó trong đội bay chịu trách nhiệm đánh chặn trên Biển Đông của Trung Quốc.
Các quan chức Mỹ này cũng tin rằng các vụ áp sát nguy hiểm này không phải do quân đội Trung Quốc trực tiếp chỉ đạo.
"Người Trung Quốc đang cố gắng thiết lập một mối quan hệ quân sự tốt giữa hai nước. Nhưng có một số khác biệt về những gì đang diễn ra trên Biển Đông", một quan chức cấp cao của Mỹ cho hay.
Giới chức Mỹ cho rằng các vụ "chạm trán" trên rất đáng báo động, do chúng làm tăng nguy cơ xảy ra va chạm không mong muốn.
"Lời cảnh báo"
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn trên truyền hình nhà nước vào chủ nhật vừa qua, Phó Đô đốc hải quân Trung Quốc Yin Zhuo cho rằng máy bay Mỹ có vẻ như đang theo dõi tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc do một căn cứ tàu ngầm lớn của Trung Quốc được đóng ở Hải Nam. Trong khi đó, P-8 có khả năng bay với tốc độ nhanh hơn máy bay tuần tra thông thường và được thiết kế riêng nhằm "săn" ngầm.
Còn theo Xu Guangyu, một cựu tướng quân đội Trung Quốc, hiện là nhà nghiên cứu cấp cao tại Hiệp hội kiểm soát và giải giáp vũ khí Trung Quốc, vụ ngăn chặn hôm thứ ba vừa qua của chiến đấu cơ Trung Quốc "là lời cảnh cáo" đối với việc Mỹ do thám ở cửa nhà Trung Quốc.
"Khi Mỹ vẫn tiếp tục thực hiện hoạt động thiếu thân thiện này, Trung Quốc sẽ tiếp tục đưa ra cảnh báo tương tự", ông nói.
Cuộc chạm trán cũng phơi bày vấn đề nhức nhối bấy lâu về hoạt động do thám của Mỹ. Mỹ luôn cho rằng, theo luật quốc tế, tất cả các tàu thuyền có quyền tự do hàng hải bên ngoài vùng lãnh hải 12 hải lý của một nước khác. Trung Quốc có lúc cho rằng sự tự do đó không bao gồm do thám quân sự và vẽ bản đồ và phản đối sự hiện diện của máy bay, tàu quân sự Mỹ tiến tới gần bờ biển nước này.
Vị trí và đặc điểm của vụ "chạm trán" mới nhất khiến nhiều người nhớ lại vụ việc năm 2001. Khi đó một máy bay do thám EP-3 của Mỹ đã va chạm với một chiến đấu cơ Trung Quốc do máy bay Trung Quốc áp quá sát máy bay Mỹ. Máy bay Mỹ đã buộc phải hạ cánh khẩn xuống Hải Nam, trong khi một phi công Trung Quốc tử nạn. Trung Quốc bắt giữ phi hành đoàn Mỹ 11 ngày, gây ra một cuộc khủng hoảng ngoại giao, phơi bày sự "dè chừng" lẫn nhau giữa quân đội Mỹ-Trung.
Trung Anh
Tổng hợp
Theo Dantri
Nhìn lại 100 năm hoạt động của kênh đào Panama Đúng 100 năm về trước, 15/8/1914, kênh đào Panama đã chính thức mở cửa sau 10 năm xây dựng. Con kênh huyết mạch nối Đại Tây Dương với Thái Bình Dương được xem là một kỳ tích về xây dựng, vốn cách mạng hóa thương mại toàn cầu. Kênh đào Panama cắt ngang eo đất Panama tại Trung Mỹ. Kênh đào dài 80...