Trúng mùa cá cơm trắng như sữa ở hồ Trị An, con nào cũng béo mập
Hồ Trị An đang bước vào giai đoạn tích nước, mực nước trên lòng hồ bắt đầu dâng cao, cũng là lúc các loài thủy sản từ thượng nguồn đổ về nhiều hơn, trong đó có loài cá cơm, đặc sản của hồ Trị An. Lúc này, người dân quanh hồ cũng bắt đầu vào mùa đánh bắt, có ngày trúng tới nửa tạ cá.
Hiện nay tại hồ Trị An (Đồng Nai) đang bắt đầu vào mùa khai thác, đánh bắt cá cơm. Vào thời điểm này, cá cơm phát triển dồi dào, con nào cũng mập mạp, thuận lợi để ngư dân đánh bắt mang lại nguồn thu nhập tốt.
Độc đáo đánh bắt cá cơm trên hồ
Ông Huỳnh Thanh Sang (ngụ xã Hiếu Liêm, huyện Vĩnh Cửu) có hơn chục năm đánh bắt cá cơm bộc bạch, để bắt loài cá này, ngư dân phải dùng nhiều cách như: lưới kéo khơi, lươi giăng. Ghe xuất bến từ chiều hôm trước đến sáng hôm sau là tấp nập trở về.
Cá cơm vừa thu hoạch đã được bán ngay khi đưa lên bờ tại khu vực xã Hiếu Liêm (huyện Vĩnh Cửu). Ảnh: D.NGỌC
Giữa lòng hồ rộng lớn, ghe của ông Sang chầm chậm buông lưới, sau đó ông gắn đèn điện chiếu sáng buông thẳng xuống mặt nước để “dụ” cá. Loài cá cơm khi nhìn thấy ánh sáng sẽ bơi đến để tìm thức ăn. Ánh sáng từ chiếc đèn pin không chiếu rọi ra xa mà được ngư dân để nằm sàng sàng trên bề mặt nước. Chính ánh sáng này đã thu hút từng đàn cá cơm đua nhau bơi vào, hết đợt này đến đợt khác.
Cứ cách khoảng 1 giờ đồng hồ thì ông Sang bắt đầu cất lưới lên, công việc cứ lặp đi lặp lại cho đến khi trời hửng sáng mới dừng. Ánh đèn pin chiếu đến đâu, mảnh lưới vớt lên những mẻ cá nặng trĩu. Đàn cá gặp cạn, nảy mình liên tục trên tấm lưới. Thời điểm đánh bắt cá về đêm và rạng sáng.
Theo ông Sang, ngày trước, cá ở gần trong bờ, nhưng giờ nước xung quanh không còn sạch, cá sống ra xa nên muốn đánh bắt nhiều phải đi ghe đến giữa hồ. Cá dần ít lại, có người đi đánh bắt cả đêm không đủ trả tiền dầu và công sức bỏ ra. Nhưng nhờ kinh nghiệm từ hơn chục năm theo nghề nên ông luôn đón được luồng cá và thường giăng được mẻ cá lớn.
“Nhiều người bây giờ vì lợi trước mắt mà dùng xung điện, nhưng tôi làm hoàn toàn bằng thủ công để đánh bắt lâu dài. Giống cá này sinh sản rất nhanh, đặc biệt là khi con nước dâng cao nên người dân có thể đánh bắt quanh năm. Lộc trời cho mà, vô lưới loại nào thì bắt loại ấy thôi. Mùa này, cá cơm con nào cũng béo tròn, trắng tinh” – ông Sang chậm rãi nói.
Mùa này, cá cơm ở hồ Trị An con nào cũng béo tròn, trắng tinh
So với các loài thủy sản trên lòng hồ Trị An, ngoài cách đánh bắt cá cơm chủ yếu bằng thủ công, dùng sức người thì việc thu hoạch (gỡ cá từ lưới) ra cũng hết sức độc đáo. Mọi công đoạn đều làm từ từ, chậm rãi, muốn nhanh cũng không được.
Video đang HOT
Bà Nguyễn Thị Thúy (ngụ xã Phú Cường, huyện Định Quán) cho hay, cứ sáng sớm khi cá ghe đánh cá trở về là trên bờ dưới nước ở làng cá Bến Nôm (ấp Bến Nôm 1, xã Phú Cường) nhộn nhịp hẳn lên, nhưng đông nhất vẫn là lực lượng tham gia gỡ cá khỏi các tấm lưới, bởi một “ê-kíp” thường phải có tới 4 người.
Vì loài cá này nhỏ chỉ bằng đầu đũa lại mềm nên khi gỡ cá phải hết sức cẩn thận. Trước tiên người ta quây lưới lại thành một cái chụp, sau đó cử 2 người đứng vào bên trong dùng vợt đập cho cá dính trên lưới rơi xuống. Trong khi đó, 2 người ở ngoài kéo từng mẻ lưới ra, gỡ những con cá còn sót lại ở trên lưới.
“Thu hoạch cá rất cực, tốn thời gian nhưng bù lại cá tươi và không bị nát. Loại cá đặc sản này ngày càng được giá nên ngư dân vẫn có thể bám trụ với nghề” – bà Thúy kể.
Đặc sản thiên nhiên hồ Trị An
Những ngày này ngư dân sống bằng nghề đánh bắt thủy sản trên hồ Trị An cũng bắt đầu hoạt động nhộn nhịp. Những người có kinh nghiệm trong nghề cho biết, tùy vào đặc thù của từng vùng nước mà ngư dân có cách “đón luồng” cá cơm để thu được thành quả cao nhất. Có ghe khai thác một đêm được 30-40kg, nếu trúng luồng cá có khi thu hoạch được 50-60kg.
Cách thu hoạch cá cơm độc đáo, cần đến 4 người để gỡ cá ra khỏi các tấm lưới
Lão ngư Trần Văn Đại (ngụ xã Hiếu Liêm, huyện Vĩnh Cửu) nói, khoảng mấy năm trở lại đây cá cơm hồ Trị An trở thành đặc sản. Cá cơm nước ngọt ngon hơn cá cơm biển. Loại này lúc còn nhỏ, khoảng bằng đầu đũa ăn, bà con thường gọi là cá cơm mồm, thịt màu trắng sữa nên còn gọi là cá cơm sữa.
Theo lời ông Khải, đầu ra của cá cơm khá ổn định, có bao nhiêu cũng bán hết, giá cả cũng nhỉnh hơn so với trước. Cá càng tươi, to đều thì càng được giá và dễ bán. Sau mỗi chuyến đánh bắt lênh đênh trên hồ, ông cũng kiếm được 300-400 ngàn đồng, đủ để trang trải sinh hoạt của gia đình.
Với bà Tám Vân (ngụ xã Phú Cường, huyện Định Quán) chuyên bán cá cơm thì bộc bạch, đây là món ngon từ thiên nhiên. Cá cơm nước ngọt tuy nhỏ nhưng thịt mềm ngọt ngon, thường dùng để kho lạt, kho tiêu, chiên giòn, phơi khô và món nào cũng hấp dẫn. Sau khi chế biến, thịt và xương cá đều mềm, thơm ngon độc đáo, không thua gì các loài đặc sản khác.
“Cách làm đơn giản nhất là kho tiêu hoặc chiên giòn, cầu kỳ hơn một chút là lăn bột chiên với nước cốt dừa. Mấy năm trở lại đây, cá cơm hồ Trị An còn được nhiều người biết đến là món ăn hấp dẫn qua cách chế biến độc đáo của đầu bếp và các bà nội trợ đảm đang. Vì thế tôi chuyển sang làm khô cá cơm, đem bán cho các mối ở Biên Hòa, TP.Hồ Chí Minh…” – bà Tám Vân tâm sự.
Những con cá cơm còn tươi đem sơ chế sạch sẽ. Sau đó, cá được ướp với một ít muối, đường, ớt bột rồi đem phơi khô trên những tấm vỉ lớn. Cá cơm nhiều thịt, ít xương, mình mỏng nên chỉ cần phơi một nắng là có thể đem bán. Khoảng 10kg cá tươi thu về được 1,5kg cá khô, giá bán từ 120-150 ngàn đồng tùy loại (loại có ướp gia vị hoặc loại khô nguyên con).
Hiện nay, để nâng cao chất lượng sản phẩm, nhiều người dùng máy sấy cá cơm để giữ được độ giòn, ngon và ngọt. Hàng làm ra không đủ cung cấp cho các mối. Từ chỗ là món ăn bình dân nay khô cá cơm trở thành đặc sản được nhiều người ưa chuộng vì làm từ cá tự nhiên.
Theo Dương Ngọc (Báo Đồng Nai)
Săn loài cá bé li ti ngon nức tiếng trên lòng hồ thủy điện Trị An
Thang 3 là thời điểm nươc ơ long hô Tri An trơ nên trong xanh, ba con ngư dân càng thuân lơi vươn khơi đanh băt ca cơm. Đươc thiên nhiên ưu đai, ca cơm nươc ngot sinh san ơ hô Tri An rât nhiêu, gop phân tao nên nguôn thu nhâp ôn đinh cho ngư dân nơi đây...
Đăc san ơ hô Tri An
Mơi đây, co dip vê xa Hiêu Liêm (huyên Vinh Cưu), chung tôi nhân rõ không khi nhôn nhịp cua ba con ngư dân lam công viêc trai cac tâm lươi doc ven đương đê phơi ca cơm tươi mơi băt tư dươi long hô lên (đoan bơ hô thuy điên Tri An, hương tư xa Ma Đa vê xa Hiêu Liêm).
Nơi chon phơi ca cơm la đoan đương nhưa rông rai, cao rao, sach se. Bên canh đo la nhưng ô du ngươi dân dưng lên lam nơi bay ban ca cơm khô cho khach đi đương; ca đươc lam săn đóng thành tưng bich nửa ký được ban với giá 60.000 đông.
Ca cơm tươi mơi băt lên từ long hô Tri An.
Chi Nguyên Ngoc Lan (nhiêu năm buôn ban ca cơm khô) niêm nơ chia se, ca cơm băt tư dươi lòng hô con tươi đươc ba con đem lên phơi ngay. Hôm nao trơi năng nhiêu thi chi phơi môt ngay la ca khô, con trơi năng it thi phai canh phơi vai lân. Sơ di ca cơm khô đăt tiên hơn nhiêu lân ca cơm tươi vi cư 6 - 7kg ca cơm tươi sau khi phơi khô mơi đươc 1kg ca khô; hơn nưa, ca cơm khô hoan toan không ươp bât ki gia vi hay phu gia nên đam bao chât lương.
"Ca cơm khô co thê chê biên nhiêu mon ăn binh dân nhưng không kem phân hâp dân, như: kho va nâu canh chua, hoăc đem rang rôi bop goi vơi xoai xanh đê nhâu... Gia ca cơm thương xuyên giư mưc ôn đinh, hiện được người tiêu dùng ở TP. Biên Hòa và TP.Hồ Chí Minh khá ưa chuộng nên cá đánh về bến bao nhiêu đều bán hết", chi Lan cho hay.
Măc du sinh sông ơ TP. Hô Chi Minh nhưng anh Lê Văn Hung thương đên long hô Tri An đê mua ca đem vê dung vi cho răng ca ơ đây đam bao sach va chât lương. Anh Hung cho biêt, cach đây hơn 3 năm, môt lân anh vê thăm nha ba con ơ xa Hiêu Liêm va nghe kê vê đăc san ca cơm ơ hô Tri An.
"Luc đo, tôi rât bât ngơ vi hôi nao chi nghe ca cơm sinh sông ơ biên chư chưa nghe ca cơm nươc ngot. Trăm nghe không băng môt thây, tôi đa đi trưc tiêp đên long hô đê tim hiêu ba con lam ca cơm va co mua môt it đem vê nâu ăn. Kê tư đo, tôi băt đâu thich mon ca cơm va hê co dip vê Hiêu Liêm la tôi đêu ghe ra bơ hô mua môi thư môt it (ca cơm, ca kim...) đem vê ăn", anh Hung kê.
Lân khac co măt tai bên ca Phu Cương tư sang sơm (thuôc xa Phu Cương, huyên Đinh Quan), chung tôi ghi nhân không khi nhôn nhip mua ban thuy san nơi đây. Luc nay, các ghe, xuồng đánh bắt cá lũ lượt kéo nhau vào bờ cùng với những sọt cá tươi sống, nặng trĩu. Sau khi vac cac sot ca cơm năng tư dươi ghe lên cân ban cho thương lai, vơ chông chị Lê Thị Nghia ngôi nghi ngơi.
"Để thu được số cá đó, chung tôi phai ra khơi từ chiều tôi hôm trước va phai thức thâu đêm giữa hồ, chong đèn và lao động liền tay chư không nghi ngơi", chi Nghia bôc bach.
Còn ngư dân Bùi Ngọc Hậu (ngươi co kinh nghiêm hơn 10 năm đanh băt ca cơm) cho biêt thêm, luc trươc, ca cơm ơ hô Tri An rât nhiêu, trong khi sô ngươi đanh băt it nên san lương ca kiêm đươc môi đêm rât nhiêu; con mây năm trơ lai đây, sô ngươi đanh băt ngay cang tăng khiên lương ca cơm co giam đi.
Tuy nhiên, dù lượng cá thu về không nhiều hơn trước, nhưng giá bán mấy năm trở lại đây cao hơn (gia ca cơm tươi trung binh tư 10.000 - 15.000 đông/kg; co thơi điêm tăng lên hơn 20.000 đông/kg) nên đủ để ba con trang trải cuộc sống. "Mấy ngày hôm nay, thời tiết phù hợp cho ngư dân đánh bắt cá cơm nên ai cũng được từ 60 - 70kg/đêm. Riêng gia đình tôi may măn găp đươc luông ca cơm nên bắt được trên 80 kg/đêm, sau khi trư moi chi phi con lời được 600.000 đồng", anh Hâu noi.
Thiên nhiên ưu đai
Theo Phó hạt trưởng Hạt kiểm lâm Khu bao tôn Thiên nhiên - văn hoa Đông Nai (Khu bao tôn) Nguyễn Hữu Phước, do khi hâu, nguôn nươc thiên nhiên thuân lơi đa giup cho loai ca cơm sinh trương nhiêu ơ hô Tri An nên viêc ngư dân khai thac đanh băt thuy san diên ra quanh năm. Tuy nhiên, vao đâu mua mưa, nươc tư thương nguôn đô xuông hô nhiêu va đuc, khiên san lương đanh băt ca cơm it hơn.
Để bắt loài cá này, ngư dân phải dùng nhiều cách như: lưới kéo khơi, lưới rê (hay con goi lươi giăng) và vó co găn đèn chiêu sang...; thời gian bắt đầu từ 7 giờ tối đến khoảng 3 - 4 giờ sáng hôm sau. Cá cơm có thói quen khi nhìn thấy ánh sáng thì sẽ bơi đến để tìm thức ăn, nên ngư dân dùng đèn led đặt trên phao xốp (trước đây dùng đèn măng sông) rồi thả xuống mặt nước để "dụ" cá cơm.
Khach mua ca cơm khô ơ hô Tri An. Ảnh nhỏ: Môi kg ca cơm khô đươc ban vơi gia 120.000 đông
Hiên trên hô co trên 100 ghe chuyên băt ca cơm; môi ghe đanh băt trung binh tư 70 - 80kg ca/đêm. Nhơ san lương ca dôi dao đa tao nguôn thu nhâp ôn đinh cho ba con ngư dân. "Khu bao tôn khuyên khich ba con khai thac loai ca nay nhưng vơi điêu kiên la sư dung cac ngư cu ma phap luât cho phep. Con đôi vơi nhưng trương hơp cô tinh sư dung cac ngư cu nghiêm câm, nêu phat hiên thi se bi xư ly nghiêm theo quy đinh", ông Phươc noi.
Can bô Khu bao tôn Vo Quan Trung cho biêt thêm, được thiên nhiên ưu đãi, kết hợp với hồ có nhiều eo ngách, các chi lưu, các vực, suối..., hô Tri An tạo điều kiện tốt cho nhiều loài cá thích nghi và phát triển (trong đo co loai ca cơm nươc ngot). Hiên co trên 130 loài cá đặc hữu ơ hô; trong đo co môt sô loài cá có giá trị kinh tế cao, như: cá lăng, cá leo, cá chép, cá lóc, cá trèn, cá kìm, cá mè vinh, cá mè hoa, cá trạch; môt sô loài cá quý hiếm trong sách đỏ Việt Nam: cá ét mọi, cá còm, cá trèn bầu, cá sơn đài, cá trà sóc, cá chiên, cá ngựa xám...
Thơi gian qua, Khu bảo tồn đa phối hợp với các ban, ngành chức năng, chinh quyên đia phương triên khai thưc hiên nhiêu phương án bảo vệ khu vực quý giá này. Cu thê, đơn vi chu đông xây dựng quy chế phối hợp quản lý, bảo vệ hồ; thực hiện ra soát lại hoạt động tất cả các ngành nghề khai thác, đánh bắt, tác động của các loại ngư cụ tới nguồn lợi thủy sản và đa dạng sinh học làm cơ sở cho việc xây dựng quy hoạch trong tương lai; xây dựng các chế tài trong việc quản lý, bảo vệ và khai thác bền vững vùng đất ngập nước hồ Trị An.
Bên canh đo, mỗi năm, Khu bảo tồn con thả hơn 2 triệu con cá giống các loại có giá trị kinh tế vào hồ Trị An nhăm góp phần bảo tồn, khôi phục và phát triển một số loài cá bản địa; phục tráng giống đặc sản địa phương, đảm bảo tài nguyên thủy sản phát triển bền vững; góp phần ổn định, phát triển nguồn lợi thủy sản, cải thiện đời sống cho ngư dân tham gia khai thác thủy sản trên hồ.
Theo Thành Nhân (Báo Lao động Đồng Nai)
Lớp học kỳ lạ: Xóa mù chữ cho Việt Kiều tuổi 70 trên lòng hồ Trị An Gần 2 tháng nay, trên lòng hồ Trị An (tỉnh Đồng Nai) bỗng xuất hiện một lớp học đặt biệt: Lớp xóa mù chữ cho những Việt kiều lớn tuổi. Theo thanh niên