Trứng mỏng
Anh hơn em 11 tuổi, các bạn em thì bảo sao em dại thế đi lấy chồng già, người lớn thì bảo em may mắn vì lấy được anh chín chắn chỉn chu sẽ lo được hết cho em.
Ngày cưới, em nhỏ bé hạnh phúc nép sau anh trong sự ngưỡng mộ của các bạn. Cưới xong, em về ở căn biệt thự ở Văn Quán anh đã chuẩn bị sẵn, và em nghiễm nhiên về công ty anh làm việc, trong khi bọn bạn vẫn đang chạy vạy xin việc, chật vật lo trả tiền thuê nhà. Em tưởng cuộc sống của mình toàn là màu hồng, và em là cô công chúa nhỏ trong lâu đài của anh mãi mãi…
Em nhỏ bé, nhút nhát bao nhiêu thì anh lại to lớn và mạnh mẽ bấy nhiêu. Em được thể càng lấy đó để dựa dẫm vào anh.
Em đi làm ở công ty, có chuyện gì anh cũng biết. Bạn cùng phòng chê cái áo em mặc lòe loẹt, anh cũng biết. Anh bảo vệ sơ ý làm đổ xe vào chân của em, dù em không bị làm sao, anh cũng biết. Em làm sai, chị trưởng phòng mắng em, anh cũng biết. Anh nói bóng gió bạn cùng phòng em, anh gọi anh bảo vệ lên nhắc nhở, gọi chị trưởng phòng lên mắng… để bây giờ cả công ty ai nhìn thấy em cũng muốn tránh. Ai cũng miễn cưỡng, chẳng ai vô tư vui vẻ nhỏ to buôn dưa lê với em, chẳng ai thân mật trêu đùa với em như trước nữa.
Video đang HOT
Em về ngoại vào lúc cả nhà đang vào mùa gặt, muốn giúp cả nhà nên lăng xăng ra đồng, anh vội chặn lại, tìm đủ lý do cản em. Cả nhà đang bận rộn thu hoạch mùa, mà suốt 2 ngày anh không để cho em làm bất cứ việc gì cả, phơi thóc anh bảo rặm, phơi rơm anh bảo nắng… Các dì ồ à bảo, “ra giờ nó đã là người thành phố”.
Bà nội từ Quảng Bình ra thăm cháu, chả kịp rửa tay ào vào bế cu Tôm, anh giật ngay lại làm bà phật ý. “Ngày xưa tôi nuôi anh, vừa đi cấy về lấm lem vẫn vạch ti cho anh bú đấy có sao đâu”.
Anh không cho Tôm được nghịch đất, được phơi nắng… Bọn trẻ con nô nhau xô đẩy xước xát tí xíu là anh la mắng. Một lần, hai lần… rồi trẻ hàng xóm chả đứa nào muốn chơi với Tôm nữa. Ai hắt xì hơi, ho một tiếng là anh bảo Tôm phải tránh thật xa, cứ như con vi khuẩn chỉ chờ Tôm đến để ăn thịt. Về quê, anh không cho Tôm đi đâu, vì sợ côn trùng cắn. Họ hàng ở quê ra chơi, ai cũng phải nhìn trước ngó sau mới dám thơm Tôm một cái. Chỉ tội cu Tôm không hiểu hỏi bà nội: “Bà không yêu Tôm phải không?”. Hôm đưa Tôm đi công viên chơi, thấy bà lão nhặt ve chai, Tôm chun mũi lại, chạy thật nhanh qua chỗ đó. Mẹ hỏi sao Tôm làm vậy, Tôm bảo bố dặn phải tránh không sẽ bị lây bệnh. Mẹ lại hỏi Tôm thế sau này bố mẹ già và bị bệnh Tôm có sợ không? Tôm bảo thế thì con sẽ không lại gần bố mẹ đâu, vì bố mẹ sẽ truyền bệnh cho Tôm. Mẹ quay sang nhìn bố, chắc bố cũng hiểu mẹ đang muốn nói gì…
Theo VNE
Hà Nội: Đầu năm bị "chặt" 120.000 đồng/bát bún
Sau khi lễ lạt xong, cả gia đình ra quán bún ngay bên cạnh phủ Tây Hồ ăn bún bò. Ăn xong đến lúc trả tiền chị mới ngã ngửa khi nhìn hóa đơn tính tiền kê tới 1,2 triệu đồng cho 10 bát bún, tương đương 120.000 đồng/bát.
Đầu năm nhiều hàng quán xung quanh phủ Tây Hồ ra sức hét giá (ảnh minh họa: NLĐ)
Từ xưa người Việt vẫn quan niệm "Tháng giêng là tháng ăn chơi" nhưng giờ đây nhiều người lại ví von Tháng Giêng là tháng chặt chém bởi hễ đi đâu, mua gì là bị chặt chém.
Ghi nhận tại các chùa Bái Đính (Ninh Bình), chùa Hương, Phủ Tây Hồ, chùa Phúc Khánh (Hà Nội)...những ngày đầu năm giá các mặt hàng nước uống, bún phở... tăng gấp đôi, gấp ba so với ngày thường. Trong khi đó, các bãi trông xe tự phát thì tự động nâng giá lên 20.000 - 50.000 đồng/xe (ngày thường là 5.000 - 10.000 đồng/xe).
Ngày đầu năm, cả đại gia đình nhà chị Lê Huyền (Hàng Chuối, Hà Nội) đi lễ ở Phủ Tây Hồ cầu an đầu năm. Sau khi lễ lạt xong, cả gia đình ra quán bún ngay bên cạnh phủ Tây Hồ ăn bún bò. Ăn xong đến lúc trả tiền chị mới ngã ngửa khi nhìn hóa đơn tính tiền kê tới 1,2 triệu đồng cho 10 bát bún, tương đương 120.000 đồng/bát.
"Giá tiền quá đắt khiến tôi sốc và hỏi lại 2 lần nhưng bà chủ vẫn khẳng định tính đúng, không còn cách nào khác tôi trả tiền rồi ra đi thẳng và tự nhủ không bao giờ quay lại", chị Huyền tâm sự.
Tuy nhiên, đâu chỉ riêng các hàng ăn quanh các chùa chiền mà ngay cả các hàng quán ăn trong các ngõ, phố, thậm chí cả các gánh ăn hàng rong cũng đều tự động nâng giá bán. Đặc biệt là các quán bún ốc, bún riêu (những món mà người Hà Nội vẫn ưa dùng sau mấy ngày Tết đã ngán với bánh chưng, thịt mỡ) đều tăng giá từ 30 - 50 %, một số quán còn thẳng tay tăng gấp đôi, gấp 3 so với ngày thường.
Trên facebook, một thành viên tên Tuấn Anh bức xúc viết: "Mới đầu năm ăn phở đã bị chặt chém, giá gấp đôi ngày thường". Theo đó, bình thường ăn bát bún bò cũng chỉ 30.000 đồng nhưng anh phải trả tới 70.000 đồng. Bức xúc quá, anh tuyên bố cạch mặt luôn quán phở gần nhà mặc dù thường xuyên ăn phở sáng tại đây.
Không chỉ hàng ăn, các dịch vụ như đánh giày cũng được dịp làm giá. Anh Nguyễn Ngọc Khánh ở (Văn Quán, Hà Đông) cho biết, hôm mùng 10, ra cafe ở đầu hồ Văn Quán, gọi đánh giày mà bị "chém đẹp" tới 50.000 đồng/đôi, gấp 5 lần ngày thường. Thắc mắc thì được giải thích là đầu năm ít người đi đánh giày nên nâng giá...
Hướng Dương
Theo Dantri
Mỹ sẽ trang bị Google Glass cho cảnh sát Cảnh sát New York (NYPD) đang thử nghiệm chiếc kính thông minh của Google vào công việc thường ngày của họ, thông báo hôm qua, 5/2 của NYPD cho hay. Thành phố New York đã mua "một vài" chiếc Google Glass và đang thử nghiệm xem liệu rằng thiết bị này có hữu ích để trở thành một công cụ điều tra hay...