Trúng loạt dự án ở Quảng Trị, MCD Việt Nam của ai, lớn cỡ nào?
Dù chỉ vỏn vẹn 4 năm tuổi, MCD Việt Nam đã là chủ đầu tư (hoặc đề xuất thực hiện) nhiều dự án lớn trên cả nước, đặc biệt tại Quảng Trị.
Khu nhà xưởng và văn phòng Trung Khởi – Quán Ngang. Ảnh: Ngọc Tân.
Là một tỉnh ven biển thuộc vùng Bắc Trung Bộ, miền Trung Việt Nam, Quảng Trị được đánh giá là giao điểm các huyết mạch giao thông quan trọng như: Quốc lộ 9 nằm trên tuyến Hành lang Kinh tế Đông – Tây (EWEC), Quốc lộ 1A chạy xuyên qua tỉnh, tuyến đường sắt Bắc Nam nối các tỉnh miền Trung; Quảng Trị có lợi thế về cửa khẩu, cảng biển… là những điều kiện hết sức quan trọng để mở rộng giao thương, phát triển kinh tế, thương mại, dịch vụ, du lịch….
Vì lẽ đó, tỉnh Quảng Trị hội tụ nhiều yếu tố thuận lợi để thu hút vốn đầu tư ở trong và ngoài nước. Có thể thấy, chỉ trong nửa đầu năm 2022, nhiều nhà đầu tư đã đề xuất khảo sát, nghiên cứu đầu tư các dự án mới như: BB Group, BĐS Capella, Đầu tư Hacom Holding, thép Vina Roma Quảng Trị …
Ngoài những cái tên kể trên, sẽ là thiếu sót nếu không nhắc tới nhóm CTCP Xây dựng Năng lượng MCD Việt Nam .
CTCP Xây dựng Năng lượng MCD Việt Nam là hạt nhân chính trong nhóm các doanh nghiệp thành viên của bộ đôi doanh nhân Nguyễn Hữu Mến, Dương Minh Đức. Theo tìm hiểu, MCD Việt Nam thành lập tháng 12/2018, vốn điều lệ 300 tỷ đồng, cơ cấu cổ đông gồm: Nguyễn Thị Phan Chanh (5%), Dương Minh Đức (5%), Nguyễn Hữu Mến (90%). Ngoài vai trò cổ đông, ông Dương Minh Đức (SN 1983) còn là Tổng Giám đốc, kiêm Người đại diện theo pháp luật công ty.
Dù chỉ vỏn vẹn 4 năm tuổi, MCD Việt Nam là chủ đầu tư (hoặc đề xuất thực hiện) nhiều dự án lớn tại tỉnh Quảng Trị.
Cụ thể, hồi tháng 10/2021, MCD Việt Nam đề xuất xây dựng Bệnh viện Quốc tế Đồng Quang (TP. Đông Hà) và dự án Khu đô thị Đồng Quang (Khu nhà ở kết hợp thương mại dịch vụ).
Trong đó, dự án Bệnh viện Quốc tế Đồng Quang dự kiến nằm trong khuôn viên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị với diện tích khoảng 4ha; quy mô 300 giường bệnh, diện tích sàn 27.000m2, gồm nhà 5 tầng, hệ thống xử lý rác thải, nước thải và các công trình hạ tầng kỹ thuật với tổng mức đầu tư hơn 473 tỷ đồng. Thời gian thực hiện gồm 2 giai đoạn: giai đoạn 1 từ quý IV/2020 đến quý I/2022 sẽ đưa vào khai thác giai đoạn 1; giai đoạn 2 từ quý I/2023 đến quý I/2024 hoàn thành công trình đưa vào sử dụng.
Đối với dự án Khu đô thị Đồng Quang (Khu nhà ở kết hợp thương mại dịch vụ) có tổng diện tích khoảng 1,4ha. Tổng mức đầu tư dự án trên 154 tỷ đồng. Dự kiến quý I/2023 sẽ hoàn thành đưa vào sử dụng.
Không những thế, MCD Việt Nam còn đề xuất thực hiện dự án Nhà máy điện mặt trời Hải Dương – Hải Lăng (huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị), với quy mô công suất 80MWp, dự kiến quy mô khoảng 62,6ha, tổng mức đầu tư 1.346,9 tỷ đồng; tiến độ thực hiện từ 2019 – 2020.
Theo tìm hiểu, MCD Việt Nam vào ngày 26/9/2019 được UBND tỉnh Quảng Trị đồng ý chủ trương cho khảo sát, nghiên cứu lập hồ sơ đề xuất bổ sung quy hoạch dự án điện mặt trời. 2 tháng sau, Sở Công thương đã có văn bản số 1720/SCT-QLNL ngày 7/11/2019 “kính đề nghị UBND tỉnh có văn bản gửi Bộ Công thương thẩm định, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt bổ sung dự án vào Quy hoạch phát triển điện lực”.
Bên cạnh đó, MCD Việt Nam được biết đến là chủ đầu tư dự án nuôi tôm công nghệ tại (tỉnh Kiên Giang) với sản lượng 1.500 tấn/năm, diện tích 50,5 ha, tổng vốn đầu tư 440 tỷ đồng. Tiến độ thực hiện dự án từ tháng 10/2019 đến tháng 6/2022.
Tại An Giang, MCD Việt Nam từng có ý định đầu tư nhà máy điện mặt trời tại hồ Soài Chek (xã Núi Tôn, Tri Tôn). Tuy nhiên, dự án không được chấp thuận đầu tư do đây là vùng đồng bào dân tộc đang sinh sống, canh tác nông nghiệp, là vùng đệm của huyện.
Video đang HOT
Dù vậy, khu công nghiệp mới là lĩnh vực trọng điểm của nhóm MCD Việt Nam, với pháp nhân thành viên là CTCP Trung Khởi (thành lập tháng 3/2020). Dữ liệu cho thấy các cổ đông sáng lập Trung Khởi gồm: MCD Việt Nam (5%), Nguyễn Hữu Mến (50%), Dương Minh Đức (40%) và ông Mai Tuấn Hà (5%). Sau đó, Trung Khởi tăng vốn lên 815 tỷ đồng, tỷ lệ sở hữu của các cổ đông không đổi. Tuy vậy, đến tháng 12/2021, vốn điều lệ công ty giảm xuống 645 tỷ đồng.
Hồi tháng 3/2021, Trung Khởi được chấp thuận làm chủ đầu tư dự án Khu công nghiệp đa ngành Triệu Phú (xã Triệu Trạch, xã Triệu Sơn và xã Triệu Lăng, huyện Triệu Phong). Quy mô dự án là 528,97 ha, tổng vốn đầu tư 4.533,61 tỷ. Trong đó, vốn góp của Trung Khởi là 680,1 tỷ đồng.
Đây cũng là dự án có diện tích và tổng vốn đầu tư lớn nhất của Trung Khởi nói riêng và nhóm MCD Việt Nam nói chung.
Trung Khởi còn là chủ đầu tư Khu nhà xưởng và văn phòng Trung Khởi – Quán Ngang tại Khu công nghiệp Quán Ngang (huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị). Dự án có quy mô 28,89ha, tổng vốn đầu tư hơn 461 tỷ đồng; chủ dự án Khu nhà xưởng và Văn phòng Trung Khởi – Hải Lệ (xã Hải Lệ, tỉnh Quảng Trị), quy mô 54.259m2, thời hạn thuê đất đến ngày 03/8/2070.
Ngoài ra, hồi tháng 2/2021, pháp nhân khác thuộc nhóm MCD Việt Nam là CTCP Tiến Trung Quảng Trị (thành lập vào tháng 4/2020) đã xin đầu tư dự án Xây dựng, phát triển và kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp vùng Đông Vĩnh Linh, tổng vốn đầu tư 180 tỷ đồng.
Tuy nhiên, vào tháng 3/2021, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Trị có ý kiến rằng Tiến Trung Quảng Trị chưa đăng ký ngành nghề kinh doanh liên quan xây dựng và kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp.
Tại văn bản số 0601 ngày 6/1/2021 của Tiến Trung Quảng Trị cho hay công ty được thành lập trên cơ sở công ty thực hiện dự án (công ty con) thuộc MCD Việt Nam. Ngày 11/1/2021, MCD Việt Nam có văn bản số 67 ngày 11/1/2021 khẳng định cam kết hỗ trợ đầy đủ vốn đầu tư dự án và đảm bảo đủ năng lực kinh nghiệm cho Tiến Trung Quảng Trị thực hiện dự án.
Tuy vậy, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Trị cho biết các cổ đông sáng lập Tiến Trung Quảng Trị bao gồm: CTCP Đầu tư Sâm Cầm – công ty con của MCD Việt Nam (50%), Nguyễn Hữu Mến (45%) và Mai Tuấn Hà (5%). Căn cứ theo Luật Doanh nghiệp, Sở cho rằng chưa thể chứng minh Tiến Trung là công ty con MCD Việt Nam.
Về phía CTCP Đầu tư Sâm Cầm (thành lập tháng 1/2019), đơn vị này vào tháng 7/2020 được UBND tỉnh Quảng Trị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Khu du lịch sinh thái và Nghỉ dưỡng hồ Ái Tử, quy mô 70ha, tổng vốn đầu tư 377 tỷ đồng.
Trên địa bàn tỉnh An Giang, Đầu tư Sâm Cầm đã đăng ký đầu tư kinh doanh nhà xưởng, văn phòng điều hành tại Khu công nghiệp Bình Hòa.
Ngoài các dự án kể trên, bộ 3 Nguyễn Hữu Mến, Dương Minh Đức, Nguyễn Thị Phan Chanh còn đồng hành tại CTCP Điện An Cư (thành lập tháng 1/2019). Trong đó, ông Mến là đại diện cho CTCP Năng lượng và Thương mại VIFA góp 99% vốn; trong khi ông Dương Minh Đức và bà Nguyễn Thị Phan Chanh cùng nắm tỷ lệ 0,5%.
CTCP Năng lượng và Thương mại VIFA cũng là một tay chơi trong lĩnh vực năng lượng tái tạo khi đề xuất thực hiện dự án đầu tư điện năng lượng mặt trời Vĩnh Trung tại huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang (hồi tháng 10/2017), công suất 49,6MWp; xin phê duyệt bổ sung quy hoạch dự án Nhà máy điện mặt trời Mỹ Châu tại tỉnh Bình Định vào Quy hoạch phát triển điện lực (tháng 1/2020); đề xuất đầu tư dự án Nhà máy Điện gió D’Ran (xã Trạm Hành, Đà Lạt), diện tích 60ha, tổng mức vốn đăng ký đầu tư khoảng 1.050 tỷ đồng.
Tình hình tài chính của nhóm MCD Việt Nam
Về kết quả kinh doanh, MCD Việt Nam trong năm 2020 đạt 286,6 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 200,4% so với năm trước. Trừ đi các chi phí, công ty báo lãi 5,1 tỷ đồng, tăng gần 496,5%.
Trên bảng cân đối kế toán, tổng tài sản công ty tại ngày 31/12/2020 đạt 709,5 tỷ đồng, tăng gần 74,5%. Cấu thành chủ yếu tổng nguồn vốn của MCD Việt Nam là nợ phải trả 403,5 tỷ đồng (chiếm gần 57%), vốn chủ sở hữu 306 tỷ đồng.
Đáng chú ý, so với năm 2019, nợ phải trả công ty đã tăng gấp 3,8 lần.
Dữ liệu Nhadautu.vn cho thấy các công ty liên hệ đến MCD Việt Nam trong năm 2019 đều không phát sinh doanh thu và lỗ thuần. Cụ thể, Công ty TNHH Việt Hưng TTC Hà Nội lỗ thuần 3,4 triệu đồng; CTCP Đầu tư Sâm Cầm lỗ 9,4 triệu và Công ty TNHH Đầu tư Nhĩ Nguyên lỗ gần 4,6 triệu.
Liên kết phát triển du lịch giữa Hà Nội, TP.HCM và vùng Bắc Trung Bộ
Bên cạnh việc liên kết nội vùng, 6 tỉnh Bắc Trung Bộ mở rộng cần liên kết hợp tác phát triển du lịch với những địa phương trọng điểm, phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù.
Đại diện 29 doanh nghiệp ký kết hợp tác phát triển du lịch. (Ảnh: Văn Tý/TTXVN)
Chiều 1/7, tại Nghệ An, Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ An, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội cùng phối hợp với Ủy ban Nhân dân các tỉnh: Ninh Bình, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị tổ chức Diễn đàn liên kết phát triển du lịch giữa thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và vùng Bắc Trung Bộ mở rộng năm 2022 với chủ đề "Hội tụ tinh hoa-Nâng tầm điểm đến."
Diễn đàn thu hút sự tham gia của hơn 500 đại biểu đến từ các bộ, ban, ngành, hiệp hội, tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp du lịch trong nước và quốc tế; các chuyên gia cũng như các cơ quan báo chí truyền thông trong và ngoài nước.
Liên kết phát triển du lịch bền vững
Diễn đàn nằm trong chuỗi liên kết vùng do Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất nhằm kết nối du lịch giữa Vùng du lịch Bắc Trung Bộ với thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, phát huy tiềm năng, lợi thế về giá trị tài nguyên du lịch của mỗi địa phương; tạo cơ sở tiền đề cho việc hình thành, khai thác các sản phẩm du lịch liên tỉnh, liên vùng, góp phần kích cầu thị trường du lịch; từng bước khẳng định dấu ấn, bản sắc của du lịch Việt Nam trên bản đồ du lịch quốc tế.
Phát biểu chào mừng diễn đàn, Phó Bí thư, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ An Nguyễn Đức Trung khẳng định để hoạt động du lịch được phục hồi bền vững, Diễn đàn liên kết phát triển du lịch là sự kiện đánh dấu bước ngoặt quan trọng, toàn diện trong quan hệ hợp tác giữa thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, trong đó tỉnh Nghệ An đóng vai trò là trung tâm kết nối du lịch vùng Bắc Trung Bộ, nhằm thu hút khách du lịch đến vùng Bắc Trung Bộ.
Bên cạnh việc liên kết nội vùng, 6 tỉnh Bắc Trung Bộ mở rộng cần liên kết hợp tác phát triển du lịch với những địa phương trọng điểm, trung tâm du lịch của cả nước như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, nhằm nâng cao năng lực, chất lượng nguồn nhân lực, phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù có lợi thế cạnh tranh, kêu gọi các nguồn lực đầu tư, thu hút du khách đến với địa phương.
Tại diễn đàn, các đại biểu đã tập trung thảo luận về giải pháp đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả hoạt động hợp tác, liên kết phát triển du lịch bền vững và kích cầu du lịch nội địa giữa thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Bắc Trung Bộ; ký kết thỏa thuận hợp tác liên kết phát triển du lịch giữa thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Bắc Trung Bộ mở rộng giai đoạn 2022-2025 và Kế hoạch triển khai các hoạt động liên kết giai đoạn 2022-2023; thỏa thuận hợp tác phát triển du lịch giữa các doanh nghiệp du lịch của thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố.
Việc liên kết du lịch của các địa phương trong vùng có hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào nỗ lực phát triển năng lực, nội lực của từng địa phương, từ đó tạo nên sức mạnh lớn của chuỗi liên kết du lịch vùng.
Vì vậy, để phát huy nội lực vùng và thu hút đầu tư để đưa du lịch thành động lực tăng trưởng kinh tế, Phó Tổng Giám đốc điều hành Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn Trương Đức Hùng nêu ý kiến trên cơ sở hình thành, phát triển sản phẩm đặc trưng địa phương, cần đẩy mạnh liên kết các tỉnh trong vùng để tạo thành các cụm sản phẩm mạnh, tạo thành điểm đến liên vùng, các sản phẩm chuyên đề, như: du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch biển; liên kết các ngành như đường sắt, hàng không, nông nghiệp, thủy sản... để tạo ra các gói sản phẩm chung hấp dẫn.
Đồng thời, cần có chính sách thúc đẩy đầu tư kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng kết nối các khu điểm du lịch của vùng như hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, cảng biển, cảng hàng không, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch có chất lượng cao, đồng bộ như cơ sở lưu trú, vui chơi giải trí- thể thao, phương tiện vận chuyển, các cơ sở dịch vụ du lịch khác.
Ông Trương Đức Hùng cũng đề nghị cần có chương trình đào tạo thống nhất, đồng bộ tăng cường năng lực cho cán bộ quản lý các địa phương; đào tạo nghề, ngoại ngữ cho lao động trong ngành du lịch, nâng cao nhận thức, đào tạo, tập huấn cho cộng đồng tham gia hoạt động du lịch giữa các địa phương trong vùng, nhằm đảm bảo mặt bằng chất lượng dịch vụ; tiếp tục hoàn thiện các chương trình hợp tác, liên kết trong đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch chuyên nghiệp, chất lượng, đảm bảo tiêu chuẩn nghề quốc gia và khu vực.
Nhiều ý kiến cũng cho rằng sản phẩm du lịch hấp dẫn luôn là yếu tố then chốt trong việc tạo dấu ấn và thu hút khách du lịch. Bởi vậy, vai trò của địa phương cũng như doanh nghiệp chính là xây dựng các sản phẩm du lịch liên kết vùng để sản phẩm đó vừa có tính thống nhất chung lại vừa giữ được bản sắc riêng của từng địa phương.
Song song với đó, viêc quảng bá điểm đến và hợp tác với các công ty lữ hành, các hãng hàng không để cung cấp cho du khách các gói du lịch cũng cần được đẩy mạnh trên mọi nền tảng truyền thông.
Phát triển sản phẩm mới, làm mới các sản phẩm hiện có
Năm 2022, mục tiêu Việt Nam đón 65 triệu lượt khách, trong đó có 5 triệu lượt khách quốc tế; 60 triệu khách nội địa, tổng thu từ ngành du lịch ước đạt 400.000 tỷ đồng.
Toàn ngành du lịch xác định các nhiệm vụ trọng tâm giai đoạn này sẽ bao gồm: phát triển sản phẩm mới, làm mới các sản phẩm hiện có phù hợp với yêu cầu của thị trường, triển khai các biện pháp kích cầu du lịch, tập trung nguồn lực vào hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch; xây dựng liên kết, hợp tác với các địa phương trong cụm, vùng, giữa các doanh nghiệp, hiệp hội, địa phương, đối tác; phát triển nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng dịch vụ; ứng dụng khoa học-công nghệ trong du lịch, chú trọng thu hút đầu tư cho du lịch.
Đánh giá cao tinh thần chủ động triển khai, mở rộng liên kết giữa các địa phương vùng Bắc Trung Bộ với hai trọng điểm du lịch, đầu mối phân phối khách lớn nhất cả nước là thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đoàn Văn Việt nhấn mạnh quy hoạch tổng thể du lịch Bắc Trung Bộ đã định hướng các sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng là tập trung phát triển du lịch tham quan nghiên cứu di sản thế giới và văn hóa-lịch sử; liên kết, hợp tác nội vùng, liên vùng và quốc tế là nội dung quan trọng, xuyên suốt đối với phát triển du lịch Bắc Trung Bộ.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị các địa phương trong liên kết cần chú trọng việc xây dựng nội dung phối hợp cụ thể, căn cứ từ tiềm năng, tài nguyên du lịch để định vị sản phẩm du lịch đặc sắc của vùng nhằm tạo sức hút, ấn tượng về vùng Bắc Trung Bộ đối với du khách.
Cùng với đó, các địa phương nghiên cứu xây dựng hình ảnh chung để quảng bá bản sắc, thương hiệu riêng có của vùng; xây dựng cơ chế, chính sách hợp lý, phù hợp với tình hình phát triển để tăng cường năng lực bộ máy, hoạt động xúc tiến quảng bá, đẩy mạnh liên kết giữa các địa phương trong vùng cùng với Tổng cục Du lịch, Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch triển khai các chương trình xúc tiến quảng bá du lịch quốc gia và của vùng hướng tới các thị trường khách quốc tế mục tiêu cần khai thác.
Các địa phương cũng cần tăng cường liên kết ứng dụng khoa học công nghệ giữa các địa phương trong vùng; nghiên cứu, áp dụng công nghệ sử dụng năng lượng tái tạo, năng lượng sạch trong các doanh nghiệp du lịch ở vùng Bắc Trung Bộ; ứng dụng công nghệ số trong phát triển sản phẩm cũng như xúc tiến, quảng bá du lịch.
Các đại biểu, doanh nghiệp tham quan các gian hàng triển lãm tại Diễn đàn. (Ảnh: Văn Tý/TTXVN)
Liên kết giữa vùng Bắc Trung Bộ với hai trung tâm du lịch lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh không chỉ nhằm trao đổi nguồn khách mà còn tạo ra sức hút đầu tư thông qua những cơ chế, chính sách đầu tư trọng điểm, kêu gọi sự tham gia của các nhà đầu tư chiến lược vào lĩnh vực du lịch, góp phần thay đổi diện mạo và từng bước hiện đại hóa, nâng cao chất lượng của hệ thống cơ sở vật chất du lịch cho toàn vùng.
Đại dịch COVID-19 làm thay đổi, dịch chuyển lao động của ngành du lịch. Để chuẩn bị cho giai đoạn phục hồi, phát triển, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch lưu ý các địa phương cần đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch thật tốt. Đây là điều kiện quan trọng để đảm bảo chất lượng sản phẩm của du lịch Việt Nam, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh.
Ngoài ra cần phát huy vai trò kết nối của các Hiệp hội du lịch, các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội trong hoạt động liên kết phát triển du lịch, liên kết, hợp tác xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù của vùng, từ đó hình thành các chương trình du lịch hấp dẫn, thu hút quan tâm, khám phá của khách du lịch trong và ngoài nước.
Kỳ Co Gateway đón sóng đầu tư trên quốc lộ 19B tại Quy Nhơn Sở hữu vị trí mặt tiền quốc lộ 19B - tuyến đường giao thông huyết mạch nối sân bay quốc tế Phù Cát và Khu kinh tế Nhơn Hội, Kỳ Co Gateway được đánh giá nằm trong "tọa độ hấp dẫn" đón sóng đầu tư lớn của thị trường bất động sản khu vực duyên hải miền Trung. Quốc lộ 19B - Huyết...