Trứng kiến “soán ngôi”… Viagra?
Dân sành ẩm thực ưa thích những món ăn chế biến từ trứng kiến không chỉ vì chúng lạ, ngon mà còn để được chinh phục cảm giác của chính mình.
Giới nhà hàng quả khéo biết khơi gợi trào lưu ăn uống khi lăng xê các loại côn trùng đồng nội như dế, bò cạp vào trang món “độc”. Gần đây, trong thực đơn của nhiều nhà hàng, những món ăn được làm từ trứng kiến, kiến bống, nhộng ong rừng… đang trở thành món ăn đặc sản hiếm có, khó tìm. Gần đây, theo quảng cáo của nhiều nhà hàng, các món đặc sản từ trứng kiến có lợi cho sức khoẻ, giảm stress, tăng cường sinh lý… Cũng vì chiêu quảng cáo “bùi tai” này mà cánh mày râu đổ xô đến nhà hàng để thưởng thức món đặc sản trứng kiến với mong muốn… tăng cường sinh lý.
PV Người đưa tin đã tìm đến nhà hàng N.H (Đặng Thai Mai, Hà Nội) để mục sở thị loại đặc sản độc và lạ này. Khi đĩa trứng kiến cuốn lá lốt được mang ra, không thể cưỡng lại mùi thơm PV can đảm gắp thử một miếng, chấm ít muối tiêu chanh, cho vào miệng nhai cấp tốc, nuốt cái ực. Quả thực món đặc sản trứng kiến khá ngon và béo ngậy.
Hiện ở Hà Nội, rất nhiều nhà hàng đã đưa món trứng kiến vào thực đơn món ăn “độc, lạ” của mình. Theo lời kể của Thuỳ Anh- chủ cửa hàng Q.K (Nghi Tàm – Hà Nội), trứng kiến có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như trứng kiến chiên bơ, chiên sốt hành, xào cay, cuốn lá lốt, canh trứng kiến cá giòn, lươn nấu trứng kiến, bánh trứng kiến… Nhiều thực khách đến cửa hàng đã mê mẩn món xôi ở đây bởi vị béo của mỡ hành, bùi bùi của trứng kiến, thơm dẻo của xôi nếp. Giá của các món ăn chế biến từ trứng kiến dao động từ 300-700 nghìn đồng tùy món.
Cùng với độ độc và lạ, các món ăn từ trứng kiến vì thế cũng khá khó khăn để tìm kiếm nguyên liệu. Theo tìm hiểu của PV, đang vào mùa trứng kiến, nhiều thương lái đã cất công buôn trứng kiến từ Phú Thọ, Bắc Giang, Cao Bằng, Yên Bái… về để cung cấp cho các nhà hàng đặc sản ở Hà Nội. Trứng kiến phổ biến có hai loại đen và vàng song trứng kiến vàng ít được sử dụng vì khi chế biến thường có mùi hắc, khó ăn. Kiến đen to, thượng làm tổ ở trên cây (còn gọi là kiến ngạt, kiến gai đen – PV) là loại được ưa chuộng vì chúng rất bùi và ngọt.
Chị Nguyễn Thị Hoa (Thanh Sơn, Phú Thọ) cho biết, mùa trứng kiến bắt đầu từ tháng 3 âm lịch và chỉ kéo dài trong vòng 1, 2 tháng. Hằng năm vào mùa trứng kiến chị lại đi bắt tổ kiến để cung cấp xuống các nhà hàng ở Hà Nội. “Để có được 1kg trứng kiến cũng phải mất đến nửa ngày đi rừng, hôm nào may mắn thì tìm được nhiều tổ thì cũng hơn được mấy kg. Thông thường mỗi tổ kiến to bằng cái mũ cũng chỉ đãi được 1- 2 lạng trứng. Không phải trứng của loại kiến nào cũng có thể ăn được nên người tìm kiếm phải có những cách riêng để phân biệt. Kiến cho trứng lành thường cắn không đau và không độc như các loài kiến khác” – chị Hoa chia sẻ kinh nghiệm.
Nói về quá trình lấy trứng kiến, chị Hoa cho biết, bắt tổ kiến không quá khó khăn nhưng phải có kỹ thuật. Khi tìm thấy tổ kiến cần phải khéo léo đuổi kiến đi, sau đó dùng tay vỗ vỗ cho trứng kiến rụng ra. Để kiến bỏ đi nhanh và không tha theo trứng người ta thường cho thêm lá cây vào chậu. Nói về bí quyết tìm được một tổ kiến ngon và nhiều chất dinh dưỡng, chị Hoa tiết lộ phải lựa được những tổọ có lớp màng trắng liên kết các lá bọc bên ngoài, khi nào lớp màng trắng phủ đều ngoài lá thì trứng bên trong sẽ rất nhiều và ở độ căng tròn mọng sữa”.
Video đang HOT
Theo tìm hiểu của PV, giá trứng kiến dao động từ 250 – 300 nghìn đồng/kg. Trứng kiến bán cho các nhà hàng thì đắt đỏ là vậy, nhưng tại các chợ vùng cao, một cân trứng kiến cũng chỉ tương đương giá một ký thịt lợn ngon. Thế mới biết, đặc sản là… vô giá!
Trứng kiến giảm stress, tăng cường sinh lý
Đặc sản trứng kiến được rao bán tại nhiều chợ vùng cao
TS. Nguyễn Thị Vân Thái, Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương cho biết, các thử nghiệm lâm sàng trên người tiến hành năm 2002 – 2006 cho thấy bệnh nhân sử dụng rượu ngâm trứng kiến gai đen có cải thiện về sức khỏe, thần kinh. Thử nghiệm trên một nhóm người tình nguyện khác cũng cho thấy, trứng kiến gai đen có tác dụng tăng cường năng lượng cho người lao động trí óc, người suy nhược cơ thể, tăng cường chức năng sinh lý, hỗ trợ chứng suy giảm sinh dục của nam giới hay các vấn đề về cơ, xương, khớp, xua tan căng thẳng, mệt mỏi lo âu.
Tuy nhiên, TS. Thái cũng cho rằng, không phải loại trứng kiến nào cũng sử dụng để chế biến thực phẩm được. Trứng kiến thực chất là ấu trùng kiến, chính vì vậy mà tỷ lệ đạm rất cao, nhiều chất bổ, tuy nhiên một số người ăn có thể bị dị ứng. Cũng có những loại trứng kiến độc khi ăn vào sẽ gây hại đến sức khoẻ của con người. Vì thế, trước khi ăn đặc sản, cần tìm hiểu rõ nguồn gốc để tránh rước hoạ vào thân.
Theo Nguoiduatin
Trung Quốc sẽ soán ngôi Mỹ trong khoa học?
Một trong các tiêu chí để đánh giá trình độ khoa học một nước là số lượng những công trình khoa học đăng trên các Tạp chí chuyên môn trên thế giới vốn có những tiêu chuẩn khe khắt. Hiện nay, Trung Quốc là nước đứng thứ hai về số các công trình khoa học được công bố trên các ấn phẩm quốc tế. Dĩ nhiên, ai cũng biết đây là nước đông dân nhất thế giới và gấp 4,3 lần nước Mỹ.
Trung Quốc đang đứng thứ 2 thế giới về số lượng công trình khoa học đăng trên tạp chí quốc tế. Ảnh: Telegraph.
Theo tờ Gazete của Nga, Trung Quốc đã trở thành một cường quốc khoa học đứng thứ hai sau Mỹ. Tấm bản đồ khoa học quốc tế đang thay đổi một cách nhanh chóng, các nước phương Tây đang mất dần vị trí và đang nhường chỗ cho Đông Nam Á, Trung Đông, Bắc Phi... đó là điều được chứng minh qua nghiên cứu thống kê của các chuyên gia Viện Hoàng gia (tức VHLKH) Anh.
Trung Quốc đang nổi lên đứng thứ hai về số bài báo khoa học công bố trên các Tạp chí khoa học thế giới qua những số liệu tổng kết của Hội Hoang gia Anh. Mặc dù trong danh sách đưa ra 10 nước phát triển nhất về cơ bản vẫn là các nước phương Tây, nhưng nói chung, tỷ lệ của các nước này đang giảm đáng kể. Trong khi đó, các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Braxin đang vươn lên mạnh mẽ và đáng chú ý là vai trò của Iran và Thổ Nhĩ Kỳ.
Trung Quốc tạo ra bước đột phá trong các nước tiên tiến của nền khoa học thế giới. Những năm 1999-2003 họ mới đứng thứ 6 (chiếm 4,4% các công trình khoa học trên thế giới) thì nay họ đã đứng thứ hai chỉ sau Mỹ.
Từ năm 2004-2008, 10,2% tổng số bài công bô có tác giả là các nhà khoa học nước CHND Trung Hoa. Họ đứng đầu về khoa học châu Á, một vị trí xưa nay thuộc về Nhật Bản.
Hình dưới đây là tỷ lệ của các nước dẫn đầu về số bài báo đăng trên các Tạp chí khoa học quốc tế trong giai đoạn 1999-2003 (bên trái) và 2004-2008 (bên phải): màu đỏ là Mỹ, màu xám là Nhật, màu xanh lam là Anh, màu lá cây là Đức, màu hồng là Pháp, màu nâu là Trung Quốc, màu lá mạ là Nga, màu vàng là các nước còn lại trên thế giới.
Mỹ vẫn đứng đầu nhưng số bài báo của họ giảm từ 26,4% đến 21,2%. Nhật giảm 2 bậc, từ thứ hai thế giới xuống thứ tư, từ 7,8% xuống 6,1%. Anh giữ nguyên được vị trí thứ ba nhưng cũng giảm tỷ lệ từ 7,1% xuống 6,5%.
Đứng thứ năm là Đức, công bố được 6% tổng số bài báo thế giới, trong khi năm trước là 7%. Pháp cũng nằm vị trí thứ năm song giảm từ 5% xuống 4,4%. Tiếp đó là Canada, Italia, Tây Ban Nha, Ấn Độ.
Ông Chris Llewellin Smith, người đứng đầu công trình nghiên cứu thông kê của Hội Hoàng gia Anh nói: "Thế giới khoa học đang thay đổi, trên sân khấu đang xuất hiện nhanh chóng các diễn viên mới. Ấn tượng nhất là sự vượt lên của Trung Quốc, nhưng sau lưng nhân vật này, chúng ta đã thấy bóng dáng của Đông Nam Á, Trung Đông và Bắc Phi".
Ông nhận xét: "Sự tăng cường hợp tác quốc tế về khoa học trong thế giới hiện đại là một khuynh hướng rất tốt, cho phép chúng ta gặp gỡ nhau trong sân khấu toàn cầu ngày mai".
Nghiên cứu một lần nữa khẳng định rằng, chẳng một quốc gia nào đã từng thống trị trong lịch sử lại có thể tự cho phép mình ngủ yên trên vòng nguyệt quế, giữ mãi vị thế đứng đầu trong khoa học.
Kết quả đáng chú ý nhất sau ranh giới của 10 nước đầu tiên phải kể đến Thổ Nhĩ Kỳ. Tốc độ phát triển của họ còn nhanh hơn cả Trung Quốc. Số các bài báo của Thổ Nhĩ Kỳ tăng tới 4 lần trong thời gian từ 1999 đến 2008. Những tiến bộ của Iran cũng thực sự bất ngờ. Số các bài báo được đăng của nước này tăng từ 736 năm 1996 lên đến 13.238 năm 2008.
Trên nền những thành tựu khoa học của các nước phát triển, vị trí của LB Nga đang xấu đi. Trong khoảng thời gian phân tích, Nga đã mất đi 24% về tỷ lệ những sản phẩm khoa học của mình, trong số 10 nước khoa học phát triển nhất và phải nhường chỗ cho Ấn Độ.
Theo VietNamNet
Windows Phone soán ngôi iPhone vào năm... 2015 Nhờ vào Lumia 900, Windows Phone sẽ chiếm 17% thị phần smartphone thế giới năm 2015, vượt qua Apple iPhone và đứng thứ hai sau smartphone Android. Đây là quan điểm của các chuyên gia tới từ hãng nghiên cứu thị trường HIS (trước đây là iSuppli), những người từng công bố Windows Phone chỉ chiếm 1,9% thị phần smartphone toàn cầu năm...