Trùng Khánh – điểm đến du lịch hấp dẫn
Trùng Khánh được gọi là “Xứ sở thần tiên” trong tuyến phía Đông của Công viên địa chất (CVĐC) Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng bởi lẽ được đất trời ban tặng cho nơi đây cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, cùng với bản sắc văn hóa độc đáo, sản vật nổi tiếng.
Với tiềm năng, thế mạnh riêng, huyện đang nỗ lực, tích cực triển khai phát triển du lịch để đưa Trùng Khánh trở thành điểm đến hấp dẫn thu hút khách trong nước và quốc tế đến thưởng ngoạn, trải nghiệm.
Đến với Trùng Khánh, du khách không chỉ được ngắm thác Bản Giốc hùng vĩ mà còn được du thuyền thưởng ngoạn cảnh đẹp trên sông Quây Sơn. |
Với cảnh quan tự nhiên phong phú và hấp dẫn, Trùng Khánh được bạn bè trong nước và quốc tế yêu thích, lựa chọn, đặc biệt là danh thắng quốc gia thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao.
Trùng Khánh đã triển khai nhiều chương trình, dự án nhằm thúc đẩy du lịch phát triển, như: Dự án tăng sinh kế thông qua du lịch cộng đồng tại xóm Lũng Niếc – xã Đàm Thủy; tổ chức Hội thi sáng tạo, tìm kiếm sản phẩm du lịch; mở lớp đào tạo, truyền dạy văn nghệ tại xã Đàm Thủy nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc trên địa bàn; tuyên truyền, quảng bá tiềm năng du lịch và hình ảnh đơn vị tài trợ trên địa bàn huyện; tổ chức Lễ hội du lịch thác Bản Giốc và Liên hoan hát then, đàn tính…
Đặc biệt quan tâm triển khai các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật; công tác an ninh trật tự, vệ sinh môi trường tại các khu, điểm du lịch, như: Dự án cải tạo nâng cấp tuyến đường từ tỉnh lộ 206 vào Khu du lịch động Ngườm Ngao; Dự án Khu nghỉ dưỡng cao cấp thác Bản Giốc, huyện Trùng Khánh – Tổng Công ty du lịch Sài Gòn làm chủ đầu tư (đang trong quá trình triển khai giai đoạn 2 và hoàn thiện thiết kế các hạng mục, như: bể bơi, dịch vụ Spa, điểm ngắm cảnh…); Dự án công trình nhà sàn đá Khuổi Ky đang đề xuất để huyện tiếp tục đầu tư, xây dựng công trình giai đoạn 2; Dự án cải thiện sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số; hỗ trợ thí điểm xây dựng 2 nhà du lịch cộng đồng tại xóm Lũng Niếc, xã Đàm Thủy. Huyện có 18 cơ sở lưu trú du lịch/240 phòng nghỉ, riêng trong phạm vi Khu du lịch thác Bản Giốc có 6 cơ sở lưu trú/94 phòng nghỉ, trong đó có 1 khu nghỉ dưỡng 4 sao… Hiện nay, Công ty Cổ phần Milton đã xây dựng Đề án đầu tư xây dựng Khu trung tâm du lịch thác Bản Giốc và đã được phê duyệt, đang thi công các hạng mục giai đoạn 1, kinh phí trên 2 nghìn tỷ đồng.
Huyện triển khai đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cử cán bộ tham gia lớp tập huấn do Ban Quản lý CVĐC Non nước Cao Bằng tổ chức tại huyện cho cán bộ, công chức cấp xã và người quản lý, lao động tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn huyện; tham gia lớp tập huấn hướng dẫn viên du lịch; tham gia học tập kinh nghiệm về du lịch tại các tỉnh; phối hợp với Trung tâm Phát triển Kinh tế nông thôn (CRED) tổ chức đoàn tham quan học tập kinh nghiệm về du lịch cộng đồng tại các tỉnh Tây Bắc; tập huấn cho cán bộ, công chức và người quản lý lao động tại các đơn vị kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch trên địa bàn. Công tác tuyên truyền quảng bá du lịch được UBND huyện thường xuyên phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí Trung ương và địa phương về tiềm năng du lịch của huyện, giới thiệu về các danh lam thắng cảnh, các khu di tích lịch sử và các lễ hội truyền thống của huyện đến với bạn bè trong nước và quốc tế.
Anh Hoàng Văn Bộ, cán bộ Phòng Văn hóa – Thông tin huyện cho biết: Trùng Khánh là vùng đất nổi tiếng hát then, đàn tính và nhiều làn điệu khác, vì vậy, trong thời gian qua chúng tôi đã thành lập các đội văn nghệ quần chúng ở xóm, bản để đem những tiết mục văn nghệ đặc sắc của dân tộc Tày, Nùng trình diễn cho du khách gần xa thưởng thức.
Những năm qua, khách du lịch đến Trùng Khánh tăng cao. Trùng Khánh còn nhiều tiềm năng phát triển du lịch, hiện nay, UBND huyện Trùng Khánh tiếp tục mời gọi các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư vào lĩnh vực du lịch, đánh thức tiềm năng “xứ sở thần tiên” trở thành điểm đến hấp dẫn với du khách trong nước và quốc tế.
Trùng Khánh phát triển du lịch sinh thái và cộng đồng
Với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp và bản sắc văn hóa độc đáo của nhiều dân tộc, huyện Trùng Khánh đang ngày càng hấp dẫn du khách, tạo điều kiện cho loại hình du lịch sinh thái và cộng đồng phát triển.
Nơi hội tụ nhiều tiềm năng phát triển du lịch
Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Trùng Khánh Lương Văn La cho biết: Tiềm năng du lịch của huyện rất lớn, đặc biệt là du lịch sinh thái và cộng đồng. Trùng Khánh là vùng đất có bề dày lịch sử và gìn giữ được nét văn hóa độc đáo của dân tộc, được thiên nhiên ban tặng vẻ đẹp hùng vĩ, về địa hình, khí hậu, cảnh quan, hệ sinh thái có sức hấp dẫn du lịch đặc biệt, hội tụ nhiều đặc điểm để phát triển du lịch. Huyện có nhiều danh thắng nổi tiếng thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao, Mắt Thần núi và nhiều phong cảnh thiên nhiên đẹp như: sông Quây Sơn, sông Bắc Vọng, hồ Bản Viết, các cánh đồng Phong Nặm, Ngọc Khê, Ngọc Côn dọc hai bên bờ sông Quây Sơn và các địa danh nổi tiếng có thể phát triển du lịch sinh thái. Ngoài ra, huyện nằm trọn trong vùng Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng, bản sắc văn hóa của các dân tộc được giữ gìn và phát huy như làng văn hóa dân tộc Tày xóm Khuổi Ky, xã Đàm Thủy, cùng với các giá trị về văn hóa ẩm thực, văn hóa phi vật thể như các làn điệu dân ca Dá Hai, Sli Giang, Hà Lều, Phong Slư, hát Then, hát Lượn... để phát triển du lịch cộng đồng.
Hiện nay, trên địa bàn huyện có 15 di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng, trong đó có 4 di tích quốc gia (thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao, xã Đàm Thủy; Địa điểm Đài tiếng nói Việt Nam tại hang Ngườm Chiêng (1966 -1978), thị trấn Trùng Khánh và Mắt Thần núi, xã Cao Chương). Có 10 lễ hội (thác Bản Giốc, đền Hoàng Lục, Co Sầu, Cầu mùa, Lồng tồng, Háng Tán, Thanh minh, Miếu Long Vương), thu hút du khách thập phương đến tham quan du lịch, khám phá vùng đất, con người, văn hóa, đặc biệt là phong tục, tập quán của người dân bản địa.
Hướng đi mới trong phát triển du lịch
Phó Chủ tịch UBND huyện Trùng Khánh Chu Thị Vinh nhận định: Hướng đi của du lịch huyện trong thời gian tới là khai thác du lịch sinh thái và cộng đồng; trong đó, sẽ tập trung đẩy mạnh du lịch cộng đồng. Thông qua du lịch cộng đồng, nét văn hóa độc đáo của nhân dân các dân tộc được bảo tồn. Hiện, huyện đang xây dựng cơ chế, chính sách thu hút và hỗ trợ phát triển các dịch vụ du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện; khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư các cơ sở lưu trú với các loại hình dịch vụ tiện ích, phong phú đa dạng và các mô hình homestay. Hiện nay, huyện có 1 làng du lịch cộng đồng ở xóm Khuổi Ky, xã Đàm Thủy, có 22 dịch vụ lưu trú homestay. Du khách, đặc biệt là khách nước ngoài rất thích với loại hình du lịch homestay tại đây, vừa trải nghiệm, vừa sinh hoạt, cùng ăn, cùng ở, cùng làm với người dân bản địa. Ngoài ra, huyện có 13 khách sạn, 19 nhà nghỉ đạt tiêu chuẩn.
Khách du lịch tham quan, trải nghiệm tại các điểm du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Trùng Khánh.
Huyện xây dựng các sản phẩm du lịch mang đậm văn hóa đặc trưng của địa phương. Chỉ đạo các xã, thị trấn đăng ký mỗi xã một sản phẩm OCOP một cách đồng bộ, tập trung vào các sản phẩm: gạo nếp ong, cam, quýt, vịt cỏ, tương, rượu nếp Ong - hạt dẻ và các sản phẩm đan lát, các sản phẩm, ẩm thực đặc trưng của địa phương. Huyện duy trì các làn điệu hát lượn Then, Sli Giang, Dá Hai, Hà Lều...; thành lập các câu lạc bộ hát dân ca tại các xã, thị trấn. Đến nay, huyện thành lập 67 câu lạc bộ dân ca với 1.349 thành viên, 7 đội văn nghệ quần chúng với 163 thành viên, 1 đội Dá Hai với 24 thành viên...
Đẩy mạnh đầu tư, nâng cấp các điểm du lịch hiện đang hoạt động như: lắp đặt đèn Led chiếu sáng bằng năng lượng mặt trời tại các xã, thị trấn: Đoài Dương, Cao Chương, Quang Hán, Xuân Nội, Quang Trung, Tri Phương, Chí Viễn, Phong Châu, Đức Hồng, Đàm Thủy, Thị trấn; trồng cây xanh tại các xã Đàm Thủy, Chí Viễn, thị trấn Trùng Khánh. Phối hợp với Ban Quản lý Công viên địa chất Non nước Cao Bằng xây dựng điểm ngắm cảnh tại danh lam thắng cảnh Mắt Thần núi, xã Cao Chương. Lắp đặt biển chỉ dẫn, bia di tích, cột cờ tại Di tích lịch sử Địa điểm Đài tiếng nói Việt Nam tại hang Ngườm Chiêng, thị trấn Trùng Khánh; sửa chữa một số hạng mục tại đền Hoàng Lục, xã Đình Phong... Bên cạnh đó, huyện tập trung tuyên truyền, quảng bá du lịch; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, tổ chức tham quan học tập tại các địa phương, đơn vị trong và ngoài tỉnh về khai thác phát triển du lịch...
Với những tiềm năng hiện có cùng sự quyết tâm của chính quyền địa phương và người dân, du lịch Trùng Khánh đang là một điểm đến hấp dẫn và thu hút du khách gần xa. Năm 2023, tổng lượt khách du lịch đến Trùng Khánh đạt 923.339 lượt khách, đạt 184,6% kế hoạch, tăng 323.938 lượt so với năm 2022. 2 tháng đầu năm 2024, huyện thu hút trên 100.000 lượt khách du lịch, đạt 20% kế hoạch năm. Thời gian tới, huyện tiếp tục xây dựng các làng, bản văn hóa của đồng bào dân tộc, phục dựng các lễ hội, nét văn hóa truyền thống của đồng bào trên địa bàn huyện. Đẩy mạnh quảng bá hình ảnh và phát triển du lịch, thông qua các sản phẩm du lịch đặc trưng; không ngừng làm tốt công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa đồng thời mở ra hướng đi mới trong phát triển du lịch, dịch vụ, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.
Thắng cảnh núi Đá Chồng Thiên nhiên ưu ái ban tặng cho thị trấn Khánh Hải ngọn núi Đá Chồng được xếp vào danh mục sơn thủy hữu tình thuộc diện bậc nhất của huyện Ninh Hải (tỉnh Ninh Thuận). Với chiều cao khoảng vài chục mét so với mặt nước biển, núi Đá Chồng trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn. Từ đây, du khách phóng...