Trứng gia cầm tăng giá, người chăn nuôi có lãi?
Trong khi nhiều mặt hàng nông sản khó tiêu thụ, hoặc phải giảm giá bán do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, thì trứng gia cầm (gà, vịt) đang bán tại các siêu thị, chợ truyền thống lại tăng giá hơn gấp đôi, thậm chí gấp 3 so với dịp đầu năm.
Bố con ông Hoàng Văn Thiết chuẩn bị vận chuyển trứng cho Công ty TNHH Sản xuất thương mại và dịch vụ Hiền Nhuần.
Chị Tống Thị Hiền (Lô 201, mặt bằng quy hoạch 2072, phường Đông Hương, TP Thanh Hóa), Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất thương mại và dịch vụ Hiền Nhuần – một đầu mối cung cấp trứng sạch có tiếng trên địa bàn TP Thanh Hóa, cho biết: Công ty đang cung ứng cho thị trường khoảng 15.000 quả trứng/ngày, với giá bán trứng gà ta dao động từ 3.500 – 4.000 đồng/quả; trứng gà đỏ từ 2.500 – 3.000 đồng/quả, tăng từ 500 – 1.000 đồng/quả và là giá cao nhất từ đầu năm đến nay. Nguyên nhân trứng tăng giá là do dịch bệnh trên địa bàn tỉnh đang diễn biến phức tạp, nhất là từ khi xuất hiện các ổ dịch ngoài cộng đồng, một số địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, nên tâm lý người dân muốn mua dự trữ.
Đang chọn mua trứng gà tại chợ Tào Xuyên, chị Tào Thị Tình (phố 3, phường Tào Xuyên, TP Thanh Hóa) cho biết: “Khoảng hơn 2 tháng nay, giá trứng gà, vịt trên thị trường tăng dần. Đầu tháng 6, giá trứng gà ta chỉ 2.000 – 2.200 đồng/quả, trứng vịt khoảng 1.700 – 1.900 đồng/quả; đến đầu tháng 8-2021, giá trứng gà dao động từ 3.000 – 3.200 đồng/quả, trứng vịt từ 2.700 – 3.000 đồng/quả. Đến hôm nay (31-8) tôi mua trứng gà ta có giá 4.000 đồng/quả”.
Không chỉ có chợ Tào Xuyên, phường Tào Xuyên (TP Thanh Hóa) có giá trứng gia cầm tăng cao, mà nhiều chợ dân sinh khác, như: chợ Già (xã Hoằng Kim, huyện Hoằng Hóa), chợ Lèn (thị trấn Hà Trung, huyện Hà Trung)…, thời điểm ngày 31-8, người tiêu dùng mua với giá là 4.000 đồng/quả trứng gà ta; 3.500 đồng/quả trứng gà đỏ, còn trứng vịt thường có giá 3.800 đồng/quả. Những tiểu thương lý giải: Do giá trứng mấy ngày gần đây nhập vào cao, nên họ cũng phải bán giá cao.
Video đang HOT
Không chỉ hệ thống chợ truyền thống, mà tại nhiều siêu thị như BigC, Co.opmart Thanh Hóa, giá trứng gia cầm cũng đứng ở mức cao, từ 4.600 – 4.850 đồng/quả.
Lý giải nguyên nhân khiến giá trứng gia cầm tăng mạnh thời gian gần đây, ông Nguyễn Ngọc Dũng, Trưởng Phòng quản lý Công sản – Giá cả (Sở Tài chính) cho rằng, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 hiện đang diễn biến phức tạp, người dân lo sợ phải thực hiện giãn cách theo tinh thần Chỉ thị 15/CT-TTg và 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ dài ngày, nên mua để tích trữ. Nếu dịch được kiểm soát tốt, giá trứng lại đi xuống và ổn định trên thị trường, chứ không phải ở mức giá cao như hiện nay.
Thanh Hóa hiện có 220 trang trại và 380 gia trại chăn nuôi gia cầm có quy mô từ 300 đến 20.000 con, với tổng đàn trên 23 triệu con gia cầm. Trong đó đàn gia cầm đẻ trứng thương phẩm là 5,4 triệu con. Mặc dù, giá trứng những ngày gần đây tăng từ 500 – 1.000 đồng/quả, nhưng theo các hộ chăn nuôi trang trại, gia trại, họ vẫn không có lãi.
Đàn gà 7.000 con đẻ trứng của gia đình ông Hoàng Văn Thiết (xã Hoằng Thịnh, huyện Hoằng Hóa) đang đạt tỷ lệ đẻ cao với 5.600 – 6.000 quả trứng/ngày. Số trứng này được gia đình ông Thiết nhập cho Công ty TNHH Sản xuất thương mại và dịch vụ Hiền Nhuần với giá 2.000 – 2.100 đồng/quả. Lý giải về giá nhập chênh lệch quá lớn so với thị trường hiện nay, ông Thiết cho biết: “Giá này được công ty cung ứng con giống, thức ăn chăn nuôi và bao tiêu sản phẩm có trụ sở tại Hà Nội quy định, nên tôi cứ thế thực hiện. Với giá bán này, gia đình tôi không có lãi vì giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng. Từ đầu năm 2021 đến nay, giá thức ăn đã tăng 8 đợt với mức hơn 2.000 đồng/1kg. Hiện thức ăn chăn nuôi cao cấp, nhãn hiệu BIOPIJS được công ty cung ứng tăng tới 60.000 đồng/bao loại 25 kg.
Gia đình chị Nguyễn Thị Vân (phố Kiểu, xã Yên Trường, huyện Yên Định) hiện tại có 6.000 con gà đẻ với lượng trứng trung bình khoảng 5.200 quả mỗi ngày. Số trứng này được các tiểu thương đến thu mua với giá bán 2.300 đồng/quả. Theo chị Vân: “Với giá bán này, gia đình không có lãi vì giá thức ăn tăng. Hiện 1 bao cám loại 25 kg có giá đắt thêm gần 80.000 đồng so với đầu năm. Chính giá thức ăn liên tục tăng và tăng cao đã lấy mất phần lãi của người chăn nuôi”.
Giá trứng tăng cao, người chăn nuôi vẫn không có lãi là nghịch lý đang diễn ra tại một số trang trại, gia trại gà trên địa bàn tỉnh. Vì vậy, người chăn nuôi cần phải tận dụng triệt để các nguồn nguyên liệu, phế phụ phẩm của nông nghiệp và hải sản tại địa phương chế biến làm thức ăn chăn nuôi như: lúa, ngô, cây họ đậu, nuôi trùn quế, cá rô phi sinh sản… làm nguyên liệu chế biến thức ăn gia cầm. Nguồn nguyên liệu này được chế biến thông qua các loại máy nghiền, máy sấy, máy trộn, phối hợp với nhau theo đúng các công thức mà các chuyên gia về chăn nuôi đã khuyến cáo… Như thế, chi phí thức ăn chăn nuôi sẽ giảm và đương nhiên, người nuôi gia cầm dù gia trại hay trang trại đều có lãi.
Thủ Dầu Một đề xuất cho bán ăn uống mang về, mở lại chợ, đi lại trong phường
Đề xuất vẫn duy trì giãn cách theo chỉ thị 16 nhưng cho phép đi lại trong nội bộ phường, áp dụng thẻ thông hành vắc xin và cho bán ăn uống mang về, mở cửa lại chợ truyền thống, trung tâm thương mại...
Nếu được chấp thuận sẽ áp dụng từ 10-9.
Một chốt kiểm soát phòng chống dịch COVID-19 tại ngã tư Lê Hồng Phong - đường Phú Lợi thuộc thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương - Ảnh: BÁ SƠN
Ngày 9-9, Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 thành phố Thủ Dầu Một đã có tờ trình gửi Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Dương về việc xem xét chấp thuận một số biện pháp kiểm soát người và phương tiện sau ngày 10-9, theo hướng vẫn duy trì giãn cách xã hội nhưng có nới lỏng một số nội dung.
Cụ thể, đề xuất vẫn tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 từ ngày 10-9 đến hết ngày 15-9 và thực hiện "giới nghiêm" từ 20h đến 5h (rút ngắn so với trước kia là từ 18h-6h).
Người dân được phép lưu thông trong phạm vi phường, dừng các chốt kiểm soát liên khu phố nhưng vẫn duy trì các chốt kiểm soát liên phường, liên huyện và liên tỉnh.
Về việc áp dụng "thẻ thông hành vắc xin", Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 thành phố Thủ Dầu Một là địa phương đầu tiên của tỉnh Bình Dương đề xuất áp dụng: cho lưu thông ngoài phạm vi phường cư trú nếu đã tiêm 1 mũi vắc xin đủ 20 ngày hoặc đã tiêm 2 mũi. Khi đi phải mang theo đầy đủ giấy tờ chứng minh đã tiêm vắc xin và đảm bảo quy định chống dịch.
Về hoạt động của các cơ sở kinh doanh ăn uống, đề xuất được phép hoạt động trở lại nhưng chỉ cho bán mang về. Các chợ truyền thống, trung tâm thương mại muốn hoạt động trở lại phải đảm bảo phương án phòng chống dịch được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Mặc dù đề xuất "nới lỏng" một phần đi lại cho người dân nhưng Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 thành phố Thủ Dầu Một vẫn khuyến khích người dân hạn chế ra đường khi không thật sự cần thiết, không tập trung đông người ở các nơi công cộng ngoài phạm vi công sở, trường học và thực hiện nghiêm 5K của Bộ Y tế.
Dự kiến trong hôm nay 9-9, Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Bình Dương sẽ xem xét các ý kiến theo tờ trình của thành phố Thủ Dầu Một.
Tỉnh Bình Dương vẫn tiếp tục ghi nhận thêm 3.172 ca mắc mới (ngày 8-9), nâng tổng số ca phát hiện trong cộng đồng là 141.765 ca mắc (khoảng 5,5% dân số nhiễm COVID-19).
Trong đó, thành phố Thủ Dầu Một ghi nhận thêm 128 ca F0 chủ yếu tại cơ sở y tế và trong khu phong tỏa. Bốn huyện "vùng xanh" của Bình Dương là Bắc Tân Uyên, Phú Giáo, Bàu Bàng, Dầu Tiếng cũng vẫn ghi nhận thêm ca dương tính, chủ yếu trong khu phong tỏa.
TP Hồ Chí Minh: Từ ngày 7/9, chợ Bình Điền sẽ mở điểm tập kết, trung chuyển hàng hóa trở lại Ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh cho biết, đơn vị đã chuẩn bị tổ chức lại điểm tập kết, trung chuyển hàng hóa tại chợ đầu mối Bình Điền từ 7/9 để tiếp nhận vận chuyển, cung ứng hàng hóa từ các tỉnh về thành phố tiêu thụ. TP Hồ Chí Minh đang nghiên cứu...