Trung Đông nóng bỏng
Biến động chính trị – xã hội “Mùa xuân Ả Rập” là sự kiện chấn động thế giới năm 2011. Ba nguyên thủ Tunisia, Ai Cập và Libya bị xóa sổ. Tổng thống Yemen phải chấp nhận ra đi. Chính quyền Syria đang sa lầy.
Nhiều quốc gia Ả Rập khác chịu tác động của phản kháng trong nước và láng giềng đã và đang chủ động cải thiện dân sinh, công bằng và dân chủ. Hiện tượng phản kháng cho thấy thất bại của trào lưu dân tộc Ả Rập. Các lãnh tụ của trào lưu này đã lãnh đạo cách mạng giải phóng từ giữa thế kỷ trước và cầm quyền cho tới nay. Nhưng họ đều biến thành những thế lực độc tài, gia đình trị, tham nhũng.
Năm 2012, chính quyền mới tại các quốc gia đã thay đổi thể chế còn phải chèo chống để giữ cho đất nước khỏi rơi vào hỗn loạn. Những cuộc bầu cử dân chủ đang và sẽ diễn ra tại Ai Cập, Tunisia và Libya không dễ đem lại ổn định chính trị – xã hội.
Một xu hướng đang lộ rõ là sự nổi lên của các thế lực “Hồi giáo chính trị” trên chính trường Ả Rập. Đó là những tổ chức theo chủ thuyết Hồi giáo nguyên gốc đã chấp nhận những cải cách nhất định cho hợp với thời đại. Tuy nhiên các tổ chức này có lập trường là không công nhận Israel. Do đó, tiến trình hòa bình Palestine – Israel sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều thử thách.
Các thế lực quốc tế, kể cả Mỹ và EU, sẽ không còn vai trò có tính quyết định đối với nội tình khu vực Ả Rập. Nhưng tính phức tạp chồng chéo trong biến động tại Yemen và Syria lại có đặc thù riêng mà người Ả Rập với nhau không chắc gì giải quyết được. Ở Yemen, việc tổng thống Ali Saleh phải ra đi cũng chưa đủ để các bên phản kháng thỏa mãn.
Syria sẽ còn đổ máu nhiều hơn nữa bởi tương quan lực lượng giữa bên phản kháng với chính quyền hầu như không thay đổi sau hơn chín tháng biến động. Chính quyền của Tổng thống Basha’r al-Assad và các đồng minh trong và ngoài khu vực dường như rút ra bài học từ Libya, quyết ngăn cản mọi nỗ lực quốc tế hóa can thiệp vào Syria.
Trong khi đó, vì nhiều lý do khác nhau như vị thế của Syria trong khu vực và thực lực của các bên liên quan, dường như chưa có một nỗ lực cụ thể nào muốn can thiệp mạnh mẽ vào Syria. Có thể nói chính quyền Syria chưa thể đổ nếu không có can thiệp bên ngoài tương tự như xảy ra tại Libya. Nhưng Tổng thống al-Assad cũng không thể khôi phục được trật tự và quyền bính như trước được nữa.
Đồng minh lớn của Syria là Iran cũng là một điểm nóng của năm 2012. Israel đã nhiều lần đe dọa sẽ đơn phương hành động chống Iran nếu Tehran tiếp tục chương trình hạt nhân. Sự căng thẳng sẽ bùng phát nếu Liên minh châu Âu quyết định cấm vận xuất khẩu dầu Iran vào cuối tháng 1-2012. Chính quyền Iran đã dọa đóng cửa eo biển Hormuz. Nguy cơ chiến tranh hoàn toàn có thật.
Năm mới 2012 chắc chắn không thể đem đến sự lạc quan với khu vực Ả Rập và Trung Đông.
Theo Tuổi Trẻ
Những bức ảnh chấn động nhất năm 2011
Năm 2011 sắp trôi qua với hàng loạt sự kiện lớn trên thế giới và những tấm hình dưới đây đã khắc họa gần như đầy đủ bức tranh những diễn biến nổi bật xảy ra trong năm qua.
Tròn 10 năm sự kiện Mỹ bị tấn công khủng bố
Video đang HOT
(Getty Images / Justin Lane)
Robert Peraza đã mất đi cậu con trai yêu quý Robert David Peraza khi bọn khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 11/9/2001, ông quỳ bên tên của con trai tại Bể bắc của khu tưởng niệm 11/9.
Động đất, sóng thần tấn công Nhật
(Reuters / Kyodo )
Xoáy nước hình thành ngoài khơi bờ biển Nhật sau trận sóng thần hôm 11/3. Trận động đất 9 độ richter gây ra sóng thần đã tấn công Nhật và làm hàng nghìn người chết, gây phá hủy lớn và dẫn đến cuộc khủng hoảng hạt nhân tồi tệ nhất kể từ thảm họa Chernobyl.
Tiêu diệt trùm khủng bố Bin Laden
(Reuters)
Bộ máy lãnh đạo Mỹ và thành viên nhóm an ninh quốc gia đang theo dõi diễn biến cuộc đột kích nơi ẩn náu của trùm khủng bố Bin Laden tại phòng tình huống ở Nhà Trắng hôm 1/5. Trong vòng chưa đầy 90 giây, kẻ chủ mưu vụ khủng bố nước Mỹ năm 2001 khiến cả thế giới rúng động đã bị bắn chết.
Bão lớn tấn công Mỹ
Một cơn bão bụi khổng lồ đã quét qua Phoenix, Arizona hồi tháng 7.
Làn sóng nổi dậy Mùa xuân Ả rập
Trong cuộc nổi dậy lật đổ nhà lãnh đạo cầm quyền 30 năm Hosni Mubarak, những người theo đạo Thiên chúa đã bảo vệ người Hồi giáo trong một lễ cầu nguyện ở Cairo.
An ninh mạnh tay
(Jasna Hodzic)
Nhân viên an ninh trường đại học California phun hơi cay vào các sinh viên đang tham gia biểu tình ngồi tại cuộc biểu tình chiếm trường đại học tại Davis, California.
Núi lửa bùng phát dữ dội
(Reuters)
Núi lửa Puyehue ở Chile bùng phát, làm giao thông đường không trên toàn khu vực Nam Mỹ, New Zealand và Australia phải hủy chuyến, khiến hơn 3.000 người phải đi sơ tán.
Nụ hôn giữa bạo động
Công dân Australia Scott Jones hôn cô bạn gái Canada Alex Thomas sau khi cô gái bị cảnh sát đẩy ngã ở Vancouver, British Columbia. Một cuộc bạo động đã nổ ra sau khi đội Vancouver Canucks thất trận trong trong cúp Stanley Cup.
Cậu bé mang bộ mặt hy vọng của châu Phi
Minhaj Gedi Farah thực sự là một trong những em bé may mắn. Cậu bé đã có một hành trình phi thường từ lúc không có ai giúp đỡ tới mạnh khỏe và hạnh phúc.
Minhaj Gedi Farah chỉ mới 7 tháng tuổi khi tới được bệnh viện Ủy ban cứu trợ quốc tế ở Kenya và lúc đó bé chỉ nặng 3,1kg, nhẹ hơn một đứa trẻ mới sinh bình thường. Hình ảnh lúc đó của cậu bé là một cặp mắt to thô lố trên khuôn mặt giống như đầu lâu cứ nhìn chằm chằm, phần vì sợ hãi, phần vì tuyệt vọng và lớp da dính chặt vào bộ ngực nhỏ bé, lộ rõ từng cái xương sườn.
(AP / Schalk Van Zuydam)
Lãnh đạo Libya bị hạ bệ
Nữ chiến binh nổi dậy xả đạn lên trời sau khi nghe tin quân của Gaddafi đã rút khỏi Benghazi hôm 19/3. Nhà lãnh đạo của Libya Gaddafi đã bị giết trong cuộc nổi dậy ở quốc gia này.
(Reuters / GORAN TOMASEVIC)
Lụt lội nặng nề ở Thái Lan
Một phụ nữ tóm chặt lấy cột chỉ đường trong khi nước ngập tới ngực tại một đường phố ở ngoại ô Bangkok hôm 24/10
(Getty Images / Paula Bronstein)
Theo VietNamNet
10 sự kiện thế giới nổi bật nhất năm 2011 Yahoo vừa công bố danh sách 10 sự kiện nổi bật nhất năm qua, trong đó có động đất sóng thần ở Nhật Bản, đám cưới Hoàng gia Anh và vụ tiêu diệt trùm khủng bố Bin Laden. 1. Thảm họa kép động đất, sóng thần ở Nhật Bản Gần một năm qua đi, nhân dân Nhật Bản, nhất là vùng thiệt hại...