Trung Đông mua vũ khí của Nga: Mỹ đang bị đồng minh “qua mặt”?
Trong 5 năm qua, xuất khẩu vũ khí của Nga hàng năm sang Trung Đông đã đạt hơn 2 tỷ USD, chiếm khoảng 10-20% kim ngạch xuất khẩu vũ khí của nước này.
Với hàng loạt các nước Trung Đông xếp hàng quan tâm đến các loại vũ khí của Nga, trong đó có cả đồng minh và đối tác mua vũ khí truyền thống của Mỹ đang chứng minh cú xoay trục thành công của Nga, không chỉ xác lập vị thế quan trọng tại khu vực địa chính trị quan trọng này, mà còn tạo cơ hội cho Nga giành giật cả những thị trường vũ khí truyền thống có tầm quan trọng sống còn đối với ngành công nghiệp Mỹ.
S-400 của Nga. Ảnh: Sputnik
Nga hiện cung cấp cho Thổ Nhĩ Kỳ – một đồng minh trong NATO, hệ thống S-400. Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) ngày 17/11 cũng cho biết đang quan tâm đến trực thăng Mi-38 của Nga, trong khi hai bên đang tiếp tục thảo luận việc cung cấp máy bay S35 của Nga. Qatar, Ma Rốc, Ai Cập, Iraq cũng được cho là đã bàn thảo về việc mua S-400 của Nga.
Theo các quan chức Nga, quốc gia nhập khẩu vũ khí lớn nhất Trung Đông là Saudi Arabia cũng đang tiếp tục thảo luận với Nga để triển khai thỏa thuận mua S400 đã kí vào năm 2017. Vụ tấn công mới đây bằng máy bay không người lái nhằm vào các cơ sở lọc dầu của Saudi Arabia càng làm thay đổi quan điểm của các nước Trung Đông vốn lâu nay phụ thuộc vào nguồn cung cấp vũ khí từ Mỹ.
Video đang HOT
Không từ bỏ cơ hội này, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ngay lập tức “chào hàng” với khẳng định vũ khí của Nga có thể bảo vệ an ninh cho Saudi Arabia
“Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ Saudi Arabia bảo vệ đất nước và người dân. Lãnh đạo Saudi Arabia cần phải đưa ra quyết định khôn ngoan giống như Iran khi mua S-300 và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã mua S-400 của Nga. Hệ thống S400 của Nga sẽ đảm bảo an ninh cho các cơ sở dầu của Saudi Arabia”, ông Putin nói.
Với xuất khẩu vũ khí của Nga hàng năm sang Trung Đông đạt hơn 2 tỷ USD, được cho là mức rất khiêm tốn đối với Mỹ hay các nước châu Âu khác, nhưng việc Nga đang dần chiếm lĩnh thị trường vũ khí truyền thống của Mỹ tại khu vực quan trọng này chắc chắn sẽ khiến Mỹ “đứng ngồi không yên”.
Mỹ đã nhiều lần cảnh báo về việc Nga hay Trung Quốc đang cố gắng thu thập bí mật công nghệ của các trang thiết bị quân sự hiện đại và các công nghệ thương mại khi hợp tác với các đồng minh của Mỹ. Các quan chức Mỹ cũng cho rằng, nhiều quốc gia sẽ phải từ bỏ thương vụ này do áp lực ngoại giao từ Mỹ. Các nước mua vũ khí của Nga có thể bị trừng phạt theo Đạo luật chống đối thủ của Mỹ thông qua trừng phạt (CAATSA) mà Tổng thống Donald Trump ký tháng 8/2017.
Ai Cập là quốc gia mới nhất mà Mỹ cảnh báo sẽ trừng phạt nếu tiếp tục hợp đồng mua tiêm kích Su-35S của Nga. Mặc dù vậy, việc Thổ Nhĩ Kỳ quyết tâm thúc đẩy thương vụ S-400 với Nga, hay Saudi Arabia và UAE đều bày tỏ quan tâm đến vũ khí của Nga cho thấy Mỹ đang “muối mặt” vì bị chính đồng minh qua mặt.
Rõ ràng với mục tiêu đưa Trung Đông trở thành ưu tiên trong chiến lược đối ngoại của mình, sự xuất hiện ” đúng chỗ, đúng lúc” của Tổng thống Nga Vladimir Putin thời gian qua đang giúp nước này hái quả ngọt. Không chỉ là vấn đề năng lượng hay vũ khí, Nga đang chứng minh vai trò của một đối tác hàng đầu ở Trung Đông, thông qua chiến lược chủ động, can dự tích cực vào các vấn đề khu vực địa chính trị quan trọng này./.
Theo Phạm Hà/VOV1
tổng hợp
Binh lính Mỹ vừa đánh bài vừa ôn luyện vũ khí Nga, Trung Quốc và Iran
Quân đội Mỹ đã phát hành 70.000 bộ bài Tây có in hình vũ khí Nga, Trung Quốc và Iran để giúp binh sĩ tăng khả năng nhận biết thiết bị của các nước đối thủ.
Những con Át được in hình hệ thống tên lửa đất đối không Buk (SA-17) của Nga, có thể giúp ích cho những người lính chơi Poker xác định hệ thống tên lửa đất đối không từng bị nghi ngờ liên quan đến thảm kịch MH-17, báo Stars&Stripes cho biết.
Ngoài ra, quân đội Mỹ cũng đã phát hành bộ bài Tây có in hình các hệ thống vũ khí của Nga, Trung Quốc và Iran, những quốc gia mà Lầu Năm Góc đã xác định là mối đe dọa. Các bộ bài đã chứng minh tính hiệu quả và mức độ phổ biến của nó, khi có hơn 70.000 bộ được phân phối, kể từ đợt in đầu tiên vào mùa hè này.
Chi nhánh tình báo của Bộ tư lệnh Huấn luyện và học thuyết quân đội (TradOC), đã phát hành bộ bài nhận dạng thiết bị quân sự toàn cầu, để giúp các binh sĩ tìm hiểu về vũ khí và phương tiện của đối phương, quân đội Mỹ cho biết trong một tuyên bố.
Một bộ bài Tây được in hình các hệ thống vũ khí của Trung Quốc lên các lá bài. Ảnh: Quân đội Mỹ.
Bộ tư lệnh huấn luyện đã phát hành 9.800 bộ bài với các lá bài có in hình vũ khí Trung Quốc vào tháng 7, nguồn cung đã hết chỉ sau 3 tuần.
"Điều đó khiến tôi nghĩ rằng nó lây lan như virus. Bất kỳ ai cũng có thể có bộ bài. Bạn không cần phải có quyền tiếp cận thông tin mật, cũng không cần vào một đơn vị đặc biệt", ông Fred Batch Bachelor, giám đốc bộ phận tình báo của TradOC cho biết.
Đến nay, TradOC đã phát hành 30.000 bộ bài theo chủ đề vũ khí Trung Quốc, 38.000 bộ bài về vũ khí Nga. Đợt phát hành mới nhất gồm 33.000 bộ bài về các thiết bị quân sự mới nhất của Iran, cho các đơn vị quân đội.
Các bộ bài được thiết kế bởi họa sĩ Robin Hicks, thuộc Trung tâm Hỗ trợ huấn luyện quân đội. Sắp tới quân đội Mỹ sẽ phát hành thêm các bộ bài in hình vũ khí của các nước bạn bè và đối thủ khác.
Các đơn vị và binh sĩ có thể đặt hàng bộ bài thông qua trung tâm hỗ trợ huấn luyện của họ. Đánh bài Tây là trò tiêu khiển yêu thích của quân đội Mỹ. Trong Chiến tranh Vùng Vịnh, Lầu Năm Góc đã phát hành bộ bài in hình 55 lãnh đạo chủ chốt của Iraq mà quân đội Mỹ muốn truy tìm, bắt giữ hoặc thủ tiêu, trong đó, Saddam Hussein, cố tổng thống Iraq được in trên con Át chủ bài.
Theo news.zing.vn
Sự thật phía sau lá bài "vớt vát" của Trump ở Syria Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây đã thực hiện quyết định rút quân đội Mỹ ra khỏi Syria. Quyết sách này được coi là bước điều chỉnh chiến lược quan trọng nhất của Mỹ đối với Syria và khu vực nói chung. Tổng thống Mỹ Donald Trump. Nhưng gần như ngay sau đấy, phía Mỹ lại cho biết vẫn duy trì một...