Trung Đông đang ở giai đoạn hỗn loạn nhất trong nửa thế kỷ
Có lẽ cuộc sống ở Israel nói riêng và Trung Đông nói chung sẽ không bao giờ trở lại như trước khi Hamas phát động các cuộc tấn công vào ngày 7/10/2023, giết trên 1.200 người và bắt cóc trên 250 người, đẩy khu vực này rơi vào vòng xoáy bạo lực, hỗn loạn nhất trong nửa thế kỷ qua.
Cảnh đổ nát sau cuộc không kích của Israel tại Beirut, Liban. Ảnh: THX/TTXVN
Theo kênh CNN ngày 7/10, Israel, cùng với kẻ thù và đồng minh của mình, đều trải qua những thay đổi lớn về mặt ngoại giao và chính trị của khu vực, với quy mô có thể sánh ngang với những biến động của cuộc xung đột Arab – Israel cách đây nửa thế kỷ.
Những thay đổi sau ngày 7/10/2023 là không thể tránh khỏi nhưng ít ra vẫn có thể ngăn chặn được. Số lượng thường dân thiệt mạng đang gia tăng trong khi các hoạt động ngoại giao lẽ ra có thể đã cứu được nhiều mạng sống.
Một năm trước, có vẻ như cấu trúc chính trị của khu vực đang sắp chứng kiến những thay đổi lớn. Nhờ thúc đẩy từ Mỹ, Saudi Arabia và Israel dường như tiến gần hơn bao giờ hết đến thỏa thuận bình thường hóa quan hệ. Nhưng viễn cảnh hòa bình và thịnh vượng đã tan biến khi Hamas vượt qua hàng rào biên giới Gaza vào sáng 7/10/2023.
Bất kể thủ lĩnh Hamas Yahya Sinwar có tính toán rằng mình có thể phá hoại quá trình bình thường hóa này và đẩy ưu tiên của người Palestine lên trước các ưu tiên khu vực về hòa bình và hội nhập kinh tế hay không, thì trong ngắn hạn, ông này đã thành công.
Trong suốt năm qua, Israel đã cố gắng khiến thế giới tập trung vào những sự kiện làm thay đổi đất nước này sau sự kiện ngày 7/10/2023.
Lần đầu tiên, nhiều người Israel nhận ra rằng đất nước của họ không còn là nơi an toàn cho người Do Thái như họ từng tin tưởng. Quan niệm rằng dù họ có thể phải đối mặt với thành kiến trên toàn thế giới, nhưng ở Israel họ có một nơi trú ẩn, đã không còn.
Video đang HOT
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã áp dụng chiến thuật mới, phá vỡ các quy tắc cũ và các lằn ranh đỏ mà trước đây từng ngăn chặn leo thang trong khu vực.
Chiến thuật này được gọi là “leo thang để giảm leo thang”, nhưng sau một năm xảy ra cuộc chiến ở Dải Gaza, Thủ tướng Israel vẫn chưa có kế hoạch cho tương lai.
Hiện trường một vụ tấn công bằng tên lửa tại Kfar Chabad, gần Tel Aviv, Israel. Ảnh: THX/TTXVN
Trong khi đó, quan hệ của Israel với chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden, đồng minh quan trọng nhất, đang ở mức thấp nhất trong một thế hệ. Gần 42.000 người Palestine ở Gaza đã thiệt mạng, nhiều người trong số đó bị giết bởi bom và đạn của Mỹ dưới tay Israel. Các vụ quân đội Israel giết hại và bắt giữ người Palestine tại Bờ Tây, trong đó có một số công dân Mỹ, đã khiến nhiều đồng minh châu Âu của Israel chỉ trích và họ bắt đầu hạn chế cung cấp vũ khí cho nước này.
Tuy nhiên, các áp lực này có ít tác động. Mới đây, Thủ tướng Israel đã chỉ trích Tổng thống Pháp Emmanuel Macron vì đã kêu gọi ngừng cung cấp vũ khí cho Israel.
Sau khi đã làm suy yếu Hamas ở Gaza, Israel bắt đầu chuyển trọng tâm sang lực lượng Hezbollah ở Liban.
Israel đã tiêu diệt thủ lĩnh Hassan Nasrallah và nhiều chỉ huy hàng đầu của phong trào này trong các cuộc không kích. Lực lượng Hezbollah bị suy yếu một phần, trước khi Israel phát động cuộc chiến trên bộ lần thứ ba tại Liban trong nửa thế kỷ qua.
Ngoài ra, Israel cũng phải đối phó với lực lượng Houthi ở Yemen – lực lượng đã tấn công các tàu thuyền trên Biển Đỏ liên quan tới Israel, làm gián đoạn tuyến đường biển thương mại quan trọng này.
Các lực lượng Hồi giáo dòng Shiite ở Iraq cũng gia tăng các cuộc tấn công bằng thiết bị bay không người lái vào Israel.
Ngoài ra, sau khi bị Iran tấn công bằng gần 200 tên lửa, Israel đang buộc phải lên kế hoạch trả đũa mà nếu tính toán sai lầm, hành động của Israel sẽ đẩy khu vực Trung Đông tới tình trạng còn nóng hơn nữa. Nhất là khi Iran tuyên bố sẽ đáp trả nếu bị Israel tấn công.
Đó là một cuộc chiến đa mặt trận, leo thang nhanh hơn những gì từng có vẻ có thể xảy ra cách đây một năm – thời điểm mà còi báo động tên lửa ở trung tâm Israel không vang lên hàng ngày.
Trong thực tế, cuộc leo thang càng kéo dài, thì Israel càng khó kiểm soát được kết quả.
hủ tướng Israel Benjamin Netanyahu phát biểu tại Jerusalem. Ảnh: THX/TTXVN
Phản ứng của cộng đồng quốc tế đối với cuộc chiến đẫm máu nhất này rất yếu ớt và không hiệu quả. Những lời kêu gọi ngừng bắn liên tục bị phớt lờ, và một kế hoạch do Mỹ đứng đầu nhằm khôi phục chính quyền Palestine tại Gaza sau chiến tranh đã bị Israel bác bỏ. Hiện vẫn chưa rõ ai sẽ quản lý lãnh thổ này trong tương lai hoặc ai sẽ trả tiền cho nỗ lực dọn dẹp và tái thiết có thể mất nhiều thập kỷ.
Một điều có vẻ rõ ràng là các công thức cũ sẽ không còn hiệu quả nữa. Công thức hòa bình được cộng đồng quốc tế ưa thích – thành lập một nhà nước Palestine bên cạnh Israel – xem ra phi thực tế và vô vọng. Chính phủ theo đường lối cứng rắn của Israel phản đối việc thành lập một nhà nước Palestine, tuyên bố quân đội Israel sẽ ở lại Gaza trong nhiều năm tới và tăng cường sáp nhập Bờ Tây mà không cần tuyên bố. Chính quyền Palestine được quốc tế công nhận đã bị đẩy đến bờ vực bị gạt ra ngoài.
Trong nhiều thập kỷ, Mỹ đã đóng vai trò là bên trung gian chính trong khu vực, kêu gọi thực thi giải pháp hai nhà nước nhưng lại ít thể hiện ý chí chính trị để thúc đẩy tầm nhìn đó. Thay vào đó, Mỹ thường chuyển sang quản lý xung đột, ngăn chặn các bên làm bất cứ điều gì quá cực đoan gây bất ổn cho khu vực.
Cách tiếp cận này đã tan thành mây khói vào ngày 7/10/2023. Kể từ đó, Mỹ đã phản ứng mâu thuẫn: chỉ trích các chiến thuật thời chiến của Israel là quá khắc nghiệt trong khi vẫn trang bị vũ khí cho quân đội Israel và bảo vệ Israel trước những lời chỉ trích ngoại giao. Kết quả, chính quyền cuar Tổng thống Joe Biden đã gây bất bình với cả Israel và Thế giới Arab trong khi các nỗ lực ngừng bắn liên tục thất bại.
Washington cảnh cáo Iran không được tấn công các mục tiêu của Mỹ và Israel
Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc (LHQ), ngày 2/10, Đại sứ Mỹ tại LHQ Linda Thomas-Greenfield khuyến cáo Iran không được tấn công các cơ sở của Mỹ và Israel.
Trong khi đó, Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres kêu gọi "chấm dứt vòng xoáy bạo lực trả đũa ở Trung Đông".
Các tên lửa phóng từ Iran bị hệ thống phòng không Israel đánh chặn trên bầu trời Jerusalem ngày 1/10/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Phát biểu trước Hội đồng Bảo an LHQ, Đại sứ Thomas-Greenfield khẳng định các động thái của Mỹ mang tính chất phòng thủ và Iran sẽ phải chịu trách nhiệm nếu tấn công các mục tiêu của Mỹ.
Hội đồng Bảo an LHQ gồm 15 nước thành viên tiến hành cuộc họp sau một loạt động thái căng thẳng gần đây ở Trung Đông, trong đó có việc Israel không kích ồ ạt vào Liban khiến thủ lĩnh của lực lượng Hezbollah thiệt mạng, đồng thời mở cuộc tấn công trên bộ vào quốc gia láng giềng, trong khi Iran phóng hàng trăm tên lửa vào Israel làm dấy lên lo ngại về nguy cơ chiến tranh tổng lực ở Trung Đông.
Trong khi đó, phát biểu sau cuộc gặp với Quốc vương Qatar Sheikh Tamim bin Hamad Al Thani khi tới thăm nước này 2 ngày, Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian ngày 2/10 khẳng định Tehran không muốn xung đột nhưng sẽ đáp trả nếu Tel Aviv có hành động trả đũa. Phát biểu trước chuyến thăm, ông Pezeshkian từng nói rõ ông có 2 mục đích khi tới Qatar. Thứ nhất là tăng cường đối thoại về các thỏa thuận song phương và thứ hai là trao đổi về tình hình nguy cấp của khu vực liên quan đến những cuộc tấn công gần đây của Israel.
Còn tại Liban, nơi Israel đang tăng cường tấn công trên không và mở rộng tấn công trên bộ, các nhà lãnh đạo nước này cũng đã tái khẳng định ủng hộ đề xuất ngừng bắn ngay lập tức do Mỹ và Pháp đưa ra, đồng thời nhất trí khởi xướng việc thực thi Nghị quyết 1701 của Hội đồng Bảo an LHQ. Thủ tướng lâm thời Liban Najib Mikati; Chủ tịch Quốc hội kiêm lãnh đạo Phong trào Amal của người Shiite, ông Nabih Berri; cùng lãnh đạo người Druze, đồng thời là cựu lãnh đạo đảng Xã hội Tiến bộ, ông Walid Jumblatt, lên án mọi hành động quân sự nhằm vào dân thường ở Liban cũng như người dân Palestine ở Dải Gaza, cho rằng những hành động đó tiềm ẩn nguy cơ đẩy Trung Đông vào một cuộc chiến tổng lực. Ngoài ra, 3 nhà lãnh đạo cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế thể hiện trách nhiệm và ủng hộ kế hoạch do Ủy ban khẩn cấp của chính phủ Liban đề xuất.
Trong một phát biểu khác cùng ngày, Thủ tướng Mikati nhấn mạnh cần ngừng bắn ngay lập tức để chấm dứt tình trạng thù địch gia tăng giữa Israel và Hezbollah. Ông nói rõ đã có khoảng 1,2 triệu người trên khắp Liban phải di dời do các cuộc tấn công của Israel.
Liệu 2 đối thủ truyền kiếp Israel - Iran có nổ ra chiến tranh toàn diện? "Thùng thuốc súng" ở Trung Đông đang leo thang căng thẳng nghiêm trọng sau khi Iran bắn hàng trăm tên lửa vào Israel, khiến giới quan sát lo ngại kịch bản 2 bên sẽ nổ ra chiến tranh tổng lực. Iran đã tấn công Israel bằng hàng trăm tên lửa hôm 1/10 (Ảnh: Reuters). Tối ngày 1/10, Iran đã bắn hàng trăm tên...