Trung Đông có làm suy yếu chính sách ‘xoay trục’ sang châu Á của Mỹ?

Theo dõi VGT trên

Chính quyền Mỹ của Tổng thống Joe Biden hiện phải cân nhắc xem nên chuyển nguồn lực từ các ưu tiên khác sang Trung Đông ở mức độ nào.

Trung Đông có làm suy yếu chính sách xoay trục sang châu Á của Mỹ? - Hình 1
Nhiều người ở Mỹ có cảm giác rằng các sự kiện ở Trung Đông đang kéo Washington quay trở lại khu vực. Ảnh: AP

Theo bình luận của học giả Kerry Boyd Anderson, nhà phân tích, tư vấn lâu năm về các vấn đề an ninh quốc tế và rủi ro chính trị, kinh doanh ở Trung Đông với tờ Arab News, 3 vị Tổng thống Mỹ gần đây nhất đều tìm cách giảm ưu tiên ở Trung Đông và tập trung nguồn lực chính sách đối ngoại vào châu Á – Thái Bình Dương. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng mới ở Trung Đông với xung đột Israel – Hamas một lần nữa chứng tỏ những thách thức đối với nỗ lực “ xoay trục” sang châu Á của Mỹ.

Sau vụ tấn công 11/9/2001, chính quyền George W. Bush đã trải qua hai nhiệm kỳ cầm quyền, tập trung chủ yếu vào Trung Đông. Vào thời điểm Barack Obama trở thành Tổng thống năm 2009, sự ủng hộ của công chúng Mỹ đối với cuộc chiến ở Iraq đã giảm sút. Tổng thống Obama theo đó đã chỉ trích chính quyền Bush vì đã tập trung vào cuộc chiến ở Trung Đông mà bỏ qua các lợi ích khác của Mỹ.

Các cố vấn chính sách đối ngoại của ông Obama đã phát triển một chiến lược được gọi là “xoay trục sang châu Á – Thái Bình Dương”, trong đó nhấn mạnh rằng “Mỹ là một cường quốc ở Thái Bình Dương”. Chính quyền Donald Trump cũng nhấn mạnh việc tập trung vào châu Á, đặc biệt là sự cạnh tranh với Trung Quốc. Ông Trump chỉ trích các cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan và tìm cách giảm sự can dự của quân đội Mỹ vào khu vực, bao gồm cả quyết định gây tranh cãi về việc rút quân khỏi khu vực do người Kurd kiểm soát ở miền Bắc Syria.

Mặc dù vậy, các chính quyền Mỹ hiểu rằng nước này là một cường quốc toàn cầu và vẫn có những lợi ích đáng kể ở Trung Đông. “Xoay trục” sang châu Á là tái cân bằng trọng tâm chính sách đối ngoại để ưu tiên lợi ích và mối quan tâm ở châu Á, nhưng không từ bỏ mọi lợi ích ở Trung Đông. Ví dụ, chính quyền Trump trong khu vực là theo đuổi các thỏa thuận bình thường hóa giữa Israel và một số quốc gia Arab, cũng như cách tiếp cận thân thiện với Israel trong cuộc xung đột Israel-Palestine. Chính quyền Trump cũng tích cực theo đuổi các biện pháp trừng phạt chống lại Iran và sau đó sử dụng đòn bẩy đó để đàm phán lại về chương trình hạt nhân của Tehran.

Khi Tổng thống Joe Biden nhậm chức vào năm 2021, ông đã theo đuổi chính sách đối ngoại thời Obama và Trump nhằm ưu tiên Ấn Độ – Thái Bình Dương, đặc biệt trong bối cảnh căng thẳng ngày càng gia tăng giữa Washington và Bắc Kinh. Chính quyền Biden đã giảm mạnh ưu tiên ở Trung Đông. Các quan chức chính quyền Biden nói rõ rằng họ sẽ không dành nhiều nguồn lực cho cuộc xung đột Israel-Palestine. Mặc dù Tổng thống Biden vẫn bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ đối với Israel, khôi phục viện trợ cho người Palestine và tìm cách mở rộng Hiệp định Abraham, nhưng mặt khác phần lớn muốn tránh can dự sâu rộng vào khu vực.

Trung Đông có làm suy yếu chính sách xoay trục sang châu Á của Mỹ? - Hình 2
Tổng thống Mỹ Biden (trái) và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu. Ảnh: Reuters

Trong quá khứ, một số diễn biến lớn trong khu vực đã làm phức tạp thêm những nỗ lực “xoay trục” sang châu Á của Mỹ. Cái gọi là Mùa xuân Arab, cuộc cách mạng ở Libya, cuộc nội chiến ở Syria và sự trỗi dậy của tổ chức Nhà nước Hồi giáo IS, tất cả đều thu hút sự chú ý về chính sách đối ngoại của Mỹ. Chiến lược khu vực và toàn cầu được hoạch định cẩn thận của Washington buộc phải thích ứng với thực tế mới.

Video đang HOT

Và vào đầu tháng này, Hamas phát động cuộc tấn công bất ngờ vào Israel, châm ngòi cho một cuộc chiến mới ở Gaza và gia tăng bạo lực ở Bờ Tây. Giống như các chính quyền Mỹ trước đây cảm thấy buộc phải phản ứng trước những sự kiện như Mùa xuân Arab, sự trỗi dậy của IS và các diễn biến khác trong khu vực, giờ đây, chính quyền Biden cho rằng Mỹ cần phải tích cực ứng phó một cách mạnh mẽ. Do đó, nhiều người trong cộng đồng hoạch định chính sách đối ngoại của Mỹ có cảm giác rằng các sự kiện ở Trung Đông đang tiếp tục kéo Washington quay trở lại khu vực.

Động thái mới nhất khiến Washington chú ý đến Trung Đông nhấn mạnh rằng các tổng thống Mỹ có thể phát triển các chiến lược lớn với các ưu tiên khu vực mà họ ưa thích, nhưng sẽ luôn có những sự kiện làm suy yếu khả năng theo đuổi mục tiêu của họ. Giống như cuộc xung đột Nga – Ukraine đã dẫn đến những thay đổi trong chính sách đối ngoại của chính quyền Biden và sự tái phân bổ nguồn lực đáng kể, cuộc chiến mới nhất ở Trung Đông cũng làm gián đoạn nỗ lực xoay trục sang châu Á của Washington.

Nhưng câu hỏi đặt ra là Mỹ sẽ chú ý đến Trung Đông như thế nào? Là một cường quốc toàn cầu, Mỹ có lợi ích chiến lược mạnh mẽ ở Trung Đông, xét đến vị trí địa chiến lược của khu vực, tầm quan trọng của dầu khí đối với nền kinh tế toàn cầu cũng như những lo ngại về vũ khí hạt nhân và chủ nghĩa khủng bố có thể đe dọa người Mỹ. Hơn nữa, khi ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực ngày càng tăng, việc đối trọng với Bắc Kinh có thể đòi hỏi Washington phải có hành động ở Trung Đông.

Tóm lại, chính quyền Biden hiện phải quyết định xem nên chuyển nguồn lực từ các ưu tiên khác sang Trung Đông ở mức độ nào để ứng phó với cuộc chiến mới nhất.

Cách tiếp cận của Tổng thống Mỹ sẽ nói lên nhiều điều với thế giới về những ưu tiên của ông và cách ông xác định lợi ích của Mỹ.

Hệ lụy toàn cầu từ cuộc xung đột Nga-Ukraine

Giống như năng lượng, xung đột Nga-Ukraine đã giáng một "đòn chí mạng" vào an ninh lương thực của thế giới.

"Cú sốc" năng lượng

Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) trong báo cáo tháng 11/2022 đã đánh giá rằng cuộc khủng hoảng ở Ukraine là một "cú sốc năng lượng lớn và mang tính lịch sử" đối với thị trường. "Cú sốc" đó là một trong những yếu tố chính khiến tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2022 giảm xuống còn 3,1%. Trước khi Nga phát động "chiến dịch quân sự đặc biệt" ở Ukraine, các dự báo ước tính tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2022 sẽ vào khoảng 5%. Trong báo cáo mới nhất hồi tháng 9, OECD dự báo GDP toàn cầu 2023 sẽ ở mức 3%, tăng 0,3 điểm phần trăm so với dự báo trước đó. Tuy nhiên, đây vẫn là kết quả "dưới trung bình", đánh dấu mức tăng trưởng hằng năm thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu (2008-2009), trừ năm 2020 bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Cùng với đó, OECD hạ dự báo tăng trưởng giảm 0,2 điểm phần trăm, xuống còn 2,7%.

Hệ lụy toàn cầu từ cuộc xung đột Nga-Ukraine - Hình 1
An ninh lương thực thế giới bị giáng một "đòn chí mạng" và châu Phi là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.

"Cú sốc" năng lượng do khủng hoảng Nga-Ukraine gây ra đã làm thay đổi dòng chảy năng lượng toàn cầu. Trong nhiều thập kỷ, từ thời Liên Xô cho đến thời điểm xung đột Nga-Ukraine bùng phát, Nga và phần lớn châu Âu ràng buộc với nhau trong một "cuộc hôn nhân hydrocarbon" vì lợi ích. Nga cần thị trường năng lượng ổn định để xuất khẩu dầu khí, châu Âu muốn nguồn năng lượng được cung cấp trực tiếp qua các đường ống dẫn, giúp giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung từ Trung Đông - một thị trường không ổn định với nguồn cung được vận chuyển bằng tàu biển. Theo Cơ quan Năng lượng quốc tế, thị trường châu Âu từng là khách hàng lớn nhất của Nga: Năm 2022, trước cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine, 60% lượng dầu mỏ và 74% lượng khí đốt xuất khẩu của Nga là sang châu Âu.

Với sự phụ thuộc lớn như vậy, việc châu Âu dần từ bỏ khí đốt của Nga sẽ không dễ dàng. Một số giải pháp thay thế trước mắt sẽ phải trả giá bằng các mục tiêu giảm phát thải, vì một số nước châu Âu đã tăng cường sản xuất điện than. Tuy nhiên, năm ngoái châu Âu đã chứng kiến mức tiêu thụ khí đốt tự nhiên giảm hơn 20%, do các doanh nghiệp và hộ gia đình buộc phải tiết kiệm nhiều hơn trong bối cảnh giá năng lượng tăng vọt do thiếu hụt nguồn cung.

Nhưng, khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) đang nhanh chóng lấp đầy sự thiếu hụt đó. Mỹ sẽ trở thành nhà xuất khẩu LNG lớn nhất thế giới vào năm 2023, dù vậy nước này không có đủ nguồn cung dư thừa để đáp ứng đầy đủ nhu cầu của châu Âu, ngay cả sau khi Mỹ đã chuyển một phần xuất khẩu từ châu Á sang thị trường châu Âu. 68% xuất khẩu LNG của Mỹ hiện đang hướng tới các nước Liên minh châu Âu (EU). Con số đó có thể sẽ còn tăng lên.

Về lâu dài, châu Âu sẽ giảm đáng kể nhu cầu khí đốt của Nga. Châu Âu dường như cũng đã quyết tâm không bao giờ rơi vào tình thế phải phụ thuộc vào nguồn hydrocarbon giá rẻ của Nga nữa. Mặc dù Nga sẽ tiếp tục là nước xuất khẩu năng lượng, một số nhà quan sát tin rằng trong vài năm tới, vị thế siêu cường năng lượng của nước này sẽ giảm sút. Nga sẽ tiếp tục chuyển hoạt động xuất khẩu từ châu Âu sang các thị trường Trung Quốc và Ấn Độ, nhưng với mức giá thấp hơn.

An ninh lương thực toàn cầu bị đe dọa

Giống như năng lượng, xung đột Nga-Ukraine đã giáng một "đòn chí mạng" vào an ninh lương thực của thế giới.

Cả Nga và Ukraine đều thuộc nhóm những cường quốc nông nghiệp quan trọng nhất. Năm 2021, cả hai đều nằm trong số 3 nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới về lúa mỳ, lúa mạch, ngô, hạt cải và dầu hạt cải, hạt hướng dương và dầu hướng dương. Nga cũng là nước xuất khẩu phân bón lớn nhất thế giới: Xuất khẩu phân đạm, kali và phân hỗn hợp của nước này lần lượt chiếm 13%, 16% và 15% thị trường toàn cầu vào năm 2019. Việc nguồn cung cấp ngũ cốc và phân bón tập trung cao vào hai quốc gia này khiến nhiều nước bị tổn thương trước tình trạng mất an ninh lương thực trong cuộc xung đột.

Tình hình càng đáng lo ngại hơn kể từ khi Moscow rút khỏi Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen vào tháng 7/2023. Thổ Nhĩ Kỳ và Liên hợp quốc hiện đang thảo luận với Moscow để khôi phục thỏa thuận nhằm cho phép các tàu chở ngũ cốc của Ukraine đi qua Biển Đen mà không gặp trở ngại. Tuy nhiên, tình hình không có vẻ lạc quan khi Nga nhiều lần khẳng định nước này sẽ không khôi phục thỏa thuận khi quyền lợi chưa được bảo đảm.

Châu Phi - đặc biệt là Đông Phi - là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ cuộc xung đột Nga-Ukraine. Nhiều thập kỷ xung đột và biến đổi khí hậu, theo thời gian, đã khiến Đông Phi trở nên dễ bị tổn thương và phụ thuộc một cách nguy hiểm vào các loại ngũ cốc quan trọng - với khoảng 80% lượng ngũ cốc nhập khẩu của Đông Phi là từ Nga và Ukraine.

Ở Trung Đông, cuộc chiến ở Ukraine đã khiến giá lúa mì và nhiên liệu tăng vọt. Người tị nạn Syria nằm trong số những người bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì nhiều người không có thu nhập để trang trải cho chi phí sinh hoạt vốn đã gia tăng đáng kể.

Ở Trung Mỹ, giá lương thực thiết yếu như ngô trắng cao hơn nhiều so với mức trung bình 5 năm. Cùng với biến đổi khí hậu và tình trạng mất an ninh đang diễn ra, gần 13 triệu người trên toàn khu vực phải đối mặt với nạn đói ngày càng tăng.

Hệ lụy toàn cầu từ cuộc xung đột Nga-Ukraine - Hình 2
Cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine đã định hình lại thị trường năng lượng toàn cầu trong bối cảnh châu Âu nỗ lực tìm cách giảm phụ thuộc vào năng lượng Nga.

"Bức màn sắt" mới

Không chỉ dừng lại ở lĩnh vực năng lượng và lượng thực, xung đột Nga-Ukraine còn gây ra những hệ lụy về mặt chính trị, tạo ra một "bức màn sắt" vô hình mới. Tracey German, giáo sư về xung đột và an ninh tại King's College London, cho rằng cuộc xung đột đã làm xuất hiện sự chia rẽ giữa một bên là "trật tự quốc tế do Mỹ lãnh đạo" và bên kia là nước Nga giận dữ và siêu cường đang trỗi dậy Trung Quốc.

Thực tế cho thấy cuộc khủng hoảng này đã giúp hồi sinh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Liên minh quân sự này - vốn được lập ra nhằm chống lại Liên Xô - đã có ý thức mới về mục đích và kết nạp thêm 2 thành viên mới đầy tham vọng là Phần Lan và Thụy Điển. Hai quốc gia này đã từ bỏ quan điểm không liên kết trong nhiều thập kỷ và xin nhập NATO để được bảo vệ trước điều mà họ cho là mối đe dọa từ Nga. Trong khi đó, xung đột Nga-Ukraine đã phần nào giúp gác lại những tranh cãi về Brexit trong EU, làm tan băng mối quan hệ ngoại giao khó xử giữa khối và cựu thành viên Anh.

Tuy nhiên, đã có một số vết nứt trong mặt trận thống nhất của phương Tây. Thủ tướng Hungary Viktor Orban - đồng minh thân cận nhất của Tổng thống Putin ở EU - đã vận động chống lại các lệnh trừng phạt đối với Moscow, từ chối gửi vũ khí tới Ukraine và từ chối gói viện trợ của khối cho Kiev. Sự thống nhất của phương Tây sẽ ngày càng chịu nhiều áp lực hơn khi xung đột càng kéo dài.

Ở phía bên kia "bức màn sắt", Moscow cũng đang củng cố liên minh của mình. Nga đã tăng cường quan hệ kinh tế với Trung Quốc, mặc dù Bắc Kinh vẫn giữ khoảng cách với cuộc xung đột và cho đến nay vẫn chưa gửi vũ khí cho Moscow. Tuy nhiên, nhiều nhà quan sát bày tỏ lo ngại rằng điều đó có thể sẽ sớm thay đổi. Trung Quốc hiện đang theo dõi chặt chẽ một cuộc xung đột để rút ra những bài học cho riêng mình về cách thức phản ứng của Mỹ và phương Tây trước những tình huống tương tự.

Ngoài Trung Quốc, Nga cũng đang tăng cường liên kết với CHDCND Triều Tiên và Iran. Từ năm 2022, Kiev và các đồng minh phương Tây liên tục cáo buộc Iran cung cấp vũ khí cho Nga để sử dụng trong cuộc chiến tại Ukraine - điều mà Tehran bác bỏ. Về phần CNDCND Triều Tiên, chuyến thăm Nga của nhà lãnh đạo Kim Jong-un hồi giữa tháng 9 được coi là bước ngoặt mới trong lịch sử phát triển quan hệ giữa hai nước. Cho dù Moscow tăng cường hợp tác quân sự với Bình Nhưỡng và Tehran, điều đó không hẳn sẽ làm thay đổi cục diện chiến sự tại Ukraine, nhưng đây sẽ là động thái đào sâu sự chia rẽ trong môi trường địa chính trị toàn cầu hiện nay, một kiểu tái diễn Chiến tranh Lạnh với một trục là phương Tây và trục kia gồm các nước chịu nhiều trừng phạt như CHDCND Triều Tiên, Nga, Iran...

Khủng hoảng Nga-Ukraine sẽ diễn biến ra sao trong những tháng tới - và thậm chí nhiều năm tới - là điều không ai biết chắc. Bất chấp thương vong nặng nề, không bên nào tỏ ra sẵn sàng lùi bước. Cuộc khủng hoảng này không phải là một cuộc khủng hoảng có tính tách biệt, những tác động lan tỏa của nó có thể được cảm nhận trên toàn cầu. Do đó, chấm dứt xung đột này phải được coi là ưu tiên hàng đầu hiện nay của các nhà lãnh đạo thế giới. Những câu hỏi khó và nhạy cảm về mặt chính trị trong cuộc xung đột này không thể bị bỏ qua.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Nhật Bản cảnh báo về siêu động đất có thể khiến 300.000 người chếtNhật Bản cảnh báo về siêu động đất có thể khiến 300.000 người chết
18:48:58 31/03/2025
Bí ẩn về "tháp ma" bỏ hoang gần 30 năm ở Bangkok vẫn đứng vững sau động đấtBí ẩn về "tháp ma" bỏ hoang gần 30 năm ở Bangkok vẫn đứng vững sau động đất
07:16:40 01/04/2025
Nga lên tiếng về loại virus chưa xác định gây ra tình trạng ho ra máuNga lên tiếng về loại virus chưa xác định gây ra tình trạng ho ra máu
19:11:33 01/04/2025
Cách tâm chấn hơn 1.000km, tại sao tòa nhà 34 tầng vẫn bị đổ sập?Cách tâm chấn hơn 1.000km, tại sao tòa nhà 34 tầng vẫn bị đổ sập?
18:40:57 31/03/2025
Tỷ phú Bill Gates cảnh báo AI thay thế nhiều bác sĩ, giáo viênTỷ phú Bill Gates cảnh báo AI thay thế nhiều bác sĩ, giáo viên
21:42:59 31/03/2025
Ông Trump ra "hạn chót tâm lý" cho Nga đồng ý ngừng bắn ở UkraineÔng Trump ra "hạn chót tâm lý" cho Nga đồng ý ngừng bắn ở Ukraine
21:30:06 31/03/2025
Lãnh đạo Greenland đáp trả ông Trump: Mỹ sẽ không có được hòn đảoLãnh đạo Greenland đáp trả ông Trump: Mỹ sẽ không có được hòn đảo
18:14:17 31/03/2025
Sống sót sau 60 giờ mắc kẹt dưới đống đổ nát sau động đất ở MyanmarSống sót sau 60 giờ mắc kẹt dưới đống đổ nát sau động đất ở Myanmar
21:49:59 31/03/2025

Tin đang nóng

Nghẹt thở: Người đàn ông nhảy qua lối đi bị gãy ở tầng 50 để tìm kiếm vợ con trong trận động đất tại BangkokNghẹt thở: Người đàn ông nhảy qua lối đi bị gãy ở tầng 50 để tìm kiếm vợ con trong trận động đất tại Bangkok
17:13:19 01/04/2025
Họp báo nước mắt "hại" Kim Soo Hyun: 1 brand quyết không dung thứ, Disney+ ra quyết định quan trọngHọp báo nước mắt "hại" Kim Soo Hyun: 1 brand quyết không dung thứ, Disney+ ra quyết định quan trọng
16:53:39 01/04/2025
Vợ cố diễn viên Đức Tiến chia sẻ gây chú ý sau tuyên bố kiện mẹ chồngVợ cố diễn viên Đức Tiến chia sẻ gây chú ý sau tuyên bố kiện mẹ chồng
16:55:53 01/04/2025
Clip toàn cảnh đám cưới H'Hen Niê: Mẹ chồng gây chú ý vì câu nói khi trao sính lễ, chú rể phát biểu độc lạClip toàn cảnh đám cưới H'Hen Niê: Mẹ chồng gây chú ý vì câu nói khi trao sính lễ, chú rể phát biểu độc lạ
17:14:51 01/04/2025
Kim Soo Hyun - Kim Sae Ron "1 trời 1 vực" khi đối mặt dàn phóng viên: "Bản lĩnh đàn ông đâu cả rồi?"Kim Soo Hyun - Kim Sae Ron "1 trời 1 vực" khi đối mặt dàn phóng viên: "Bản lĩnh đàn ông đâu cả rồi?"
19:38:37 01/04/2025
NSND Thanh Tuấn đã tỉnh, NSND Lệ Thủy vui mừng xúc độngNSND Thanh Tuấn đã tỉnh, NSND Lệ Thủy vui mừng xúc động
19:46:12 01/04/2025
Buổi họp báo vi phạm "tính người" của Kim Soo HyunBuổi họp báo vi phạm "tính người" của Kim Soo Hyun
17:34:54 01/04/2025
Top 4 nàng WAGs xinh đẹp còn sở hữu học vấn đáng nể: Doãn Hải My và 3 tiểu thư nhà trâm anh thế phiệtTop 4 nàng WAGs xinh đẹp còn sở hữu học vấn đáng nể: Doãn Hải My và 3 tiểu thư nhà trâm anh thế phiệt
19:13:49 01/04/2025

Tin mới nhất

Nga tăng cường phục kích vào hậu cần Ukraine

Nga tăng cường phục kích vào hậu cần Ukraine

22:00:09 01/04/2025
Máy bay không người lái (UAV) có kết nối cáp quang đang trở thành một công cụ hiệu quả để quân đội Nga tổ chức phục kích trên các tuyến đường tiếp tế của lực lượng Ukraine.
Mỹ có động thái mới ngay trước thềm ông Trump áp đợt thuế lớn nhất

Mỹ có động thái mới ngay trước thềm ông Trump áp đợt thuế lớn nhất

21:42:32 01/04/2025
Mỹ vừa công bố báo cáo về rào cản thương mại của các nước, chỉ 2 ngày trước khi Tổng thống Trump công bố về các chính sách thuế nhập khẩu đối ứng.
"Lá bài" trừng phạt của ông Trump có đủ gây sức ép với Nga?

"Lá bài" trừng phạt của ông Trump có đủ gây sức ép với Nga?

21:40:23 01/04/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo sẽ áp thuế lên dầu khí Nga nếu Moscow không hướng tới lệnh ngừng bắn với Ukraine nhưng các chuyên gia hoài nghi về mức độ hiệu quả của lá bài này.
Số người chết do động đất ở Myanmar vượt 2.700

Số người chết do động đất ở Myanmar vượt 2.700

21:30:40 01/04/2025
Số người thiệt mạng do động đất ở Myanmar tiếp tục tăng nhanh, trong khi người sống sót đối mặt với điều kiện sống thiếu thốn, khắc nghiệt.
Thăm dò: Nhiều người Mỹ không ủng hộ chính sách thuế quan của ông Trump

Thăm dò: Nhiều người Mỹ không ủng hộ chính sách thuế quan của ông Trump

21:20:04 01/04/2025
Một cuộc khảo sát mới đây cho thấy phần lớn người Mỹ được hỏi trả lời rằng họ không đồng tình với các chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump, theo The Hill.
ISW: Khó nhất trí về lệnh ngừng bắn hoàn toàn ở Ukraine trong 3 tuần tới

ISW: Khó nhất trí về lệnh ngừng bắn hoàn toàn ở Ukraine trong 3 tuần tới

21:06:52 01/04/2025
Các nhà phân tích tại Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) cho rằng Mỹ, Ukraine và Nga khó có thể nhất trí về lệnh ngừng bắn hoàn toàn trong 3 tuần tới.
Người dân đánh trống, livestream phản đối khai thác cát trên sông Lam

Người dân đánh trống, livestream phản đối khai thác cát trên sông Lam

21:03:38 01/04/2025
Nhiều người dân tại Nghệ An mang loa, trống ra bờ sông Lam livestream (phát trực tiếp), phản đối khai thác cát vì cho rằng hoạt động này gây sạt lở, ảnh hưởng đất sản xuất, đời sống.
Phát hiện bất thường tại tòa nhà 30 tầng ở Bangkok trước khi sập

Phát hiện bất thường tại tòa nhà 30 tầng ở Bangkok trước khi sập

20:58:45 01/04/2025
Giới chức trách Thái Lan đã phát hiện ra những bất thường trong quá trình xây dựng tòa nhà 30 tầng ở Bangkok trước khi công trình này bị sập do động đất hôm 28/3.
Bỏ 8,4 tỷ đồng nâng ngực bằng DNA gia súc, cô gái bị biến dạng nghiêm trọng

Bỏ 8,4 tỷ đồng nâng ngực bằng DNA gia súc, cô gái bị biến dạng nghiêm trọng

20:51:02 01/04/2025
Lingling (người Trung Quốc) đã bỏ ra 2,39 triệu tệ (hơn 8,4 tỷ đồng) để nâng ngực nhưng gặp biến chứng nặng nề. Kiểm tra sau đó cho thấy, túi độn của cô chứa DNA của gia súc và nai sừng tấm.
Vệ tinh và AI đã giúp nhân viên cứu trợ động đất ở Myanmar như thế nào?

Vệ tinh và AI đã giúp nhân viên cứu trợ động đất ở Myanmar như thế nào?

20:45:07 01/04/2025
Ngay sau khi trận động đất mạnh 7,7 độ xảy ra tại Myanmar hôm 28/3, một vệ tinh được trang bị camera tầm xa đã đến vị trí thành phố Mandalay.
Người đầu tiên được cấy chip vào não cách đây một năm hiện ra sao?

Người đầu tiên được cấy chip vào não cách đây một năm hiện ra sao?

20:43:33 01/04/2025
Cách đây hơn một năm, Noland Arbaugh trở thành người đầu tiên trên thế giới được cấy chip não của Neuralink, công ty công nghệ sinh học do Elon Musk thành lập.
Đôi vợ chồng bán nhà, nghỉ việc đưa 3 con du lịch vòng quanh thế giới

Đôi vợ chồng bán nhà, nghỉ việc đưa 3 con du lịch vòng quanh thế giới

20:40:30 01/04/2025
Thực hiện ước mơ du lịch và mong muốn con cái phát triển tốt hơn, một đôi vợ chồng người Anh quyết định bán căn nhà đã gắn bó 10 năm để đưa các con đi vòng quanh thế giới.

Có thể bạn quan tâm

Idol K-Pop cũng không cưỡng được sức hút của 'When Life Gives You Tangerines'

Idol K-Pop cũng không cưỡng được sức hút của 'When Life Gives You Tangerines'

Hậu trường phim

23:03:28 01/04/2025
Hai cô nàng Chaeryeong, Ryujin của nhóm nhạc K-Pop ITZY đã không cầm được nước mắt khi dõi theo bộ phim Netflix ăn khách When Life Gives You Tangerines.
Trịnh Công Sơn và người định mệnh một đĩa cơm chia hai, cùng ngủ trên tờ báo cũ nhàu nát

Trịnh Công Sơn và người định mệnh một đĩa cơm chia hai, cùng ngủ trên tờ báo cũ nhàu nát

Nhạc việt

22:59:02 01/04/2025
Dù không phải tình nhân nhưng giữa Trịnh Công Sơn và Khánh Ly lại tồn tại một tình tri kỷ mà không bóng hồng nào có được khi bước qua đời ông.
Hoa hậu Lê Nguyễn Bảo Ngọc làm giám đốc: "Tôi không bận tâm về định kiến"

Hoa hậu Lê Nguyễn Bảo Ngọc làm giám đốc: "Tôi không bận tâm về định kiến"

Sao việt

22:50:25 01/04/2025
Hoa hậu Lê Nguyễn Bảo Ngọc vừa được bổ nhiệm làm Giám đốc điều hành. Cô chia sẻ thẳng thắn về việc đối mặt với định kiến hoa hậu, người đẹp là bình hoa di động .
'Mật vụ phụ hồ' cấm khán giả dưới 18 tuổi, đối đầu trực tiếp bom tấn 'Địa đạo'

'Mật vụ phụ hồ' cấm khán giả dưới 18 tuổi, đối đầu trực tiếp bom tấn 'Địa đạo'

Phim âu mỹ

22:27:09 01/04/2025
Phim hành động Mật vụ phụ hồ có sự tham gia của Jason Statham sẽ ra rạp cùng ngày với bom tấn lịch sử Địa đạo của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên.
Chồng cũ tới tham dự đám cưới, tôi bất ngờ khi thấy anh bật khóc lúc đôi bên trao nhẫn: Phản ứng của chú rể khiến tôi mãn nguyện

Chồng cũ tới tham dự đám cưới, tôi bất ngờ khi thấy anh bật khóc lúc đôi bên trao nhẫn: Phản ứng của chú rể khiến tôi mãn nguyện

Góc tâm tình

22:22:43 01/04/2025
Khi quay lại phòng tiệc, tôi thấy chồng mới đang đợi tôi. Tôi đã từng nghĩ rằng mình sẽ không bao giờ gặp lại anh ấy, người đàn ông mà tôi đã từng gọi là chồng.
Hai thanh niên chủ mưu gây ra 9 vụ cướp ở Bình Dương

Hai thanh niên chủ mưu gây ra 9 vụ cướp ở Bình Dương

Pháp luật

22:01:54 01/04/2025
Chưa đầy nửa tháng, Bảo và Đan cùng những người khác gây ra 9 vụ cướp tại khu vực TP Thủ Dầu Một (Bình Dương) để lấy tiền tiêu xài.
Công ty của Kim Soo Hyun khánh kiệt tới mức ngưng cả dịch vụ vệ sinh?

Công ty của Kim Soo Hyun khánh kiệt tới mức ngưng cả dịch vụ vệ sinh?

Sao châu á

21:58:51 01/04/2025
Vào ngày 1/4, Newsen đưa tin công ty Gold Medalist của Kim Soo Hyun đang lâm vào cảnh khủng hoảng tài chính nghiêm trọng.
Bé gái 10 ngày tuổi bị bỏ rơi bên đường lúc rạng sáng

Bé gái 10 ngày tuổi bị bỏ rơi bên đường lúc rạng sáng

Tin nổi bật

21:32:51 01/04/2025
Người dân tại Quảng Bình vừa phát hiện một bé gái khoảng 10 ngày tuổi bị bỏ rơi bên đường, kèm theo nhiều vật dụng dành cho trẻ sơ sinh.
Xôn xao nữ đại gia 52 tuổi tái hôn với nhân viên bảo vệ kém 9 tuổi, tặng biệt thự, xe BMW làm quà cưới

Xôn xao nữ đại gia 52 tuổi tái hôn với nhân viên bảo vệ kém 9 tuổi, tặng biệt thự, xe BMW làm quà cưới

Netizen

21:27:47 01/04/2025
Mới đây, chuyện một nữ đại gia tái hôn với một người đàn ông làm bảo vệ, tặng của hồi môn khủng ở tỉnh Quý Châu, Trung Quốc, ngay lập tức trở thành đề tài bàn tán rôm rả trên mạng xã hội.
Quyền Linh tiếc nuối khi chủ cửa hàng bị nữ quản lý xinh đẹp từ chối

Quyền Linh tiếc nuối khi chủ cửa hàng bị nữ quản lý xinh đẹp từ chối

Tv show

21:02:17 01/04/2025
Dù tiếc nuối cho đàng trai song Quyền Linh tôn trọng quyết định của người tham gia và mong cả hai có thể làm bạn sau chương trình.
'Aquaman' Jason Momoa công khai tình tứ với người tình sau ly hôn

'Aquaman' Jason Momoa công khai tình tứ với người tình sau ly hôn

Sao âu mỹ

20:59:26 01/04/2025
Tại buổi công chiếu toàn cầu của bộ phim A Minecraft Movie , Jason Momoa thu hút mọi ánh nhìn khi xuất hiện tại London (Anh) cùng bạn gái.