Trung đoàn tiêm kích Su-30MK2 canh trời miền Bắc
Kế hoạch xây dựng và trang bị 3 trung đoàn tiêm kích Su-30MK2 hiện đại của Quân chủng Phòng không – Không quân đã đi đến giai đoạn cuối cùng.
Đơn vị được nhận máy bay mới là Trung đoàn không quân 927 – Đoàn không quân Lam Sơn thuộc Sư đoàn không quân 371. Sau một thời gian cơ động lực lượng vào Trung đoàn Không quân 923 (cũng thuộc Sư đoàn 371), huấn luyện chuyển loại tại sân bay Thọ Xuân, đến nay toàn bộ phi công tiêm kích của Trung đoàn 927 đã hoàn toàn làm làm chủ máy bay Su-30MK2 hiện đại.
Chia sẻ trên Báo PK-KQ, Trung tá Lê Văn Sơn – Chủ nhiệm Hậu cần Trung đoàn 927 cho biết, đây là nhiệm vụ trọng tâm của đơn vị trong năm 2016 nên cán bộ, nhân viên trong ngành và các bộ phận liên quan đã rất quyết tâm và nỗ lực trong công tác chuẩn bị, từ kế hoạch hành quân, phương tiện đến con người.
Tiêm kích Su-30MK2.
Để bám được đội hình, các xe phải đi đúng vị trí được quy định, giữ đúng khoảng cách giữa xe nọ với xe kia, và chạy đúng tốc độ mà chỉ huy hành quân đã quán triệt. Với quãng đường 300km từ Thanh Hóa về Kép, nếu chạy đường dài đơn lẻ, lái xe sẽ chủ động hơn, thời gian chạy cũng ngắn hơn.
Đấy là với đội hình hành quân đường bộ, còn đội hình máy bay tiêm kích Su-30MK2 thì sao? Thật vui khi được biết rằng đội ngũ phi công của Trung đoàn đều rất tự tin cho những chuyến bay chuyển sân.
Trước khi chính thức đăng tải những thông tin này, căn cứ vào các chỉ dấu cho thấy, đơn vị tiếp theo được trang bị Su-30MK2 sẽ là Trung đoàn 927. Thứ nhất, đến nay có thể khẳng định những chiếc MiG-21 của Không quân Việt Nam đã “nghỉ hưu”, nhường chỗ cho các dòng chiến đấu cơ hiện đại hơn.
Video đang HOT
Trong khi hầu hết những trung đoàn được trang bị MiG-21 đã hoàn thành việc nhận máy bay mới thì các phi công của Trung đoàn 927 đã được chuyển loại lên thẳng Su-30MK2. Thứ hai, Kép – sân bay căn cứ chính của Trung đoàn 927 đã cơ bản hoàn thành nâng cấp giai đoạn 1.
Thứ ba, trong năm 2015, toàn bộ 12 chiếc Su-30MK2 của hợp đồng đã ký năm 2013 sẽ được bàn giao cho Việt Nam, đủ để trang bị cho trung đoàn Su-30 tiếp theo. Như vậy, trong năm 2015, Trung đoàn Không quân 927 – Đoàn Không quân Lam Sơn Anh hùng là đơn vị thứ 3 được trang bị máy bay Su-30MK2.
Căn cứ vào số lượng từng hợp đồng mua tiêm kích Su-30MK2 Việt Nam đã ký kết với phía Nga cho thấy, biên chế chuẩn của mỗi trung đoàn bao gồm 12 chiếc Su-30MK2 chia làm 2 phi đội. Như vậy, dòng tiêm kích Su-30MK2 của Không quân Việt Nam đã được bố trí tại những vị trí trọng yếu để bảo về vùng trời và biển đảo Tổ quốc.
Tiêm kích Su-30MK2 được biết đến là dòng máy bay tiêm kích đa năng, có thể đảm nhiệm chiếm ưu thế trên không, phòng không, tuần tra, hộ tống, tấn công các mục tiêu trên mặt đất, trên biển.
Tốc độ bay tối đa của Su-30MK2 đạt trên 2.100km/h, cự ly tối đa khoảng 3.000km và có thể lên đến hơn 8.000km nếu được tiếp nhiên liệu trên không. Đặc biệt, dòng chiến đấu cơ này còn có khả năng phát hiện mục tiêu cách xa vài trăm km nhờ hệ thống radar điều khiển hỏa lực tầm xa.
Hệ thống vũ khí của Su-30MK2 là cực kỳ hiện đại và mạnh mẽ phù hợp cho tác chiến đối không, đối đất và đối hải. Khả năng mang vác vũ khí của Su-30MK2 là cực lớn, lên tới 8 tấn trên 12 giá treo. Ngoài ra còn có một khẩu pháo trong thân GSh-301 cỡ 30mm với 150 viên đạn.
Theo Đất Việt
Đơn vị nào bảo vệ Trường Sa khi Su-30MK2 đang tạm ngừng bay?
Theo Thượng tướng Võ Văn Tuấn, toàn bộ tiêm kích Su-30MK2 sẽ bị đình chỉ tất cả các hoạt động bay huấn luyện, chỉ được phép cất cánh khi làm nhiệm vụ chiến đấu.
Đơn vị nào bảo vệ Trường Sa khi Su-30MK2 đang tạm ngừng bay?
Quyết định trên được đưa ra hôm 14/6/2016, sau vụ tai nạn xảy ra với chiếc Su-30MK2 số hiệu 8585. "Việc đình chỉ này để đánh giá về sự cố xảy ra đối với chiếc máy bay đang mất tích", Thượng tướng Võ Văn Tuấn cho biết.
Như vậy trong khi Su-30MK2 đang tạm ngừng bay huấn luyện, gánh nặng của "người thay thế xứng đáng nhất" cho trọng trách tuần tra bảo vệ Quần đảo Trường Sa sẽ đặt trên vai đơn vị nào?
Nhiều khả năng đó chính là Trung đoàn không quân 925, đơn vị duy nhất của Quân đội Việt Nam được trang bị các tiêm kích Su-27, do những trung đoàn còn lại chỉ có Su-22 tính năng chiến đấu rất hạn chế.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang chụp ảnh chung với cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn Không quân 925 tại huyện Phù Cát, phía sau là chiếc Su-27UBK số hiệu 8526.
Hiện tại Không quân Nhân dân Việt Nam đang có trong biên chế 10 chiếc tiêm kích Su-27, đây là những chiến đấu cơ thế hệ 4 đầu tiên của chúng ta trước khi Su-30MK2 về nước.
Khác với Su-30MK2, Su-27 chỉ là tiêm kích đơn nhiệm. Trong nhiệm vụ cường kích, nó không có khả năng triển khai các loại vũ khí tấn công mặt đất, mặt biển dẫn đường chính xác mà chỉ đơn giản mang được bom và rocket không điều khiển.
Tuy vậy trong không chiến, Su-27 lại nhanh nhẹn hơn Su-30MK2 khi đạt vận tốc tối đa Mach 2,35 (Su-30MK2 chỉ là Mach 2) và tốc độ leo cao lên tới 325 m/s (so với 305 m/s của Su-30MK2), rất thích hợp cho vai trò chiếm ưu thế trên không.
Mặc dù radar N001 đời đầu của Su-27 có hiệu suất không bằng loại N001VEP lắp trên Su-30MK2 nhưng năng lực không chiến tầm xa của nó vẫn rất đáng gờm.
Tiêm kích Su-27SK số hiệu 6004 thuộc biên chế Trung đoàn Không quân 925
Vào ngày 15/6/2012, lần đầu tiên tiêm kích Su-27 (khi đó thuộc Trung đoàn 940) đã thực hiện chuyến bay làm nhiệm vụ đặc biệt: Cất cánh từ căn cứ ở miền Trung ra tuần tiễu, trinh sát, bảo vệ chủ quyền biển đảo tại Trường Sa. Đây là cột mốc đáng nhớ vì trước đó các máy bay của Không quân Nhân dân Việt Nam đều xuất phát từ các sân bay phía Nam.
Với tầm hoạt động 3.530 km, Su-27 thừa năng lực để hiện diện và tuần tra đủ lâu trên vùng trời quần đảo Trường Sa, điều mà Su-22 gặp phải khá nhiều bất lợi.
Nhờ sở hữu đặc tính không chiến ưu việt cũng như tầm bay lớn, Su-27 thuộc Trung đoàn 925 hoàn toàn đủ khả năng tạm thời thay thế Su-30MK2 lĩnh trọng trách bảo vệ Quần đảo Trường Sa.
Hiện tại mặc dù chưa có thông tin khẳng định, nhưng việc chiếc Su-27UBK số hiệu 8526 sau đại tu xuất hiện với màu sơn mới giống như Su-30MK2 đã dẫn tới ý kiến cho rằng nó được nâng cấp lên chuẩn Su-27UBM có sức mạnh tương đương dòng Su-30. Nếu điều đó là sự thực thì có thể chắc chắn rằng khoảng trống mà Su-30MK2 để lại vẫn được lấp đầy./.
Theo Soha News
Tiêm kích Su-30MK2, trực thăng Mi-8 Việt Nam cùng lập công Các máy bay Su 30MK2, Su 22 và trực thăng Mi 8 của các trung đoàn KQND Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong đợt diễn tập lớn vừa qua. Các chiến đấu cơ Su-30MK2, Su-22 và trực thăng Mi-8 của các trung đoàn KQND Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong đợt diễn tập lớn vừa...