Trung đoàn đặc biệt với nhiệm vụ giải cứu con tin Mỹ
Trung đoàn không vận đặc biệt 160 với mật danh Biệt Kích Đêm, thường đảm trách nhiệm vụ đưa Biệt kích Hải quân Mỹ (SEAL) hoặc các lực lượng chiến đấu tinh nhuệ khác luồn sâu trong lòng địch.
Một toán biệt kích Mỹ đổ bộ xuống tàu chở hàng bị hải tặc kiểm soát.
Trung đoàn ra đời năm 1981 khi quân đội Mỹ nhận thấy tính chất nghiêm trọng của nhiệm vụ giải cứu công dân Mỹ vì cuộc khủng hoảng con tin ở Iran.
Biệt Kích Đêm là nơi tập hợp những phi công ưu tú nhất của quân đội Mỹ. Họ thường phải có 500 giờ bay chiến đấu hoặc dẫn đầu các lớp đào tạo phi công của quân đội Mỹ.
Video đang HOT
Tập luyện thường xuyên và nghiêm túc là chìa khóa để các phi công đội Biệt Kích Đêm có thể đối phó với mọi tình huống có thể xảy ra trên chiến trường. Ngoài ra, Trung đoàn 160 cũng sở hữu những trang thiết bị và vũ khí hiện đại bậc nhất của Mỹ.
Họ là những chuyên gia trong việc điều khiển trực thăng đa nhiệm Black Hawk. Đây là loại máy bay vận tải hạng trung có khả năng vũ trang đang phổ dụng trong Hải, Lục, Không quân Mỹ. Trong chiến dịch tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden, Biệt Kích Đêm đã sử dụng loại máy bay bí mật mà nhiều người cho là Black Hawk “giảm thanh”, để tiếp cận nơi ở của trùm khủng bố mà quân đội Pakistan không hay biết.
Biệt Kích Đêm phô diễn khả năng bay trên chiếc trực thăng hạng nhẹ Little Bird. Nó dễ dàng đáp xuống mái của tòa nhà mục tiêu mà lực lượng đặc nhiệm cần đột nhập.
Biệt kích đổ bộ từ trực thăng vận tải hạng nặng MH-47 Chinook. Phi công duy trì độ cao của máy bay với mặt đất để binh sĩ tụt xuống qua một sợi dây thừng.
Trên thực tế, phần lớn các chiến dịch của Trung đoàn không vận đặc biệt 160 diễn ra vào ban đêm để tận dụng tối đa yếu tố bất ngờ.
Một chiếc Black Hawk thả quân trên một mỏm núi. Đối với các phi công Biệt Kích Đêm, mọi loại địa hình đều không phải là trở ngại của họ.
Theo VNE
Trung Quốc: Nhân viên không vận ngủ gật, máy bay không thể hạ cánh
Một máy bay của Trung Quốc đã buộc phải trì hoãn hạ cánh do hai nhân viên trạm điều khiển không vận ngủ gật.
Sự việc đã gây phản ứng dữ dội trên mạng Trung Quốc về an toàn hàng không.
Được biết, chiếc Boeing 737 đang chuẩn bị hạ cánh xuống sân bay Vũ Hán ở miền trung Trung Quốc nhưng không có thông tin đáp lại từ trạm điều khiển không vận trong suốt 12 phút.
Theo trang Sina.com của Trung Quốc, sau đó máy bay MU2528 của hãng China Eastern Airlines đến từ Tam Á đã liên lạc được với trạm không vận và hạ cánh an toàn.
"Nhân viên không vận ngủ gật trong khi làm việc, máy bay đã gọi họ rất nhiều lần", giới chức hàng không dân dụng Trung Quốc cho biết trên tạp chí kinh doanh Trung Quốc Caijing.
"Nhưng không có trả lời và không thể liên lạc được với trạm không vận".
Tờ Caijing dẫn báo cáo điều tra cho biết hai nhân viên của trạm đã ngủ quên.
Vụ việc xảy ra vào 8/7 vừa qua và tuyên bố của giới chức hàng không được đưa ra vào ngày 29/7. Tuy nhiên không có lời giải thích về việc chậm trễ trong việc công bố thông tin.
"Công việc điều khiển không vận thực sự rất mệt mỏi, nhưng thật không thể tha thứ được khi ngủ trong lúc làm việc", một người bình luận trên mạng Sina Weibo của Trung Quốc vào ngày hôm nay.
"Hàng trăm mạng sống phụ thuộc vào hành động của các nhân viên không vận. Chúng ta tin tưởng giao mạng sống của chúng ta cho họ".
Một dân mạng khác cho rằng: "Hậu quả thật nghiêm trọng. Cần phải cho anh ta ngủ thật lâu trong tù".
Trung Anh
Theo Dantri/ AFP
Không quân Nga tiết lộ kế hoạch tăng cường thiết bị quân sự Không quân Nga sẽ được nhận được một loạt phi cơ, hệ thống phòng thủ tên lửa mới cũng như sẽ có những cuộc diễn tập quân sự lớn vào cuối năm 2014, theo nguồn tin từ lực lượng không quân của bộ quốc phòng Nga. "Vào cuối năm nay, không quân sẽ nhận được máy bay, trực thăng, đài rada hiện đại......