Trúng đậm vé số, ông chủ đại lý bia không ngờ sống cảnh tha phương
Trúng giải độc đắc, vợ chồng ông M (Long An) cho vay nặng lãi. Tuy nhiên, ông bà bị người ta quỵt nợ, cuối cùng phải bỏ xứ ra đi.
Nhắc vợ chồng ông T.V.M, người dân ở xã An Nhựt Tân, huyện Tân Trụ, Long An ai cũng biết. Chị Thuỷ, hiện 49 tuổi bán quán nước ở ấp 4 nói: ‘Trúng số xong không chịu đi làm ăn, ăn tiêu hoang phí nên vợ chồng ông ấy đổ nợ. Từ gia đình có của ăn của để, giờ vợ đi bán vé số, chồng làm bảo vệ’.
Vợ chồng cùng trúng số
Trước đây, vợ chồng ông M có căn nhà cấp bốn, rộng hơn 200 m2 nằm ngay chợ Nhựt Tạo, ở ấp 1/3. Bên cạnh là cây cầu treo đi bộ Danh Biềng bắc qua sông, nối xã Nhựt Ninh và xã An Nhựt Tân. Hiện vợ chồng ông M đã rời xứ.
Người dân ở ấp 1/3 cho biết, vợ chồng ông M trước đây mở đại lý bia. Việc kinh doanh ban đầu rất khấm khá.
Năm 1991, việc mua bán vé số bắt đầu rầm rộ ở chợ Nhựt Tạo. Đã có nhiều người ở ấp 1/3 trúng số, cuộc sống trở nên khá giả.
Vợ chồng ông M cũng mua vé số. Thời gian đầu, ‘thần may mắn’ không gõ cửa nhà ông. Tuy thế, ông vẫn không bỏ cuộc.
Một ngày, ông M mua 30 tờ vé số, trong đó có 10 tờ có dãy số giống nhau. Như thường lệ, 3 giờ chiều ông đến đại lý vé số chờ xem kết quả. Sau khi nhà đài thông báo, ông reo lên vì cả 10 tờ có số giống nhau trúng giải đặc biệt, trị giá mỗi tờ 50 triệu đồng.
Sau khi mở tiệc ăn mừng, mời bà con đến chia vui, vợ chồng ông M dùng tiền trúng số mở thêm các đại lý bia ở địa phương và bên Gò Công ( Tiền Giang), mua ghe, xe tải để đi lấy bia và luân chuyển từ đại lý này đến đại lý khác.
Ngoài làm ăn, mỗi ngày, ông cũng bỏ ra 1-2 triệu đồng mua vé số. Vì mua nhiều, ông trúng giải đặc biệt thêm hai lần nữa. Mỗi lần là 10 tờ có dãy số giống nhau.
Video đang HOT
Liên tiếp nhận khoản tiền lớn mà không phải vất vả làm việc, ông M chi tiêu phung phí, ngày nào cũng tổ chức ăn nhậu tại nhà, việc làm ăn trở nên ngưng trệ. Sau 6 năm trúng số, ông đóng cửa hết các đại lý bia, thành người nghiện rượu, phải cầm nhà trả nợ.
Trong lúc cuộc sống tưởng như bế tắc thì bà Th (vợ ông M) trúng số, giải độc đắc. Nhận giải thưởng xong, bà chuộc lại nhà, dành một phần trả nợ, phần còn lại thì cho vay lãi đen, hi vọng lấy tiền lãi trả nợ. Tuy nhiên, người tính không bằng trời tính, vợ chồng bà Th bị người ta quỵt nợ. Số nợ cũ chưa trả hết, tài sản trong nhà không còn gì giá trị, vợ chồng bà phải bán nhà, bỏ xứ ra đi.
Đã có nhiều người dân ở An Nhựt Tân trúng độc đắc, nhưng sau đó lại rơi vào cảnh nợ nần.
Vợ đi bán vé số, chồng làm bảo vệ
Một ngày cuối tháng 8, chúng tôi tìm đến nhà vợ chồng ông M. Căn nhà cấp 4 bên sông của vợ chồng ông trước đây đã thay chủ mới. Hiện vợ chồng bà A (SN 1956) là người sở hữu căn nhà này.
Bà A cho biết, vợ chồng bà mua căn nhà từ năm 2014, giá 500 triệu đồng. ‘Lúc trước căn nhà này lụp xụp, ẩm thấp, rắn rết nhiều lắm.
Sau khi nhận nhà của vợ chồng ông M, gia đình bà A xây mới lại để làm chỗ ở và làm nơi sinh hoạt cho đại gia đình mỗi khi có tiệc, đám giỗ cha mẹ.
Ông Nguyễn Ngọc Thanh Phương, chủ tịch UBND xã An Nhựt Tân cho biết, những năm 90 kinh tế vợ chồng ông M thuộc hàng khá giả ở địa phương. Lúc đó, ông M làm ăn chăm chỉ.
Từ khi trúng số, ông thay đổi: ăn chơi, nhậu nhẹt, bài bạc, mê vé số, việc kinh doanh cũng vì thế đi xuống. Sau đó thì ông phá sản và đổ nợ.
Ông Phương cho biết, hiện nay vợ chồng ông M đã chuyển đến nơi khác sống. ‘Tôi được biết, ông ấy đang đi làm bảo vệ, bà Th thì bán vé số. Hai vợ chồng ở trọ tại Long An’, ông Phương thông tin.
Theo ông Phương, hiện nay, nhiều người dân ở An Nhựt Tân bỏ ra cả triệu mỗi ngày để mua vé số, mong nhận được ‘lộc trời’, vì thế, ông hy vọng câu chuyện của vợ chồng ông M là bài học cho nhiều người.
Đó là việc tiêu tiền không đúng mục đích và quá ỷ lại vào vận may. Một lần nữa ông mong người dân trong xã hãy ‘cai’ vé số và kiếm tiền bằng chính sức lao động của mình, đừng mong vào lộc ‘trời cho’.
Tú Anh
Theo vietnamnet
Tiết lộ sốc về vụ hơn nửa tấn thịt nhiễm tả lợn châu Phi được cấp phiếu kiểm dịch
Lực lượng liên ngành huyện Tân Trụ, Long An kiểm tra hộ kinh doanh của bà Cao Thị Huyền. Tại đây, đoàn kiểm tra phát hiện 600 kg thịt lợn dương tính với vi rút dịch tả lợn châu Phi được cấp phiếu kiểm dịch.
Theo Người lao động đưa tin, bà Đinh Thị Phương Khanh, Phó giám đốc Sở NN-PTNT Long An, cho biết Cơ quan CSĐT Công an huyện Tân Trụ đã vào cuộc vụ 1.134 kg thịt lợn nhiễm vi rút dịch tả lợn châu Phi bị phát hiện tại hộ kinh doanh Cao Thị Huyền (SN 1977, ở TT.Tân Trụ, huyện Tân Trụ).
Trong số thịt đó, 600 kg có giấy chứng nhận kiểm dịch động vật do Ban Quản lý an toàn thực phẩm (BQL ATTP) TP.HCM cấp.
Đoàn kiểm tra phát hiện thị lợn nhiễm bệnh tại cơ sở của bà Huyền. (Ảnh: Thanh niên)
Thông tin ban đầu xác định, khoảng 14h ngày 30/6, lực lượng liên ngành huyện Tân Trụ kiểm tra hộ kinh doanh của bà Cao Thị Huyền. Cơ sở của bà Huyền chuyên chế biến thịt viên chiên, tiêu thụ với số lượng lớn.
Thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện xe tải BKS 51C-732.68 của ông Nguyễn Thanh Tùng (quê Kiên Giang) đang giao khoảng 500 kg thịt lợn cho bà Huyền. Kiểm tra tủ cấp đông của cơ sở, phát hiện thêm 1.134 kg thịt. Trong số này 600 kg có giấy chứng nhận kiểm dịch, số còn lại không rõ nguồn gốc. Ông Tùng khai nhận với cơ quan chức năng mua số thịt trên tại chợ Bình Điền (TP.HCM).
Đoàn kiểm tra niêm phong toàn bộ số thịt trên, đồng thời lấy mẫu xét nghiệm. Đến chiều 2/7, Chi cục Thú y vùng VI thông báo kết quả xét nghiệm mẫu thịt trên dương tính với vi rút dịch tả lợn châu Phi.
Ngày 17/7, trả lời báo Thanh niên, đại diện BQL ATTP TP.HCM cho biết sau khi có thông tin 600 kg thịt lợn xuất phát từ chợ Bình Điền xuống Long An do Đội 10 của ban chứng nhận kiểm dịch, ban đã chỉ đạo Đội 10 kiểm tra các hồ sơ lưu, truy xuất nguồn gốc để làm rõ.
Theo đó, ngày 30/6, căn cứ vào đơn đăng ký kiểm dịch của bà Thái Hồng Loan, chủ sạp H1-148, Đội 10 đã kiểm tra thực tế lô hàng, trực tiếp niêm phong phương tiện vận chuyển (xe 51C-732.68), dây niêm phong số 0048822 và 0048823 và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh gồm 1 bản gốc seri 0132128/CN-KDSPĐV-UQ và 1 bản sao seri 111707/CN-KDSPĐV-UQ; tổng khối lượng 600 kg thịt lợn pha lóc.
Nơi đến thứ nhất là Công ty TNHH lương thực thực phẩm Hòa Phát - 2097 ấp Bình Tiền 1, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, Long An với khối lượng 100 kg thịt lợn pha lóc. Nơi đến thứ hai là cơ sở của bà Cao Thị Huyền - 21 ấp Bình Hòa, TT.Tân Trụ, huyện Tân Trụ, Long An, khối lượng 500 kg thịt lợn pha lóc.
Qua truy xuất nguồn gốc và kiểm tra đối chiếu các hồ sơ lưu tại chợ Bình Điền, nguồn gốc thịt lợn tại sạp H1-148 xuất phát từ 5 cơ sở giết mổ thuộc tỉnh Long An (Nghĩa Hưng - huyện Bến Lức; Cổ Văn Mong - huyện Đức Hòa; Lê Hữu Binh - huyện Tân Trụ; Nguyễn Văn Dần - huyện Bến Lức; Long Hiệp - huyện Bến Lức).
Tất cả số thịt lợn đưa về TP.HCM này đều có giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh, do Chi cục Chăn nuôi thú y và thủy sản Long An cấp.
BQL ATTP TP cho rằng, ban đã thực hiện công tác kiểm tra, kiểm dịch sản phẩm động vật tại chợ, tuân thủ và chấp hành đúng theo quy định. Đồng thời cho biết sẽ có công văn cung cấp toàn bộ thông tin lô thịt có nhiễm vi rút dịch tả lợn châu Phi xuất phát từ Long An vào chợ Bình Điền cho Sở NN-PTNT Long An, để phối hợp trong công tác phòng chống dịch tả lợn châu Phi.
H.M (tổng hợp)
Theo Nguoiduatin
Long An: Tai nạn chết người vì tránh chó thả rông Chiêu ngày 6/5, thông tin từ Công an xa Binh Tinh, huyên Tân Tru (Long An) cho biêt, trên địa bàn xã vừa xảy ra một vu tai nạn giao thông khiến môt phụ nữ tư vong. Nguyên nhân dẫn tới tai nạn do nạn nhân tránh một con chó thả chạy rông trên đường. Theo thông tin ban đâu, vụ việc xảy...