Trúng đậm mùa ruốc biển, ngư dân xứ Nghệ kiếm tiền triệu mỗi ngày
Với giá bán từ 10.000 – 15.000 đồng/kg ngay tại bãi biển, mỗi chuyến ra khơi của bà con ngư dân ở vùng bãi ngang thuộc huyện Diễn Châu ( Nghệ An) đem lại thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày…
Những ngày đầu tháng 3/2020, PV có mặt tại bãi biển Diễn Kim, Diễn Hải, thuộc huyện Diễn Châu (Nghệ An), trên gương mặt mỗi người ai ai cũng phấn khởi với hàng chục chiếc bè, thuyền cập bờ mang theo những khay ruốc đầy ắp.
Vào mỗi sáng sớm khi thuyền, bè cập bờ cũng là lúc bà con ngư dân tất bật phân loại ruốc (khoảng 1 giờ đồng hồ) rồi bán lại ngay cho thương lái đã chờ mua. Ruốc về đến đâu bán hết đến đó, do vậy khi các thuyền ruốc cập bờ, người lớn trẻ em tranh thủ phân loại, nhặt rác và đá, sạn lẫn trong ruốc để ruốc được tươi trước khi cân bán.
Video đang HOT
Sau khi phân loại xong, ruốc biển sẽ được các thương lái thu mua luôn tại chỗ với giá dao động từ 10.000 – 15.000 đồng/kg. Nếu ruốc được phơi khô, sẽ được ngư dân bán giá cao hơn, từ 60.000-70.000 đồng/kg.
Chị Bùi Thị Dung (ngư dân xã Diễn Kim, huyện Diễn Châu) vui mừng cho biết, năm nay mùa ruốc biển bắt đầu từ tháng 11/2019 đến đầu tháng 3/2020. Những ngày này, bà con đều tất bật cho việc ra khơi để khai thác ruốc cuối mùa và cũng là thời điểm thu hoạch được nhiều nhất. Trung bình mỗi ngày, gia đình chị đánh bắt được 2-3 tạ ruốc, thu lãi từ 1-2 triệu đồng sau khi trừ các chi phí.
Với người dân vùng biển xứ Nghệ, ruốc là món ăn đặc trưng có thể xào nấu với khế, nấu canh, sốt cà chua ăn cùng rau sống, nên rất được nhiều người ưa thích.
Diễn Kim và Diễn Hải là 2 xã vùng bãi ngang của huyện Diễn Châu có nghề khai thác ruốc biển lâu đời và cũng là nơi khai thác nhiều nhất với hàng trăm chiếc thuyền, bè lớn nhỏ. Mặc dù vất vả với nghề biển nhưng với những khay ruốc đầy ắp mỗi khi cập bờ và ruốc cũng đang được giá, khiến người dân nơi đây rất phấn khởi.
Theo Infonet.
Ngư dân Nghệ An trúng mùa ruốc biển
Chỉ trong 1 đêm ra biển khai thác, hàng chục tàu cá của ngư dân xã Tiến Thủy (Quỳnh Lưu) trúng đậm hàng tấn ruốc biển. Với bà con ngư dân, thời điểm này họ có nguồn thu nhập cao nhất trong năm.
Lúc 6 giờ sáng ngày 27/2, tại cảng cá Lạch Quèn (Tiến Thủy), hàng chục tàu công suất dưới 30 CV liên tiếp vào bờ cập bến. Đón nhận tin vui được mùa ruốc biển, người thân của ngư dân và thương lái chờ đón trên bờ trong niềm háo hức.
Thương lái thu mua ruốc và vận chuyển lên điểm tập trung. Ảnh: Việt Hùng
Tàu cập bờ, thương lái tập trung lên tàu thu mua ruốc, công việc diễn ra rất khẩn trương, ai cũng muốn thu mua được nhanh để mang đi chợ bán cho được giá. Từng khay ruốc được mang xuống bờ nhập bán cho thương lái. Không giấu niềm vui được mùa ruốc, ngư dân Nguyễn Văn Sơn ở thôn Mành Sơn (xã Tiến Thủy) cho biết, tàu của ông đi đánh bắt từ chiều tối hôm qua và đến sáng nay về bờ. Trên tàu có 2 người cùng nhau khai thác và may mắn kéo được 5 tạ ruốc; với giá thu mua bình quân 10.000 đồng/kg, sau 1 đêm, ông thu về khoảng 5 triệu đồng.
Cùng niềm vui đó, nhiều tàu cá về bờ sáng nay cũng may mắn trúng đậm ruốc biển với bình quân mỗi tàu từ 2 - 5 tạ. Có nhiều chiếc chỉ trong 1 buổi sáng đi 2 chuyến và sau đó đi thêm 1 chuyến vào buổi chiều.
Từng khay ruốc được mang xuống bờ nhập bán cho thương lái. Ảnh: Việt Hùng
Theo bà con ngư dân, ruốc biển đánh bắt qua đêm khi mang về bờ thì được thương lái thu mua với giá 8.000 đồng/kg; riêng đối với ruốc khai thác được trong khoảng 2 - 3 giờ mà quay về bờ thì giá thu mua lên 13.000 đồng/kg (loài ruốc này dùng để chế biến, phơi khô).
Đây là loại ruốc đánh bắt chỉ trong 1 - 2 giờ là quay về bờ nên còn rất tươi. Loài ruốc được thu mua với giá 13.000 đồng/kg, sau khi phơi khô thì giá bán lên đến 60.000 - 70.000 đồng/kg.
Sau khi thu mua ruốc dưới thuyền lên sẽ được tập trung tại nhiều điểm để người dân phân loại, nhặt rác và đá, sạn lẫn trong ruốc. Chị Hồ Thị Minh, một thương lái ở xã Tiến Thủy cho biết, sau Tết đến nay đều tập trung thu mua ruốc để chở đi các vùng khác. Tuy nhiên, mấy hôm nay là thu mua nhiều nhất bởi bà con được mùa, mỗi ngày tôi thu mua khoảng hơn 1 tấn ruốc.
Bà con ngư dân tranh thủ trời nắng phơi ruốc. Ảnh: Việt Hùng
Toàn xã Tiến Thủy hiện có hơn 300 tàu cá thì trong đó khoảng hơn 50 tàu công suất dưới 30CV chuyên khai thác ruốc, ghẹ, tôm tít... Hiện nay đang vào mùa ruốc nên mỗi ngày bà con đánh bắt về hàng tấn ruốc. Nếu trời nắng to thì khoảng 1 buổi là khô và đóng gói. Ruốc là món ăn đặc trưng ở vùng biển, có thể xào nấu với khế, nấu canh, sốt cà chua ăn cùng rau sống.
Theo Nghean
10 đặc sản nổi tiếng của đất Quảng Bình Quảng Bình được nhiều du khách biết đến bởi các danh lam thắng cảnh và những bờ biển đẹp làm say đắm lòng người. Không nhưng thê, nơi đây còn có nhiều món ăn đặc sản dân dã mà vô cùng hấp dẫn. 1. Bánh bột lọc vốn là món ăn Huế, khi đến Đồng Hới được bổ sung thêm hương vị mới,...