Trúng đậm mùa cá sặc bùn trên sông Đà, cá to nhiều vô kể
Năm nào cũng vậy, cứ vào độ cuối tháng 5, đầu tháng 6 khi nước sông Đà cạn và những trận mưa lũ đầu tiên xuất hiện, chảy cuốn kéo theo bùn đất từ thượng nguồn đổ về, đục ngầu thì cũng là lúc những người dân sinh sống hai bên bờ sông chuẩn bị dụng cụ ra sông bắt cá sặc bùn.
Tháng 6, vùng lòng hồ sông Đà tại huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La, nơi vốn được mệnh danh là “chảo lửa” Tây Bắc bốc hơi nóng hầm hập. Nắng nóng gay gắt, lại cộng với những cơn mưa bất chợt làm nền nhiệt dưới đất bốc lên, càng khiến nơi này trở nên oi bức hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm xuất hiện cá sặc bùn.
Người dân quăng chài bắt cá sặc bùn.
Đi dọc sông Đà những ngày này mới thấy sự nhộn nhịp của mùa bắt cá sặc bùn. Bắt đầu từ xã Tường Phong đi Tân Phong, Bắc Phong, Đá Đỏ… (huyện Phù Yên), chỗ nào cũng tấp nập thuyền, bè, đông nghịt người chờ sẵn từ sáng tới khuya để bắt cá.
Cá sặc bùn không phải lúc nào cũng có, tùy thuộc vào từng thời điểm, chúng chỉ xuất hiện khi có mưa lũ từ đầu nguồn chảy về. Nhận biết được hiện tượng đặc biệt đó, mỗi mùa cá sặc bùn người dân sinh sống ven sông lại chuẩn bị đồ nghề để bắt cá.
Mùa cá sặc bùn người dân bắt được rất nhiều cá to.
Theo các già bản kể lại, hiện tượng cá sặc bùn trên sông Đà đã có rất lâu, từ khi đập thủy điện Hòa Bình tích nước. Hàng năm, vào thời điểm thủy điện xả nước về hạ du, mực nước trên khu vực thượng nguồn xuống thấp, dòng chảy trở về vị trí cũ. Gặp những trận mưa lớn, nước từ các rãnh suối nhỏ xối bùn đất trên các triền dốc đổ dồn xuống sông, tạo thành dòng chảy xiết quấy nước lên đục ngầu, khiến lượng ôxi trong nước tụt giảm. Nhiều loại cá, tôm không chịu được ngoi lên thở vì trong nước thiếu ôxi, một phần bị chết nổi, trôi sông.
Nhiều thương lái ra ngồi chờ ở bờ sông để mua cá của các ngư dân.
Ông Mùi Văn Đăng, ở bản Liếm (xã Tân Phong), năm nay đã hơn 60 tuổi, đánh thuyền ra bắt cá sặc bùn từ lúc nửa đêm tối đến sáng mới trở về mang theo cả tải cá đầy ự, gặp chúng tôi ông dừng lại kể: Năm nào cũng vậy, cứ vào độ cuối tháng 5, đầu tháng 6, ở vùng này lại xuất hiện tình trạng cá sặc bùn trôi từ thượng nguồn về, cá nổi khắp nơi trên mặt nước đặc kín cả một khúc sông.
Năm nay, bà con đã được 2 mùa cá sặc bùn, lần thứ nhất vào ngày 5/6, hôm nay 11/6 là lần thứ hai. So với mọi năm, thì năm nay bà con trúng lớn, do lượng cá bị sặc bùn nhiều hơn, nhà ít thì vài yến, nhà nhiều cũng bắt được từ 2 – 3 tạ cá.
Tuy cá sặc bùn diễn ra từ ngày hôm trước nhưng đến ngày hôm sau vẫn có rất nhiều người ra sông bắt cá.
Video đang HOT
Theo ghi nhận của phóng viên, lần bắt cá này bắt đầu từ lúc nửa đêm nhưng đến 8 giờ sáng (11/6), ở khu vực sông thuộc xã Tân Phong (Phù Yên) vẫn đông nghịt người tụ tập bắt cá. Người lớn, trẻ nhỏ, mỗi nhà huy động khoảng 2 – 3 người ra sông bắt cá, người chèo thuyền xúc cá, người lội nước giăng lưới, quăng chài. Dụng cụ bắt cá chủ yếu dùng vợt, chài, lưới, dao…
Cá được người dân đem ra chợ và bán cho các thương lái.
Là người sống bằng nghề lái thuyền chở khách trên sông nhiều năm, anh Mùi Văn Xuân, ở bản In (Tân Phong) hiểu rất rõ về thời điểm sẽ xuất hiện cá sặc bùn và năm nào anh cũng là người đi bắt cá sớm nhất.
Anh Xuân chia sẻ: Với kinh nghiệm nhiều năm trên sông nước, hôm qua tôi biết chắc sẽ lại có cá sặc bùn, bởi ngay từ chiều tối, nhìn về phía thượng nguồn xuất hiện mây đen, sấm chớp nổi lên ầm ầm, sau đó trời mưa rất to kéo dài nhiều giờ đồng hồ. Cũng giống như tôi thay vì ngủ nhà, rất nhiều người chuẩn bị sẵn dụng cụ ra sông ngủ trên thuyền để mai phục bắt cá.
Khoang thuyền đầy ắp cá.
Đúng như dự tính, đến khoảng 9 giờ tối dấu hiệu cá sặc bùn xuất hiện, sóng nổi lên quấy nước đục ngầu, cá, tôm các loại thành từng lớp từng lớp nổi lên lập lờ trên mặt nước, miệng ngáp ngoải như sắp chết, bị nước xô rạt vào gần bờ. Ngay lập tức chúng tôi nổ máy đánh thuyền ra bãi sông vợt cá, những con cá to nặng cỡ 10kg trở lên phi trên mặt nước như những chiếc tầu ngầm rẽ nước, còn những loại cá nhỏ thì nhiều vô kể.
Một lúc sau tin cá sặc bùn lan khắp bản, người dân sống ven sông ùa ra dọc bờ sông đông nghịt người, người cầm chài, người cầm vó, lưới, dao, đòn… nhanh tay bắt cá. Ánh sáng đèn pin lấp lóe chiếu sáng rực cả một vùng sông nước. Tuy nhiên việc bắt cá cũng không hề dễ dàng chút nào, những con cá sặc bùn chủ yếu bị đuối sức trong thời gian ngắn, nếu để chúng hồi lại sức rất khó bắt, khi đó cá tiếp tục bơi theo dòng nước đi mất”, anh Xuân kể.
Giá bán cá dao động từ 60.000 – 70.000 đồng/kg.
Theo anh Xuân, năm nay thời gian cá sặc bùn kéo dài hơn những năm trước, mọi năm chỉ diễn ra trong vòng thời gian ngắn 30 phút – 1 giờ đồng hồ, thì năm nay kéo dài từ đêm đến sáng. So với lần thứ nhất thì lần này bắt được ít hơn, chỉ được hơn một tạ, còn lần trước anh bắt được 3 tạ. Thậm chí có người trúng lớn, bắt được 4 – 5 tạ cá, chủ yếu là cá to, cá nhỏ nhiều vô kể nhưng ít người lấy.
“Hôm nay, tôi bắt được hơn 1 tạ cá, chủ yếu là cá chép, rô phi, trắm… Lần này ít cá to hơn, mùa trước rất nhiều người bắt được cá to, có những con cá nặng cỡ 40 kg. Riêng tôi bắt được một con trắm đen nặng 16 kg, đem về mổ chia anh em hàng xóm, cá bắt được ngoài để ăn, đem bán cũng được vài triệu đồng”, anh Xuân nói.
Ngoài việc bán cá cho các thương lái thì nhiều hộ dân giữ để chế biến làm cá khô, cá chua… ăn dần.
Mỗi năm trên khu vục sông Đà dọc theo các xã ở của huyện Phù Yên, thường có 2 – 3 lần cá sặc bùn. Kết thúc mỗi mùa, ai cũng phấn khởi vì thu được nhiều chiến lợi phẩm, nhiều người bán cá thu về cả chục triệu đồng.
Theo Danviet
Sơn La: Nước sông Đà đột ngột rút mạnh, dân nuôi cá lo sốt vó
Hơn một tháng nay, nhiều hộ dân nuôi cá lồng dọc sông Đà đoạn chảy qua địa phận huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La đang chật vật ứng phó với tình trạng nước sông xuống thấp. Năm nay, nước rút mạnh khiến nhiều khúc sông biến thành bãi bùn lầy, nước sông trở nên đục ngầu khiến hàng trăm hộ nuôi cá lồng nơi đây rơi vào khó khăn.
Đi dọc đôi bờ sông Đà những ngày đầu tháng 6, dưới cái nắng cháy da cháy thịt, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước cảnh dòng sông Đà vốn rộng mênh mông, nước trong xanh và tĩnh lặng ngày nào, giờ trở thành con sông cạn, nước đục ngầu.
Khu vực ven sông biến thành bãi bùn lầy phẳng lỳ, nứt vỡ vì nắng khô, trông chẳng khác gì bãi cát ven biển khi thủy chiều rút. Nước sông xuống thấp đang khiến hàng trăm hộ nuôi cá lồng ruột gan như lửa đốt vì lo cá chết. Không chỉ vậy rất nhiều thuyền, bè và lưới đánh cá của người dân chài ven sông đành bỏ lại trên bãi đất khô vì bất lực.
Sông Đà mùa nước cạn.
Được người dân chở ra tiếp cận các lồng nuôi cá dọc bờ sông, gặp ai mặt cũng buồn rầu và lo lắng. Ông Nguyễn Văn Huy, một chủ nuôi cá lồng từ tỉnh Phú Thọ lên nuôi cá lồng tại địa phận xã Tường Thượng (Phù Yên) hơn 4 năm nay.
Ngồi trong chiếc chòi gỗ nổi chòng chành giữa mặt nước bên lồng cá, ông Huy trải lòng: 4 năm nuôi cá ở đây tôi chưa thấy năm nào nước sông Đà xuống thấp như năm nay, hiện người nông dân nuôi cá chúng tôi đang đứng trước nguy cơ mất trắng.
Mực nước xuống thấp, ai cũng lo lắng "ăn không ngon, ngủ không yên" vì cả đống cá nuôi trong lồng đang nổi lềnh bềnh giữa vùng nước đục ngầu, chưa biết sống chết ra sao.
Người nuôi cá lồng đang lo lắng vì lồng cá đang nằm giữa vùng nước đục ngầu.
"Cách đây vài ngày, gia đình tôi mới bị chết vài yến cá do nước đục. Trời mưa cuốn theo bùn đất từ trên các đỉnh đồi, bãi bồi, đổ xuống lòng sông, khiến nước sông đục ngầu. Cứ đà này chẳng cá nào sống được, giờ chúng tôi chỉ còn cách tranh thủ vớt vát đem ra chợ bán đề phòng cá chết và mong bù lại ít vốn, trước khi đợi nước sông dâng cao trở lại", ông Huy chia sẻ.
Nước sông đục đã làm cá nuôi của nhiều gia đình bị chết.
Tiếp tục câu chuyện, ông Huy nói bảo: Nuôi cá lồng ở đây rất vất vả, năm nào cũng phải di chuyển lồng cá chạy theo mực nước rút đi hàng chục cây số để tránh lồng cá mắc cạn. Tuy chúng tôi đã quen với công việc này nhưng chưa năm nào nước rút mạnh và mực nước xuống thấp như năm nay. Khoảng cách từ vị trí nuôi ban đầu đến chỗ hiện tại là hơn 10 km chặng đường phải di chuyển.
Vợ chồng ông Nguyễn Văn Huy ngụ trong chiếc chòi gỗ canh cá phòng nước tiếp tục xuống thấp.
"Cách đây một tuần, tôi kéo lồng cá xuống cái eo nước gần một con suối, khi đó mực nước còn sâu hơn 2 mét, vì chủ quan nghĩ vài hôm nữa nước mới rút tiếp. Ngày hôm đó, trời mưa như trút nước từ chiều đến nửa đêm, đến khoảng 2 giờ sáng, ngoài trời tối om, bỗng nghe một tiếng dầm bên tai, tôi liền cầm chiếc đèn pin từ trong chòi chui ra xem đã thấy mực nước xuống sát mép lồng cá, xung quanh màu nước toàn bùn đất, đục ngầu.
Đàn cá trong lồng nhao lên ngắc ngoải. Tôi cuống cuồng chạy bờ nhổ neo, nổ thuyền máy kéo lồng cá ra khỏi vũng nước cạn. May lồng cá không mắc cạn nhưng một số cá trong lồng đã bị chết vì nước đục và thiếu ôxi, toàn cá to từ 3 - 4kg/con. Sáng ra, vợ chồng tôi phải vớt đem ra chợ bán gấp", ông Huy chia sẻ.
Nỗi lo cá chết vì nước sông tiếp tục xuống thấp.
Cùng cảnh với ông Huy, rất nhiều hộ gia đình nuôi cá trên sông Đà thuộc địa phận huyện Phù Yên đang rơi vào cảnh khốn đốn vì mực nước sông xuống thấp và nước đục. Trong những hộ nuôi cá, thiệt hại nhiều nhất phải kể đến gia đình ông Nguyễn Khánh Vinh, nuôi gần 10 lồng cá, mất trắng hơn 1 tấn cá lăng, cá nheo do cá sặc bùn và thiếu ôxi, ước tính thiệt hại hàng chục triệu đồng.
Một số thuyền, bè, phương tiện đánh bắt cá của người dân bị mắt cạn do nước rút.
Nghề nuôi cá lồng trên sông Đà ở Phù Yên đang phát triển và mang lại nguồn thu nhập khá cho nhiều người nông dân. Tuy nhiên, do nước lên xuống bất thường khiến các hộ nuôi cá lồng gặp không ít khó khăn.
Hiện nay, trên địa bàn huyện Phù Yên có hàng trăm lồng cá nằm rải rác dọc sông Đà thuộc vùng lòng hồ thủy điện Hòa Bình. Trong đó, tập trung nhiều nhất ở các xã Tường Thượng, Tường Tiến, Tường Phong và xã Tân Phong...
Do ảnh hưởng của nước sông xuống thấp, để đảm bảo an toàn các hộ dân nuôi cá phải chật vật di chuyển lồng cá đến chỗ vùng nước trũng tránh mắc cạn.
Tuy nhiên, do nước sông tại những khu vực này đang tiếp tục xuống thấp cộng thêm dòng nước bị đục, đã khiến cho không chỉ cá nuôi và cả cá ngoài tự nhiên cũng bị chết do thiếu ôxi, khiến cho nhiều người nuôi cá lồng nơi đây thiệt hại về kinh tế.
Theo Danviet
Lạ mà hay: Cả gan ngăn hồ sông Đà nuôi cá, lãi hàng trăm triệu/năm Tận dụng mặt nước trên vùng lòng hồ sông Đà, nơi có khe nước lớn bốn bề là đồi núi, ông Cầm Văn Dành, bản Nà Mường (xã Mường Trai, huyện Mường La, tỉnh Sơn La), đã mạnh dạn "rào ngăn" cả một vùng nước để nuôi cá. Cách làm lạ mà hay này của ông Dành, mỗi năm cho thu nhập hàng...