Trúng đậm chưa từng có, người dân làm nghề nguy hiểm tranh mua đất tiền tỷ
Rắn thương phẩm được giá, giá trứng cũng cao ngất ngưởng, người dân “ làng tử thần” Vĩnh Sơn trúng đậm tiền tỷ. Nhà nhà người người ôm tiền tranh nhau đi mua đất mở rộng mô hình sản xuất, tạo nên cơn sốt đất chưa từng có ở xã.
Rắn bò vào giường ngủ…
Ở Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc được biết có đến 80% hộ gia đình nuôi rắn, chủ yếu là hổ mang, hổ mang chúa, hổ trâu… (những loại rắn được coi là rất độc). Giá bán rắn dao động từ 300 nghìn – 1 triệu đồng/1kg rắn tùy loại.
Rắn lột da, người dân gom lại đem bán được với giá 200.000 đồng/kg
Theo thông tin trên tờ An ninh tiền tệ, thức ăn của rắn thường là gà con, vịt con, cóc… Riêng vào mùa đông thì rắn ngủ đông 4 tháng nên không cần cho ăn, nếu muốn rắn ăn thì các gia đình phải đầu tư lắp 1 hệ thống lò sưởi.
Gắn bó với rắn từ bao đời nay, dù gọi đây là “nghề nguy hiểm” nhưng người dân không hề nghĩ đến chuyện bỏ nghề mà họ vẫn “coi rắn là bạn”.
Theo đó, những câu chuyện được ghi lại ở làng nuôi rắn này khiến nhiều người không khỏi rùng mình, thót tim.
Chị Vũ Thị Mai (Giám đốc công ty cổ phần dịch vụ và thương mại rắn Vĩnh Sơn) từng kể, những năm đầu nuôi rắn, do không có đủ hệ thống chuống trại nên cho rắn vào gầm giường để nuôi.
“Đêm đến, rắn sổng ra bò hẳn lên giường hai vợ chồng đang ngủ. Thấy có cái gì bò mát mát qua chân, tỉnh dậy hóa ra là con rắn. Thấy vậy, hai vợ chồng năm im cho rắn bò qua người rồi mới bắt nó lại vào chuồng”, tờ Trí Thức Trẻ dẫn lời chị Mai.
Không chỉ có chị Mai mà ông Hạ Văn Hoa (người đã nuôi rắn khoảng trên 30 năm) ở Vĩnh Sơn kể trên một tờ báo, có đêm nghe tiếng động lạ, ông soi đèn pin thì thấy con rắn đang tìm cách chui qua màn vào giường, may mà ông phát hiện kịp thời.
Thế nhưng, không may ở 1 lần khác, khi bắt rắn kiểm tra ông đã bị chúng cắn vào đầu ngón tay. Chạy chữa mãi, sau cùng ông đành phải tháo bỏ hai khớp ngón tay.
Đáng sợ hơn, chị Nguyễn Thị Yến (38 tuổi, người có thâm niên hơn 10 năm “làm bạn” với rắn chia sẻ trên tờ Vietnamnet, ở làng có nhiều người chết vì rắn cắn. Có người bị rắn cắn không thiệt mạng thì bị cụt ngón tay, bàn chân hay mù mắt.
Chính người chồng của chị – anh Phùng Văn Long đã bị thiệt mạng trong lúc cho rắn ăn. Chị vẫn tiếp tục với nghề và nuôi mấy đứa nhỏ ăn học, chăm sóc cha mẹ già.
Video đang HOT
Mấy năm gần đây người dân làng Vĩnh Sơn trúng đậm nhờ nuôi rắn sinh sản bán trứng cho Trung Quốc với giá cao
Cơn sốt đất ở “làng thử thần”
Ngồi trong căn nhà 2 tầng khang trang bề thế, anh Hạ Văn Cương ở thông 3 (Vĩnh Sơn, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) khoe: “Căn nhà 2 tầng này vợ chồng tôi xây được từ năm 2013 cũng là nhờ con rắn”, theo báo Vietnamnet.
Theo anh Cương, nghề nuôi rắn không quá vất vả song cũng đầy rẫy hiểm nguy. Nhưng đổi lại, khoảng 3 năm trở lại đây, thương lái Trung Quốc về tận xã thu mua trứng rắn và thịt rắn với giá cao ngất ngưởng. Cụ thể, giá trứng thu mua có lúc lên tới 90.000 đồng/quả, giá thịt rắn lên tới 700.000 đồng/kg.
Rắn hổ mang trâu mỗi năm đẻ hai lần, còn hổ mang thì mỗi năm đẻ duy nhất một lần. Mỗi ổ trứng từ 20-30 quả. Thế nên năm vừa rồi, nhiều gia đình thu được tiền tỷ từ bán trứng và rắn thương phẩm cho Trung Quốc.
Thế nên, năm vừa rồi, ở xã xảy ra cơn sốt đất chưa từng có. Có tiền, họ muốn mua đất để mở rộng chuồng trại, một phần mua đất để đó như của để dành. Đầu năm mảnh đất 100 mét vuông giá chỉ có 350 triệu đồng, đến giữa năm sau mùa bán trứng rắn, giá đã vọt tăng lên 1 tỷ.
Có những ổ trứng rắn hổ mang giá lên tới 2-3 triệu đồng
Thật ra làm nghề thì lúc thắng lúc thua, có người trúng đậm cũng có người thua lỗ phải bỏ nghề. Nhưng với người dân Vĩnh Sơn, con rắn đã giúp họ đổi đời, nhiều nhà trở nên giàu có, thành tỷ phú. Còn với anh Cương, không nhận mình là tỷ phú, song anh khẳng định cuộc sống giàu có sung túc của anh có được cũng là nhờ con rắn.
Theo DKN
Trúng đậm chưa từng có, dân 'làng tử thần' tranh mua đất tiền tỷ
Rắn thương phẩm được giá, giá trứng cũng cao ngất ngưởng, người dân "làng tử thần" Vĩnh Sơn trúng đậm tiền tỷ.
Nhà nhà người người ôm tiền tranh nhau đi mua đất mở rộng mô hình sản xuất, tạo nên cơn sốt đất chưa từng có ở xã.
Cơn sốt đất ở "làng thử thần"
Ngồi trong căn nhà 2 tầng khang trang bề thế, anh Hạ Văn Cương ở thông 3 (Vĩnh Sơn, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) khoe: "Căn nhà 2 tầng này vợ chồng tôi xây được từ năm 2013 cũng là nhờ con rắn".
Chuồng rắn nằm sát nhà, với phần mái che được thiết kế có thể lấy ánh sáng mặt trời trực tiếp nếu muốn. Chỉ vào hàng ngàn chuồng rắn, hay còn gọi là hang rắn, nằm dưới chân mình, anh Cương cho biết, nhà anh xây đơn giản toàn chuồng trệt, những nhà khác xây chồng tầng lên nhau giống như kiểu tủ giữ đồ cá nhân cho khách ở các siêu thị. Mỗi ô nhốt một con rắn. Cửa hang đều được làm bằng gỗ với tấm lưới sắt mắt nhỏ để tiện mở cửa cho rắn ăn, dọn vệ sinh, đồng thời cũng để dễ quan sát hơn.
Những nhà khác họ nuôi vài ngàn con rắn, cứ chỗ nào đất trống là được xây dựng làm chuồng nuôi rắn. Nhà anh đất chật nên chỉ nuôi được 1.700 con rắn hổ mang.
Mấy năm gần đây người dân làng Vĩnh Sơn trúng đậm nhờ nuôi rắn sinh sản bán trứng cho Trung Quốc với giá cao
Theo anh Cương, nghề nuôi rắn không quá vất vả song cũng đầy rẫy hiểm nguy. Nhưng đổi lại, khoảng 3 năm trở lại đây, thương lái Trung Quốc về tận xã thu mua trứng rắn và thịt rắn với giá cao ngất ngưởng. Cụ thể, giá trứng thu mua có lúc lên tới 90.000 đồng/quả, giá thịt rắn lên tới 700.000 đồng/kg.
Rắn hổ mang trâu mỗi năm đẻ hai lần, còn hổ mang thì mỗi năm đẻ duy nhất một lần. Mỗi ổ trứng từ 20-30 quả. Thế nên năm vừa rồi, nhiều gia đình thu được tiền tỷ từ bán trứng và rắn thương phẩm cho Trung Quốc.
"Năm 2018, bà con trúng đậm, thu tiền tỷ. Bây giờ trong xã, bà con nghe ngóng được chỗ nào bán đất là tranh nhau đến mua ngay". Anh Cương cho hay, thu nhập của những hộ nuôi rắn khá cao, nhất là những hộ nuôi quy mô lớn. Có tiền, họ muốn mua đất để mở rộng chuồng trại, một phần mua đất để đó như của để dành.
Thế nên, năm vừa rồi, ở xã xảy ra cơn sốt đất chưa từng có. Đầu năm mảnh đất 100 mét vuông giá chỉ có 350 triệu đồng, đến giữa năm sau mùa bán trứng rắn, giá đã vọt tăng lên 1 tỷ.
Có những ổ trứng rắn hổ mang giá lên tới 2-3 triệu đồng
"Vừa rồi đấu giá đất ao ở làng giá cũng lên tới 1,1 tỷ đồng/suất. Những chỗ khác giá cũng gần tỷ đồng/suất", anh chia sẻ.
Thật ra làm nghề thì lúc thắng lúc thua, có người trúng đậm cũng có người thua lỗ phải bỏ nghề. Nhưng với người dân Vĩnh Sơn, con rắn đã giúp họ đổi đời, nhiều nhà trở nên giàu có, thành tỷ phú. Còn với anh Cương, không nhận mình là tỷ phú, song anh khẳng định cuộc sống giàu có sung túc của anh có được cũng là nhờ con rắn.
"Bố mẹ tôi nuôi rắn từ năm 1996, còn vợ chồng tôi mãi đến năm 2002 mới bắt đầu nuôi. Bây giờ thì đàn rắn đã lên tới 1.700 con. Năm vừa rồi doanh thu từ tiền bán trứng được hơn 1 tỷ, rắn thương phẩm vẫn ở trong chuồng chưa bán. Những năm trước đó, số lượng rắn nuôi ít hơn nhưng vợ chồng tôi cũng thu được vài trăm triệu mỗi năm", anh tiết lộ.
Rắn lột da, người dân gom lại đem bán được với giá 200.000 đồng/kg
Mơ thành làng nghề du lịch, dịch vụ
Trao đổi với PV.VietNamNet, ông Nguyễn Tiến Dũng - Chủ tịch UBND xã Vĩnh Sơn - cho biết, toàn xã có 1.395 hộ dân thì có tới 750 hộ nuôi rắn. Trong đó, hộ nuôi ít cũng vài trăm con, hộ nuôi quy mô lớn thành những trang trại lên tới vài ngàn. Người dân ở đây đã biết áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, chăn nuôi, như chú trọng đầu tư kho lạnh, nhà ấm, phòng chữa bệnh cho rắn,... Do vậy, hiệu quả chăn nuôi ngày càng được nâng lên.
Hiện tổng đàn rắn bố mẹ khoảng 181.591 con. Năm 2018, khoảng 1,62 triệu quả trứng rắn được bán cho Trung Quốc và 60 tấn rắn thương phẩm. Năm 2017, tổng thu nhập từ chăn nuôi và các dịch vụ khác từ rắn của xã ước đạt 95 tỷ đồng.
Những năm gần đây thu nhập của người nuôi rắn rất ổn định. Số lượng hộ có thu nhập 1-2 tỷ đồng/năm tương đối nhiều, thậm chí có hộ thu tới 3-4 tỷ đồng/năm. Những hộ nuôi trung bình thu nhập mỗi năm khoảng 400-500 triệu đồng. Hộ nuôi quy mô nhỏ cũng đút túi 500-100 triệu đồng/năm, ông Dũng cho hay.
Nhiều nhà bán trứng rắn, rắn thương phẩm thu tiền tỷ, đem đi mua đất
Dù con rắn giúp người nông dân Vĩnh Sơn đổi đời, có cuộc sống sung túc, nhiều người trở thành triệu phú rồi tỷ phú, song ông Dũng thừa nhận rằng, rắn thương phẩm và trứng rắn vẫn chỉ xuất qua Trung Quốc bằng con đường tiểu ngạch, không bền vững, nhiều rủi ro cho người chăn nuôi. Mỗi khi thị trường Trung Quốc "ăn hàng" thì người nuôi rắn lãi cao và ngược lại.
"Xuất bán được chính ngạch sang Trung Quốc sẽ có tính ổn định hơn. Muốn vậy phải nhờ cơ quan chức năng cùng vào cuộc hỗ trợ, đồng hành cùng bà con nông dân Vĩnh Sơn", ông Dũng nói.
Ông Dũng cũng cho hay, tỉnh Vĩnh Phúc đã phê duyệt dự án xây dựng xã Vĩnh Sơn thành "Làng nghề chăn nuôi rắn - du lịch - dịch vụ".
Xã đã quy hoạch gần 21ha cho dự án làng nghề chăn nuôi, chế biến rắn tập trung bao gồm: Khu chăn nuôi và chế biến các sản phẩm từ rắn, khu dịch vụ du lịch (chợ tham quan, thưởng thức và mua sắm những sản phẩm chế biến từ rắn). Tuy nhiên, đến nay, dự án vẫn gặp nhiều khó khăn và chưa thể triển khai do vướng mắc về giải phóng mặt bằng, kinh phí đầu tư.
Trong khi đó, Vĩnh Sơn mới chủ yếu xuất bán rắn thương phẩm và trứng rắn, các sản phẩm khác chế biến từ rắn chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Nếu khu làng nghề được xây dựng sớm và đi vào hoạt động thì rắn và sản phẩm từ rắn sẽ được quảng bá chuyên nghiệp hơn tới khách hàng và khách du lịch.
Bảo Phương
Theo VNN
Chỉ đích danh 4 con giáp được Thần tài gõ cửa, MAY MẮN NGÚT TRỜI, tiền tài phơi phới trong tháng 2/2019 Được Thần tài ưu ái, 4 con giáp này sẽ hút cạn lộc trời, giàu có bất ngờ, tiền bạc chất đầy nhà trong tháng 2 này. Tuổi Sửu Sửu là con giáp hiền lành, chăm chỉ và khéo léo trong đối nhân xử thế. Sửu có thể không nhanh nhẹn, khôn ngoan nhưng sự chân thành lại là điểm cộng giúp họ...