Trung-Đài ráo riết “gặm nhấm” Trường Sa
Trong khi Trung Quốc đang ngày đêm xây dựng tại Trường Sa thì Đài Loan cũng không đứng ngoài cuộc khi đẩy nhanh tốc độ hoàn thành bến tàu tại quần đảo này và tuyên bố sẽ đưa thêm nhiều tàu nữa tới đây nhằm sớm hoàn thiện công trình quân sự ngay trong năm sau.
Hoạt động xây dựng trái phép của Đài Loan tại quần đảo Trường Sa
Theo hãng thông tấn CNA của Đài Loan, việc xây dựng 11 thùng chắn của bến tàu mà đảo này đang hoàn thiện tại đảo Ba Bình trên Trường Sa đang diễn ra nhanh hơn so với dự kiến. Chính vì vậy, chính quyền Đài Bắc đã quyết định chuyển các thùng chắn khác có tổng trọng lượng lên tới 30.000 tấn tới đây ngay trong tháng 11 này – tức sớm hơn 7 tháng so với kế hoạch trước đó đề ra. Cùng với đó, Đài Loan cũng sẽ điều thêm nhiều tàu chở vật liệu ra đảo Ba Bình, dưới sự hộ tống của nhiều tàu quân sự, trong đó có các tàu khu trục nhỏ.
Đài Loan tính mở rộng cầu tàu trái phép ở Trường Sa
Động thái ráo riết xây dựng của Đài Loan diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc cũng đang cấp tập “bê tông hóa” Trường Sa thông qua kế hoạch xây dựng căn cứ quân sự tại đây. Hiện theo các báo cáo và hình ảnh mới nhất từ Philippines, Bắc Kinh đang triển khai xây dựng tại ít nhất 5 khu vực trên Trường Sa là Tư Nghĩa, Gạc Ma, Đá Châu Viên, bãi Gaven, Đá Én Đất và còn có thể lan sang thêm 3 bãi đá khác là Chữ Thập, đá Su Bi và đá Vành Khăn.
Những hoạt động này đều đang làm thay đổi hiện trạng quần đảo Trường Sa trong bối cảnh tranh chấp Biển Đông vẫn đang diễn ra căng thẳng trước sự bành trướng của Trung Quốc.
Video đang HOT
Theo Sống mới
Không chịu nổi Trung Quốc, Mỹ sẽ làm gì?
- Đối thoại Chiến lược và kinh tế lần 6 Mỹ-Trung kết thúc mà không có bước đột phá. Sự ngờ vực giữa hai quốc gia ngày càng lớn lên.
Nhiều nhà quan sát nhận định cả Washington và Bắc Kinh đều đang nhận thấy rằng họ ngày càng "khó thích ứng với nhau hơn" dù hai nước đã tổ chức nhiều cuộc gặp gỡ cấp cao trong thời gian qua.
Trong những dịp này lãnh đạo hai bên đã nhấn mạnh quyết tâm kiềm chế xung đột và thể hiện ý định tăng cường hợp tác kinh tế, quân sự và các vấn đề về biến đổi khí hậu.
Song, giới chuyên gia cảnh báo "sự ngờ vực" đang ngày càng diễn biến theo chiều hướng nghiêm trọng hơn và những căng thẳng mới có thể dễ dàng xuất hiện bất cứ lúc nào.
Mỹ-Trung ngày càng "khó thích ứng với nhau hơn"
"Quan chức hai nước đã đưa ra quan điểm của mình về các vấn đề then chốt khi gặp nhau nhưng lại không thuyết phục được nhau về những khuynh hướng "chiến lược" của mỗi bên.
"Biểu hiện của hai bên cho thấy họ không thể thay đổi quan điểm của mình về nhau"- Báo South China Morning Post dẫn lời giám đốc trung tâm quan hệ Mỹ-Trung tại đại học Thanh Hoa, Tôn Triết cho biết.
Tại Đối thoại Chiến lược và kinh tế vừa qua, Mỹ đã kêu gọi Trung Quốc tuân thủ nghiêm túc hơn các luật lệ liên quan đến vấn đề chủ quyền lãnh thổ ở các khu vực tranh chấp ở Biển Đông. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn khăng khăng cho rằng, nước nay có "quyền về mặt lịch sử đối với hầu hết Biển Đông" và rằng lập trường của họ không thay đổi. Bắc Kinh kêu gọi Washington giữ lập trường trung lập, không đứng về bên nào trong tranh chấp Biển Đông.
Trước một Trung Quốc ngang ngược, Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ Rogers cho rằng Mỹ cần tăng cường hợp tác quân sự và chia sẻ thông tin tình báo với các nước khác trong khu vực để đẩy lùi Trung Quốc và cho Trung Quốc thấy rằng nước này không phải là cường quốc thống trị và không phải là cường quốc duy nhất.
"Bất kỳ quân đội nào trên thế giới sử dụng sức mạnh để dọa dẫm, bắt nạt và gây bất ổn đối với nền kinh tế của thế giới thì điều đó không có lợi cho Mỹ cũng như cho các đồng minh hay bạn bè của Mỹ", nghị sĩ Rogers đã tuyên bố thẳng thắn như vậy trước Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược.
"Lợi ích quốc gia của Mỹ là phải giúp giải quyết vấn đề này, đẩy lùi những nỗ lực bành trướng hung hăng của Trung Quốc trong khu vực", ông Rogers nhấn mạnh.
Còn ông Patrick Cronin - Giám đốc cấp cao của Chương trình An ninh Châu Á-Thái Bình Dương ở Trung tâm An ninh Mỹ mới (CNAS), Washington và các đồng minh cần phải bắt Trung Quốc trả giá vì những hành vi của họ.
"Chúng ta phải làm cho giới lãnh đạo Trung Quốc hiểu rằng, sự thay đổi đơn phương và việc dùng vũ lực áp đặt luật lệ là điều không thể chấp nhận", ông Cronin phát biểu. Vì vậy, việc củng cố sự hợp tác khu vực giữa các đối tác của Mỹ như Nhật Bản, Philippines, Việt Nam, Malaysia và các nước khác là vô cùng thiết yếu và quan trọng, nhà phân tích Cronin nói thêm.
Ông Cronin chỉ ra rằng, cần phải chống lại những nỗ lực của Trung Quốc nhằm sử dụng sức mạnh kinh tế để ảnh hưởng đối với các nước láng giềng và tự mình đưa ra mệnh lệnh, luật lệ ở Biển Đông.
Tuy nhiên, dù có chuẩn bị sẵn kịch bản "chiến đấu" chống lại nhau, Mỹ và Trung Quốc sẽ phải tính đến việc lợi ích kinh tế hai nước đang phụ thuộc vào nhau thế nào. Bản thân nước Mỹ, dù liên tục gây sức ép với Bắc Kinh trong nhiều vấn đề, Mỹ vẫn đang nợ Trung Quốc khoảng 1.200 tỉ USD, trong đó phần lớn là trái phiếu do Bắc Kinh mua. Thương mại hai chiều đã tăng từ 333 tỉ USD năm 2008 lên gần 500 tỉ USD năm 2012.
Phó thủ tướng Trung Quốc Uông Dương, phụ trách thương mại và kinh tế, từng ví von quan hệ Mỹ - Trung giống như cặp đôi mới cưới và cả hai bên cần xây dựng niềm tin và hợp tác.
Còn tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc lại nhận định, Mỹ và Trung Quốc phải tránh một cuộc chiến tranh lạnh khác trong quan hệ hai nước. Bài xã luận này cho rằng nguy cơ nghiêm trọng nhất đe dọa quan hệ Mỹ-Trung là "sự hiểu lầm" và kêu gọi hai bên tăng cường các kênh thông tin liên lạc, giữa lúc hai nước đang muốn xóa bỏ thời kỳ "mù mịt" trong quan hệ song phương.
Rõ ràng chính quyền của Tổng thống Obama đang phải giải bài toán khó: làm thế nào để vừa kiềm chế được Trung Quốc vừa có thể tăng cường quan hệ kinh tế với quốc gia đông dân nhất thế giới này.
An Nhiên
Theo_Báo Đất Việt
Truyền thông Trung Quốc: Việt Nam lôi kéo Ấn Độ đối phó Quân đội Trung Quốc Trong thời điểm Trung Quốc gây ra đối đầu với Việt Nam ở Biển Đông, báo TQ cô tỏ ra lo ngại về quan hệ quốc phòng Việt-Ấn được tăng cường mạnh mẽ. Việt Nam-Ấn Độ tăng cường quan hệ Trang mạng qianzhan.com Trung Quốc ngày 11 tháng 7 có bài viết tuyên truyên cho rằng, để chống lại Trung Quốc trên Biển...