Trứng chén nướng thơm nức mũi ngày đông Hà Nội, đón trăm khách/ngày
Mang món ăn vặt nổi tiếng Đà Nẵng ra Hà Nội, quán trứng chén nướng của chị Hoàng Thùy Linh trở thành địa điểm thu hút thực khách trẻ.
Thời điểm cuối thu, đầu đông, khi Hà Nội bước vào những ngày thời tiết mát mẻ, se se lạnh, các món ăn vặt nóng hổi được thực khách ưa chuộng. Tại con ngõ Hội Vũ (Hoàn Kiếm, Hà Nội) có một quán trứng chén nướng luôn đỏ lửa, mùi thơm phức cuốn hút thực khách. Ngày cuối tuần, khách ngồi chật kín phía trong quán, thậm chí ngồi tràn ra vỉa hè, chủ quán đập trứng vèo vèo mà không kịp bán.
Chén trứng nướng là món ăn vặt vốn phổ biến tại Đà Nẵng hay TPHCM nhưng chỉ mới “bay ra” Hà Nội vài năm gần đây. Chủ quán là chị em chị Hoàng Thùy Linh – Hoàng Hồng Mai.
Món chén trứng nướng hút khách ngày cuối thu đầu đông ở Hà Nội.
Chị Linh cho biết, khoảng 6 năm trước, trong chuyến du lịch Đà Nẵng, chị vô tình thưởng thức món trứng chén nướng. Trở về Hà Nội, nhớ hương vị món ăn đặc biệt này nhưng chị Linh không tìm mua được.
“Ngày đó, ở Hà Nội không bán món này. Mình không tìm mua được nên tự học và làm tại nhà. Sau đó một thời gian, hai chị em nảy ra ý tưởng mở bán để phục vụ thực khách trẻ”, chị Linh chia sẻ.
Trước đây, chị em chị Linh bán trứng chén nướng ven vỉa hè phố Nguyễn Quang Bích (Hoàn Kiếm, Hà Nội). “Quán” chỉ có một bếp than, mấy chồng chén đĩa và vài chục ghế nhựa xếp nép vỉa hè. Tổng “vốn đầu tư” vỏn vẹn 2 triệu đồng.
Lúc đầu, gia đình không tin món ăn “lạ đời” của hai cô con gái có thể hút khách. Nhưng chẳng bao lâu sau, những chén trứng nướng nóng hổi, thơm phức mùi bơ, cháy xèo xèo trên bếp than hồng rực đã trở thành món ăn vặt được giới trẻ Hà Nội ưa thích.
Chị Linh tỉ mỉ chọn những chiếc chén sứ nhỏ xinh, hình thức bắt mắt. Loại chén này còn phải chịu được nhiệt độ cao, tránh nứt vỡ trong quá trình nướng.
Mỗi chén trứng nướng gồm 4 quả trứng cút, bơ, xúc xích, hành phi, hành lá và ruốc. Khác với kiểu trứng nướng ở Đà Nẵng hay Sài Gòn, trứng nướng ở đây không dùng tép làm topping mà thay bằng ruốc thịt heo để phù hợp với khẩu vị miền Bắc và nướng bằng bơ để tạo hương thơm.
Đứng từ xa, thực khách đã có thể ngửi thấy mùi thơm béo ngậy của trứng và bơ. Khi thưởng thức, phần trứng mềm, xốp, thơm mùi hành, có vị mặn nhẹ từ ruốc hòa quyện phần sốt me chua chua ngọt ngọt. Trước đây, chị Linh từng thử làm phần sốt giống miền Trung, miền Nam, sốt mayonnaise và một số loại khác nhưng không thấy hợp. Cuối cùng chị Linh và chị gái quyết định tự chế biến sốt me theo công thức “độc quyền”.
Video đang HOT
Hàng ngày, quán mở bán từ 14h chiều tới 23h đêm. Chị Linh và chị Mai thay nhau đứng bếp. Đây là khâu khó nhất vì phải căn lửa cho trứng chín đều nhưng không quá nóng khiến chén bị vỡ. Khi bê ra cho khách, chén trứng vẫn nóng hổi, cháy xèo xèo để tạo ấn tượng về thị giác và tạo ra hương vị thơm ngon nhất.
Ngày cuối tuần, quán có thể đến 200-300 lượt khách, sử dụng hết khoảng 2000 quả trứng. Ngoài trứng chén nướng, hai cô chủ cũng chế biến một số món ăn vặt phổ biến khác như hàu nướng mỡ hành phô mai, nem chua rán, sụn tai chua ngọt, khoai tây, khoai lang chiên, chân gà ngâm xả ớt…
Một ngày khám phá ẩm thực Đà Nẵng
Trong chuyến đi lần này, tôi có cơ hội được thưởng thức những món ăn do chính người Đà Nẵng giới thiệu như bún cá, mì Quảng, cao lầu, bún mắm, kem bơ.
Thời tiết Đà Nẵng dễ chịu, thích hợp để trải nghiệm nhiều món ăn ngon.
Thời tiết Đà Nẵng tháng 11 có nắng nhẹ, buổi tối rất mát mẻ. Tôi có hẹn với Thu, người bạn đang sống tại Đà Nẵng, để thưởng thức các món ăn được người bản địa yêu thích. Tôi đã chọn chuyến bay sớm để tranh thủ thời gian đi chơi được nhiều hơn.
Ăn sáng với bún cá
Vừa đáp máy bay, không khí mát mẻ khiến tôi muốn ăn một món gì đó nóng ngay lập tức. Tôi được Thu giới thiệu món bún cá. Món ăn này rất nổi tiếng ở Đà Nẵng và có nhiều quán ngon.
Tôi chọn ăn tại một quán ăn đông khách trên đường Nguyễn Chí Thanh. Mới 8h, quán đã chật kín khách từ người già đến trẻ nhỏ.
Bún cá là đặc sản Đà Nẵng, có rất nhiều quán ngon.
Chúng tôi gọi 2 tô bún đầy đủ và bất ngờ vì quá đầy đặn, gồm chả cá, chả mực, gạch cua riêng của quán có thêm vị nấm hương, tiêu ăn rất lạ miệng. Tôi thấy những gia vị ăn kèm như ớt chưng, mắm tôm, giấm ngâm kèm hành củ và cà rốt là những nét đặc trưng của quán. Một tô bún đầy đủ giá 40.000 đồng là quá ổn với một bữa sáng tại Đà Nẵng.
Quán cà phê hot nhất nhì Đà Nẵng
Sau khi ăn sáng, tôi quyết định thưởng thức tiết trời mát mẻ bằng một ly cà phê nóng. Thu dẫn chúng tôi đến quán cà phê được mệnh danh là hot nhất Đà Nẵng trong dạo gần đây.
Quán theo phong cách Tây Bắc, không gian rất rộng rãi, thoáng mát. Tôi khá bất ngờ với những chi tiết trang trí tỉ mỉ, kỳ công của quán.
Quán cafe có phong cách Tây Bắc nằm tại đường Nguyễn Thị Minh Khai.
Chúng tôi đến nơi khoảng 9h nhưng quán đã rất đông khách, hầu hết là gia đình, nhóm bạn. Đồ uống của quán đa dạng, vừa miệng, không quá đặc sắc. Nếu được chọn, tôi sẽ chấm điểm cao nhất cho không gian quán. Giá các loại đồ uống khoảng 50.000-80.000 đồng.
Bữa trưa với mì Quảng lạ miệng
Chuyến đi này tôi quyết tâm phải thử hết các quán ăn người bản địa yêu thích. "Nếu ăn mỉ Quảng phải ăn các quán gia truyền. Mì và nguyên liệu khác đều được làm thủ công nên hương vị rất khác", Thu nói.
Nếu có thời gian, bạn có thể thưởng thức mì Quảng tại quán 1A nằm trên đường Hải Phòng. Quán mở cả ngày và rất đông khách. Chúng tôi gọi mì Quảng tôm thịt, mì Quảng gà và cao lầu.
Bát mì Quảng bắt mắt, đầy đủ có giá 35.000 đồng.
Món mì Quảng thật sự rất vừa miệng, khác hẳn với mì Quảng Hội An tôi đã từng ăn. Thịt gà mềm, tôm được tẩm ướp đậm đà.
Món cao lầu sợi to, hơi cứng, nên ăn kèm nước tương nếu không sẽ hơi nhạt. Giá một bát mì hoặc cao lầu khoảng 35.000-50.000 đồng, hợp lý cho một món ăn chất lượng.
Buổi chiều "ăn sập" chợ Cồn
Chúng tôi không thể bỏ qua chợ Cồn - thiên đường ẩm thực Đà Nẵng. Lần này quay lại khu ẩm thực đã sạch sẽ, sáng sủa hơn. Việc đầu tiên là chúng tôi ghé qua quán bánh tráng cuốn thịt heo quen thuộc.
Chúng tôi gọi một phần bánh tráng cuốn thịt heo giá 50.000 đồng, một tô bún mắm giá 35.000đ.
Bánh tráng cuốn thịt heo đĩa lớn giá 50.000 đồng/phần.
Thịt heo thái miếng vừa ăn, được gói trong bánh tráng, bánh phở, các loại rau sống, xoài chua, chuối xanh. Phần đặc biệt nhất của món ăn chính là mắm nêm. Bát mắm nêm đặc sánh, chấm một miếng là cảm nhận được ngay vị mặn nồng, hơi cay. Bún mắm ăn kèm với thịt quay, các loại rau sống, rưới thêm một chút mắm nêm lên trên cho đậm đà.
Sau khi đã ăn no, chúng tôi vẫn quyết tâm tráng miệng bằng kem bơ và chè thập cẩm. Kem bơ Đà Nẵng nhạt hơn kem bơ Đà Lạt, ăn kèm nước cốt dừa. Chè thập cẩm ngọt vừa, có các loại đậu xanh, đỗ đen, đậu đỏ, sương sáo. Giá kem bơ và chè trong chợ Cồn khoảng 15.000-25.000 đồng/phần.
Xôi chiên lạ miệng cho bữa tối
Những lần đến Đà Nẵng trước đây chúng tôi đều ăn hải sản vào bữa tối, nên lần này quyết định thử một món khác lạ. Chúng tôi đến quán xôi chiên trên đường Hùng Vương. Menu quán khá đa dạng, ngoài xôi chiên còn có cánh gà chiên mắm, thịt ba chỉ nướng, sườn nướng, gỏi gà, cháo gà.
Món xôi chiên và nước chấm đặc biệt của quán.
Xôi được ép mỏng, chiên cùng với trứng, ở trên có ruốc, hành phi. Điểm đặc biệt của món xôi chiên này chính là bát nước chấm và đồ chua ăn kèm. Nước chấm chua ngọt vừa phải, đặc sánh, béo ngậy. Gà chiên mắm và thịt ba chỉ nướng đậm đà, vừa miệng, dễ ăn. Điểm cộng là đông khách nhưng quán phục vụ khá nhanh và nhiệt tình. Giá một phần ăn tại đây khoảng 50.000-80.000 đồng.
Tổng kết sau một ngày, chúng tôi đã quá no và không thể thử thêm các món ăn khác. Với chừng 300.000 đồng/người, tôi đã có trải nghiệm hoàn toàn mới lạ với các món ăn được người Đà Nẵng giới thiệu.
Thử những món đặc sản Đà Nẵng tại sự kiện 'Ẩm thực Đà Nẵng Hương vị và Ký ức' Sẽ diễn ra trong hai ngày (25, 26-11-2022) tại Bảo tàng Đà Nẵng, sự kiện Ẩm thực Đà Nẵng - Hương vị và Ký ức hứa hẹn là cầu nối để người dân địa phương và du khách biết nhiều hơn về văn hóa ẩm thực nơi đây. Thông tin trên trang web của Bảo tàng Đà Nẵng (đơn vị tổ chức chương...