Trung Bộ có nơi mưa rất to, đề phòng lũ quét, sạt lở đất
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường mạnh kết hợp với nhiễu động gió Đông trên cao nên từ nay đến ngày 01/12, ở các tỉnh Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông với lượng mưa phổ biến khoảng 200-400mm/đợt, có nơi trên 450mm.
Thời gian qua, mưa lũ đã gây ra hậu quả nặng nề cho các tỉnh miền Trung.
Từ ngày 29/11 đến ngày 30/11, ở Tây Nguyên có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 100-150mm/đợt, có nơi trên 200mm.
Ttư chiêu 28/11 đên ngày 1/12, trên các sông tư Quang Bình đên Khánh Hòa và khu vưc Tây Nguyên se xuât hiẹn mọt đơt lu. Trong đơt lu này, đinh lu trên các sông chính ơ Quang Bình, Quang Tri kha nang ơ mưc báo động 1 và trên báo động 1; các sông tại Thưa Thiên-Huê, Khánh Hòa và khu vưc Tây Nguyên ơ mưc báo động 1-báo động 2, có sông trên báo động 2; các sông tư Quang Nam đên Phú Yên có kha nang lên mưc báo động 2-báo động 3, các sông nho có kha nang lên trên mưc báo động 3.
Nguy co cao xay ra lu quét, sat lơ đât ơ vùng núi, ngạp lut vùng trung thâp, ven sông và các khu đô thi tai các tinh, thành phố tư Quang Bình đên Khánh Hòa và khu vưc Tây Nguyên. Canh báo câp đọ rui ro thiên tai do lu, lu quét, sat lơ đât, ngạp lut là cấp 2.
Chủ động ứng phó mưa lũ, sạt lở đất
Ngày 27/11, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai ban hành văn bản số 533/VPTT gửi Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng về việc ứng phó với mưa, lũ, lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi, ngập lụt vùng trũng thấp, ven sông và các khu đô thị.
Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương phòng, chống thiên tai đề nghị Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố kiểm tra, rà soát các khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, vùng trũng thấp, vùng ven sông suối, ngoài bãi sông, vùng ngập sâu khi mưa lớn, hạ du các hồ chứa xung yếu; sẵn sàng sơ tán, di dời dân cư ra khỏi khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn. Các đơn vị cũng cần tổ chức kiểm tra việc vận hành các hồ chứa, đặc biệt là các hồ thủy điện nhỏ để bảo đảm an toàn đập và vùng hạ du; chỉ đạo các đơn vị đảm bảo giao thông sẵn sàng lực lượng, phương tiện để kịp thời giải tỏa ách tắc giao thông khi cần thiết.
Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương phòng, chống thiên tai cũng đề nghị Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố theo dõi chặt chẽ các bản tin dự báo, cảnh báo về mưa, lũ, lũ quét, sạt lở đất để thông tin kịp thời đến các cấp chính quyền, người dân để chủ động các biện pháp phòng tránh phù hợp, đảm bảo an toàn cho người, tài sản và sản xuất. Các lực lượng chức năng sẵn sàng nhân lực, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu; trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo về Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương phòng, chống thiên tai và Văn phòng Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.
Video đang HOT
Theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Trung ương, lũ quét thường xảy ra bất ngờ tại các sông, suối khu vực miền núi; lũ lên nhanh và cũng xuống nhanh, có sức tàn phá lớn, thường đi kèm với sạt lở đất, đá. Người dân cần cảnh giác trước các dấu hiệu xuất hiện lũ quét như: mưa lớn nhiều ngày ở vùng thượng lưu, nước sông hoặc suối chuyển màu đục, có tiếng động bất thường của đất đá hoặc âm thanh lạ trong lòng đất… Khi thấy các dấu hiệu trên, người dân cần nhanh chóng di chuyển khỏi khu vực có thể xảy ra lũ quét đến nơi có vị trí cao hơn; sẵn sàng sơ tán theo hướng dẫn của chính quyền, đảm bảo an toàn tính mạng là quan trọng nhất.
Không khí lạnh tăng cường mạnh hơn
Hiện nay (28/11), do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường kết hợp với nhiễu động gió Đông trên cao nên ở các tỉnh từ Quảng Trị đến Khánh Hòa đã có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to và dông. Ở vịnh Bắc Bộ đã có gió đông bắc mạnh cấp 6, giật cấp 7.
Dự báo, ngày và đêm nay (28/11), không khí lạnh tiếp tục tăng cường mạnh hơn.
Do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa vài nơi, trời rét (thời gian rét xảy ra vào sáng và đêm) với nhiệt độ thấp nhất phổ biển 15-18 độ, vùng núi 13-16 độ, vùng núi cao dưới 10 độ.
Ở vịnh Bắc Bộ gió đông bắc mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8, biển động mạnh; khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có gió đông bắc mạnh cấp 6-7, giật cấp 9, biển động mạnh. Ở vùng biển ngoài khơi các tỉnh Trung Bộ có gió đông bắc mạnh cấp 6, giật cấp 8; biển động.
Khu vực Hà Nội không mưa, sáng và đêm trời rét với nhiệt độ thấp nhất phổ biển 16-18 độ.
Bão số 13 gây mưa lớn, nước các dòng sông lên cao
Bão số 13 khi vào đất liền đã suy yếu, nhưng vẫn gây mưa lớn tại các tỉnh từ Hà Tĩnh tới Thừa Thiên-Huế. Trong ngày 15/11, các địa phương trong vùng ảnh hưởng của bão đã tập trung lực lượng khắc phục hậu quả.
Như vậy, kể từ đầu tháng 10 tới nay, nhiều tỉnh miền Trung liên tục phải hứng chịu bão lũ.
Mái tôn ở hàng quán ven biển tỉnh Quảng Bình bị gió bão đánh bay.
Tại Hà Tĩnh, từ trưa ngày 15/11, bão số 13 với những trận gió mạnh liên tiếp càn quét. Cùng đó là những trận mưa lớn, khiến lũ trên các sông lên cao.
Theo ông Trần Đức Bá, Giám đốc Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh, tới chiều ngày 15/11, mực nước trên các sông Ngàn Sâu, Ngàn Phố lên. Riêng Sông La chịu ảnh hưởng của thủy triều. Trên các sông Hà Tĩnh có khả năng xuất hiện một đợt lũ với biên độ lũ lên trên các sông khoảng từ 1,5 - 4,0 m.
Đỉnh lũ trên các sông Ngàn Sâu, Ngàn Phố có khả năng lên mức báo động 1 và trên báo động 1. Sông La có khả năng ở mức dưới mức báo động 1. Có khả năng xuất hiện lũ quét, sạt lở đất ở khu vực vùng núi, đặc biệt tại các huyện Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang, Kỳ Anh, Thị xã Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Đức Thọ. Còn tại vùng trũng thấp như thị xã Kỳ Anh, huyện Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Thạch Hà có thể bị úng trở lại.
Do ảnh hưởng của không khí lạnh kết hợp với hoàn lưu bão số 13 nên trong ngày hôm nay, (16/11), trên địa bàn toàn tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục có mưa to, có nơi mưa rất to và dông. Tổng lượng mưa các khu vực phổ biến 50 - 100 mm, có nơi trên 150 mm.
Cũng trong ngày 15/11, bão số 13 đổ bộ trực tiếp vào Quảng Bình với sức gió cấp 9, giật cấp 10. Khoảng 8h30 phút, bão đã vần vũ, tới trưa thì gió giật mạnh liên hồi kèm theo mưa to. Tại thành phố Đồng Hới, kè biển Nhật Lệ bị sạt lở từ trận bão, lũ trước nay tiếp tục lở sâu thêm. Các huyện Lệ Thủy, Bố Trạch bị thiệt hại nặng nhất trong đợt bão này.
Để ứng phó với bão số 13, trước đó Quảng Bình đã di dời 14.259 hộ với 47.372 người đến nơi an toàn. Chính quyền bảo đảm lương thực, nước uống cho người dân tại nơi sơ tán tập trung trong khoảng 2 ngày.
Nhiều cây to ở thành phố Huế bị bão quật đổ.
Còn tại tỉnh Quảng Trị, thông tin tới cuối ngày 15/11, có 6 người bị thương, gần 100 nhà bị tốc mái. Những người bị thương do chằng chống nhà cửa tránh bão, trong đó huyện Gio Linh có 3 người, Hải Lăng 2 người và Triệu Phong 1 người.
Trong số 98 ngôi nhà của người dân bị tốc mái thì huyện huyện Hải Lăng có 52 nhà, Triệu Phong 46 nhà. Cơn bão này cũng làm 17 trụ điện gãy đổ. Bãi biển xã Gio Hải, huyện Gio Linh tiếp tục bị sạt lở ăn sâu vào đất liền từ 5 - 10m, đồng thời làm hư hỏng 15 quán kinh doanh ven biển của người dân.
Trên vùng biển Quảng Trị gió mạnh cấp 10 giật cấp 13. Tại đảo Cồn Cỏ, sóng biển cao gần 5 mét kết hợp nước biển dâng đã vượt bờ đê chắn sóng vào trong đảo.
Bão số 13 đã gây mưa lớn tại Quảng Trị, lượng mưa phổ biến từ 60 - 120 mm. Riêng vùng ven biển lượng mưa lớn hơn: Tại Hải An (huyện Hải Lăng 167 mm); Cửa Việt (huyện Gio Linh 158 mm); tại Cửa Tùng (huyện Vĩnh Linh 139 mm).
Cho đến cuối ngày, nước trên các sông tiếp tục lên, vượt báo động 1. Nước cao nhất là đoạn sông Ô Lâu tại xã Hải Tân, huyện Hải Lăng. Theo cơ quan chức năng, trong hôm nay, 16/11, các sông ở Quảng Trị xuất hiện một đợt lũ.
Nguy cơ rất cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi, ven sông các huyện Hướng Hóa, Đakrông. Đặc biệt là nguy cơ sạt lở đất khu vực các xã Hướng Sơn, Hướng Việt, Hướng Lập, Hướng Linh (thuộc huyện Hướng Hóa). Nguy cơ xảy ra ngập úng vùng thấp trũng ven sông các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong, Cam Lộ, Hải Lăng.
Trước đó, ứng phó với bão số 13, tỉnh Quảng Trị đã di dời gần 40.000 người đến các điểm an toàn; gia cố trên 3.000 ngôi nhà ở các huyện ven biển gồm: Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong, Hải Lăng và hai huyện miền núi Đakrông, Hướng Hóa.
Tại tỉnh Thừa Thiên-Huế, bão số 13 đổ bộ với sức gió cấp 8, giật cấp 9, cấp 11, tuy không gây thiệt hại về người nhưng đã làm tốc mái nhiều ngôi nhà, quật đổ nhiều cây xanh, làm nhiều con tàu bị mắc cạn và bị chìm.
Trong chiều ngày 15/11, lực lượng Hải đội 2, thuộc Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh Thừa Thiên-Huế đã nỗ lực huy động tàu cỡ lớn phối hợp với 2 tàu cá khác của ngư dân để kéo chiếc tàu vỏ sắt mang số hiệu TTH 99999 TS đang bị mắc cạn tại khu vực đập Hòa Duân (xã Phú Thuận, huyện Phú Vang).
Theo Thiếu tá Lê Văn Hải - Hải đội trưởng Hải đội 2, khi nhận được thông tin nhiều tàu cá của ngư dân trên địa bàn ven biển huyện Phú Vang bị mắc cạn, đơn vị đã phối hợp với chính quyền địa phương tiến hành "giải cứu".
Theo ông Nguyễn Văn Chính, Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Vang, bão số 13 đã làm 11 tàu thuyền trên địa bàn huyện bị mắc cạn. Chiều 15/11, lực lượng Biên phòng và các tàu cá khác đã giải cứu được 7 chiếc tàu và đang kéo 1 chiếc. 3 chiếc tàu còn lại có công suất lớn từ 300 - 800 CV bị mắc cạn sâu trong bờ, không thể thực hiện biện pháp kéo ra mà sẽ phải thuê xe cẩu có trọng tải lớn hoặc dùng tời nhằm đảm bảo các tàu này không bị hư hại.
Ngoài ra, tại âu thuyền thôn Hải Tiến, thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, sóng lớn do triều dâng trong cơn bão số 13 cũng đã đánh chìm 9 phương tiện tàu cá của ngư dân đang neo đậu tại đây.
Theo Văn phòng Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên-Huế, bão số 13 đã làm tốc mái 1.348 ngôi nhà ở huyện Phú Lộc và thị xã Hương Trà, nhiều công sở và trường học trên địa bàn tỉnh cũng bị gió thổi bay mái tôn, hàng rào, xô đổ trụ cổng.
Cơn bão này cũng làm 90 ha rừng trồng ở huyện Phú Lộc bị gãy đổ, hàng chục gia súc bị cuốn trôi. Hệ thống lưới điện trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên-Huế bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi có hơn 61% số trạm biến áp bị mất điện.
Ảnh hưởng của bão số 13, vùng biển Hà Tĩnh gió mạnh dần lên Ông Trần Đức Bá - Giám đốc Đài khí tượng thủy văn tỉnh Hà Tĩnh cho hay: Từ sáng nay (14/11) do ảnh hưởng của bão số 13 kết hợp với không khí lạnh nên vùng biển Hà Tĩnh có gió mạnh dần lên cấp 6, cấp 7, giật cấp 8, cấp 9, sau tăng lên cấp 8, cấp 9, giật cấp 10....