Trùng biến hình ăn não tấn công người ở Mỹ
Trùng biến hình ăn não tấn công người vừa được xác nhận ở Florida, Mỹ. Thông tin trên được hãng tin CNN đăng tải.
Hình ảnh mô phỏng về trùng biến hình ăn não Naegleria fowleri. Ảnh: CNN.
Cuối tuần qua, Sở Y tế Florida thông báo về trường hợp bệnh nhân bị trùng biến hình ăn não – Naegleria fowleri tấn công. Đây là loại trùng có thể tấn công và phá hủy não dẫn đến tử vong, sở này cho biết thêm.
Theo CNN, từ năm 1962 đến nay, chỉ có 37 trường hợp trùng ăn não được báo cáo ở Florida. Trong đó, ca bệnh mới nhất được xác nhận ở hạt Hillsborough và Sở Y tế thành phố không cung cấp thêm thông tin chi tiết.
Trùng Naegleria fowleri thường được tìm thấy ở các khu vực nước ngọt ấm như ao, hồ và sông. Trước đó, sở y tế thành phố đã có cảnh báo với người dân khi đi bơi trong các khu vực nói trên, nhất là khi thời tiết ấm.
“Hiện tượng nguy hiểm này có thể được ngăn chặn bằng cách tránh cho mũi tiếp xúc với nước, vì loại trùng này xâm nhập vào cơ thể qua đường mũi”, Sở Y tế Florida cho biết và khuyến cáo người dân nếu đi bơi ở các vùng nước ấm nên sử dụng kẹp mũi.
Ngoài ra, loại trùng nguy hiểm này cũng có thể xâm nhập khi sử dụng các dụng cụ rửa mũi không vệ sinh. Về nguy cơ này, sở khuyên người dân nên dùng nước cất hoặc nước đun sôi để lạnh khi rửa mũi để tránh bị tấn công.
CNN dẫn nguồn cho biết, đến nay Mỹ đã ghi nhận 143 trường hợp bị trùng ăn não tấn công và chỉ có 4 người trong số đó sống sót.
Công bố hình ảnh hoàng hôn khi nhìn từ hành tinh khác
Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) vừa đăng tải video quay lại cảnh hoàng hôn kì vĩ ở các hành tinh khác nhau.
Hoàng hôn nhìn từ các hành tinh trong Hệ Mặt trời
Trình duyệt mô phỏng hoàng hôn của NASA được phát minh bởi Geronimo Villanueva, một nhà thiên văn học từ Trung tâm du hành không gian Goddard của NASA ở Greenbelt, Maryland. Villanueva đã nghĩ đến ý tưởng chụp ảnh động này trong khi xây dựng một công cụ mô hình máy tính phục vụ cho nhiệm vụ tới khám phá sao Thiên vương trong tương lai, cũng là hành tinh thứ 7 của Hệ Mặt trời.
Trong đoạn video, NASA đã cho người xem chiêm ngưỡng hoàng hôn được nhìn từ bề mặt Trái đất, sao Kim, sao Hỏa, sao Thiên Vương và thậm chí cả Titan, vệ tinh lớn nhất của sao Thổ. Khi các hành tinh này quay ra khỏi vùng chiếu sáng của Mặt trời, nghĩa là lúc hoàng hôn xuống, các photon bị phân tán theo các hướng khác nhau tùy thuộc vào năng lượng của chúng cũng như các loại phân tử trong khí quyển. Kết quả cho ra cực quang với màu sắc vô cùng ngoạn mục và đặc biệt, ở mỗi một nơi sẽ có một màu hoàn toàn khác nhau.
Hoàng hôn trên sao Hỏa sẽ chuyển từ màu nâu sang màu xanh lam do các hạt bụi sao Hỏa phân tán màu xanh hiệu quả hơn. Còn trên sao Thiên Vương, hoàng hôn là khoảnh khắc ánh sáng mờ dần thành màu xanh hoàng gia với một chút màu ngọc lam do bầu khí quyển ở đây rất giàu hydro, heli và metan.
Mô phỏng hoàng hôn, về cơ bản là mô phỏng bầu trời, hiện đã tìm được một công cụ trực tuyến được sử dụng rộng rãi có tên là máy phát quang phổ hành tinh, được phát triển bởi Villanueva và các đồng nghiệp của ông tại NASA Goddard. Với loại máy phát này, các nhà khoa học sẽ có thể ghi lại quá trình truyền ánh sáng qua bầu khí quyển của các hành tinh, ngoại hành tinh, Mặt trăng và sao chổi. Từ những dữ liệu đó, họ có thể chẩn đoán thành phần trong bầu khí quyển và bề mặt của các hành tinh được làm từ gì.
Hiện tượng "đảo ngược lạnh" kỳ lạ ở Nam Cực 15.000 năm trước Các nhà khoa học vừa tìm thấy nhiều thông tin về một thời kỳ bí ẩn của biến đổi khí hậu được gọi là đảo ngược lạnh ở Nam Cực, kích hoạt bởi sự biến mất nhanh chóng của băng biển gần 15.000 năm trước. Các nhà nghiên cứu thu thập các mẫu băng cổ từ một vùng băng xanh thuộc Tây Nam...