Trung – Ấn tranh cãi vụ rơi máy bay không người lái
Một máy bay không người lái của Ấn Độ đã bị rơi sau khi mất liên lạc với bộ phận điều khiển và bay vào không phận Trung Quốc. Bắc Kinh cáo buộc New Delhi xâm phạm chủ quyền, trong khi Ấn Độ cho biết họ đã làm đúng thủ tục và quy trình khi xảy ra tai nạn.
Một máy bay không người lái của Ấn Độ (Ảnh: IDR)
Tân Hoa Xã trích phát biểu ngày 7/12 của ông Zhang Shuili, quan chức cao cấp tại chiến khu miền Tây Trung Quốc, bày tỏ sự phản đối đối với Ấn Độ sau khi quân đội nước này phát hiện một máy bay không người lái của New Delhi rơi ở khu vực được Bắc Kinh gọi là lãnh thổ Trung Quốc. Ông Zhang cho rằng hành động của Ấn Độ đã xâm phạm chủ quyền, và cho biết lực lượng biên giới nước này đã xử lý vụ việc trên tinh thần chuyên nghiệp và trách nhiệm khi kiểm tra thiết bị.
Trong khi đó, đại diện quân đội Ấn Độ cho biết máy bay không người lái của nước này gặp sự cố khi đang trong nhiệm vụ diễn tập thường quy tại lãnh thổ Ấn Độ. Máy bay đã gặp lỗi kỹ thuật dẫn đến mất liên lạc với bộ phận điều khiển mặt đất và bay sang phía không phận Trung Quốc. Quân đội Ấn Độ đã ngay lập tức thông báo cho phía Trung Quốc về sự cố.
Video đang HOT
Thông báo của quân đội Ấn Độ khẳng định nguyên nhân của sự cố đang được điều tra và vụ việc sẽ được giải quyết dựa trên những cơ chế và quy định mà New Delhi và Bắc Kinh đã thống nhất trước đó về việc xử lý các vụ việc diễn ra dọc biên giới 2 nước.
Vụ việc trên trong bối cảnh Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị sắp có chuyến thăm chính thức tới Ấn Độ vào ngày 11/12.
Căng thẳng giữa Trung Quốc và Ấn Độ đã leo thang trong những tháng vừa qua. Đỉnh điểm vào giữa năm, hai nước đã cử quân đội tới khu vực cao nguyên Doklam, khu vực giao điểm giữa 3 nước Ấn Độ, Trung Quốc và Bhutan. Căng thẳng biên giới đã kéo dài trong vòng 72 ngày và 2 bên không ngừng cáo buộc lẫn nhau xâm phạm lãnh thổ đồng thời thể hiện quan điểm cứng rắn yêu cầu phía bên kia chiến tuyến phải rút quân không điều kiện.
Tần xuất hoạt động ngày càng tăng của Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ Dương được cho là nguyên nhân khiến Ấn Độ đề xuất mua của Mỹ lô máy bay không người lái. Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phê duyệt hợp đồng trị giá 3 tỷ USD bán hơn 20 máy bay cho New Delhi.
Đức Hoàng
Theo SCMP
Cha đẻ huyền thoại AK-47 gây bất ngờ với quyết định này
Theo hãng thông tấn Nga Tass, Kalashnikov - cha đẻ của khẩu súng trường huyền thoại AK-47, đã bắt đầu nhòm ngó lĩnh vực máy bay không người lái (drone) khi đang lên kế hoạch thành lập 1 cơ sở sản xuất drone made-in-Kalashnikov, hứa hẹn cung cấp mọi dịch vụ cho các khách hàng. Động thái này được đánh giá là kịp thời trong bối cảnh, quân đội Nga đang nhắm tới việc "robot" hóa lực lượng vũ trang của mình.
Trong 1 thông cáo báo chí, Kalashnikov tự tin rằng thị trường drone của Nga sẽ trở nên sôi động hơn với việc mọi khách hàng, không chỉ quân đội mà cả khu vực tư nhân, sẽ được tiếp cận các dịch vụ từ A-Z liên quan tới máy bay không người lái mà công ty này cung cấp. Theo đó, ngoài mục đích quân sự, drone do Kalashnikov sản xuất có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như "chụp ảnh từ trên không, vẽ bản đồ, viễn thông, vận chuyển hàng hóa, giám sát dịch bệnh, bảo vệ rừng và các tài sản cá nhân, dự báo thời tiết,..."
"Việc này sẽ khiến các dịch vụ liên quan đến máy bay không người lái phổ biến hơn với mức giá rẻ hơn cho các khách hàng", ông Alexey Krivoruchko - CEO của Kalashnikov cho biết.
Mô hình máy bay không người lái ZALA 421-16E2 của Nga
Mặc dù cơ sở cũng như dây chuyền sản xuất chưa được triển khai, thế nhưng theo hãng thông tấn Nga Tass, Kalashnikov sẽ bắt đầu sản xuất drone cỡ lớn vào mùa hè năm 2018. Hiện tại, công ty này vẫn đang thử nghiệm các mẫu drone, kể cả loại có khả năng duy trì trên không lên đến vài ngày mà vẫn có thể mang theo khoảng vài tấn hàng hóa.
Cũng theo Tass, nhà sản xuất vũ khí lớn nhất của Nga vốn đã hợp tác với rất nhiều công ty chế tạo máy bay không người lái khác. Một trong số đó là nhóm công ty ZALA - đơn vị chuyên cung cấp drones cho mục đích khảo sát dầu mỏ và các đường ống vận chuyển khí ga. ZALA hiện đang cung cấp dịch vụ cho các công ty thuộc khu vực nhà nước và tư nhân như Roscosmos, Rostelecom, Transneft, Gazprom, Rosatom, LUKOIL, Rosneft và nhiều khách hàng khác thuộc Cộng đồng các Quốc gia Độc lập.
Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ liệu công ty này có cung cấp dịch vụ cho các khách hàng cá nhân trên thế giới, đặc biệt là ở thị trường Mỹ và châu Âu hay không.
Theo Mai Đại (IBT)
Tương lai đáng sợ của robot sát thủ Một bộ phim ngắn vừa được trình chiếu tại hội nghị đầu tiên của Liên Hiệp Quốc bàn về hệ thống vũ khí tự động sát thương vào đầu tuần này vẽ nên một tương lai ám ảnh. Một công ty quân sự tung ra một máy bay không người lái (drone) tí hon để truy lùng và giết chóc với hiệu quả...