Trung Ấn sẽ “êm đẹp” giải quyết tranh chấp lãnh thổ?
Trung Quốc đã sẵn sàng giải quyết tranh chấp biên giới với Ấn Độ và chuẩn bị đầu tư mạnh mẽ vào các quốc gia Nam Á, Bloomberg trích dẫn lời Ngoại trưởng Vương Nghị cho biết.
Ngày 10/6, trong chuyến thăm Ấn Độ, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã tuyên bố sau nhiều năm đàm phán, hai bên đã thông qua các vấn đề cơ bản trong thỏa thuận biên giới và sắp đưa ra giải pháp cuối cùng.
Ngoại trưởng Ấn Độ Sushma Swaraj và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị gặp nhau tại New Delhi, Ấn Độ, ngày 8/6/2014.
Ấn Độ và Trung Quốc, hai quốc gia chiếm 1/3 dân số thế giới, đang tìm cách ngăn chặn ảnh hưởng của tranh chấp lãnh thổ đến quan hệ kinh tế. Trong khi đó, theo nhận định của hãng tin Bloomberg, Trung Quốc đang ngày càng đẩy căng thẳng ngoài biển lên cao với Nhật Bản, Việt Nam và Philippines.
Video đang HOT
“Người Trung Quốc đang tích cực làm mới mối quan hệ của họ với người Ấn Độ”, Hoo Tiang Boon, một nhà nghiên cứu tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam ở Singapore nhận định, “Họ hiểu rằng hiện tại, quan hệ đối ngoại ở Đông Á là không như ý muốn. Họ muốn quan hệ ở vùng biên giới phía tây tạo ra cho họ một tiền đề tốt hơn”.
Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Ấn Độ, kim ngạch xuất khẩu giữa hai bên đạt 49,5 tỷ trong những tháng đầu năm, theo số liệu của chính phủ Ấn Độ.
Ông Vương Nghị cho biết các công ty Trung Quốc sẽ chuẩn bị đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng ở Ấn Độ nếu các quy định về đầu tư được nới lỏng. “Hợp tác Trung Quốc-Ấn Độ giống như một kho báu khổng lồ đang chờ đợi để được phát hiện”, ông Vương nói, “Tiềm năng là rất lớn”.
Theo Bloomberg, Chính phủ Trung Quốc muốn thúc đẩy để giải quyết căng thẳng với Ấn Độ khi mối quan hệ của Trung Quốc với Nhật Bản và các quốc gia Đông Nam Á bao gồm Việt Nam và Philippines đã xấu đi trong những tháng gần đây do bất đồng trong các tuyên bố lãnh thổ.
Tân Thủ tướng Narendra Modi đã chấp nhận lời mời tới thăm Bắc Kinh của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, theo thông báo của Văn phòng thủ tướng Ấn Độ đưa ra hôm 10/6.
Ấn Độ cáo buộc Trung Quốc chiếm 38.000 km2 lãnh thổ của họ ở Jammu và Kashmir, trong khi chính quyền Bắc Kinh tuyên bố lãnh thổ đến 90.000 km2 ở bang Arunachal Pradesh.
Trong chiến dịch tranh cử của mình, ông từng hứa hẹn sẽ cứng rắn hơn về việc bảo vệ biên giới giáp Trung Quốc so người tiền nhiệm của mình. Hồi tháng Hai, ông Modi cảnh báo Trung Quốc nên từ bỏ “tư duy lãnh thổ”, cho biết điểm yếu của Ấn Độ đã khuyến khích quân đội Trung Quốc xâm nhập lãnh thổ hồi năm ngoái.
Nội dung được thực hiện qua thảm khảo nguồn tin từ Bloomberg News. Bloomberg News cùng tờ BusinessWeek là hai chuyên trang về kinh tế, phân tích tài chính và cung cấp dữ liệu cho các đối tác doanh nghiệp của Tập đoàn truyền thông Bloomberg.
Theo Infonet
Ngoại trưởng Mỹ cảnh báo về vùng phòng không
Ngày 14.2, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã có các cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Thủ tướng Lý Khắc Cường và Ngoại trưởng Vương Nghị tại Bắc Kinh.
Ảnh minh họa
AFP dẫn lời Ngoại trưởng Mỹ cho biết ông đã cảnh báo Trung Quốc rằng sự ổn định trong khu vực sẽ bị đe dọa nếu Trung Quốc đơn phương thiết lập một vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) mới.
Trước đó, nước này đã khiến nhiều bên quan ngại khi lập ADIZ trên biển Hoa Đông hồi năm ngoái và đã xuất hiện nhiều thông tin rằng Trung Quốc đang cân nhắc một vùng tương tự trên biển Đông. Theo ông Kerry, 2 bên cũng thảo luận về những tuyên bố chủ quyền trên biển của Trung Quốc đang gây lo ngại cho nhiều đồng minh và đối tác của Mỹ. Vấn đề CHDCND Triều Tiên cũng nằm trên bàn nghị sự và ông Kerry được cho là đã gia tăng áp lực yêu cầu Trung Quốc tác động đưa Triều Tiên trở lại bàn đàm phán.
Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra thông cáo cho hay trong các cuộc gặp với Ngoại trưởng Mỹ, giới lãnh đạo nước này khẳng định quyết tâm giải quyết các bất đồng và "hướng đến mô hình mới" trong quan hệ với Mỹ. Tuy nhiên, cũng có dấu hiệu cho thấy chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ không hẳn là êm đẹp. Sau cuộc họp báo của ông Kerry, Trung Quốc tuyên bố "quyết tâm bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ", theo AFP. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Xuân Doanh còn nói thẳng: "Mỹ không phải là một bên trong tranh chấp và phải cẩn thận trong lời nói cũng như hành động".
Trước đó, nhiều quan chức ngoại giao và quân sự Mỹ, bao gồm cả ông Kerry, đều tuyên bố nước này sẽ hỗ trợ các đồng minh Nhật Bản và Philippines trong trường hợp xảy ra xung đột với Trung Quốc liên quan đến tranh chấp chủ quyền trên biển Đông và biển Hoa Đông.
Theo TNO
Cơ hội cho Trung Quốc và ASEAN Giới phân tích nhân định, hiên là thời điêm tôt nhât đê Trung Quôc và các quôc gia ASEAN "làm lại từ đâu". Trung Quôc dường như đang cô "làm lành" với ASEAN bằng những chuyên công du con thoi của Ngoại trưởng Vương Nghị đên các nước trong khu vực suôt thời gian qua. Có vẻ như, khi Bắc Kinh xem xét...