Trung – Ấn muốn gác tranh chấp để ‘thay đổi thế giới’
Trung Quốc và Ấn Độ hôm nay đề ra các biện pháp để giải quyết tranh chấp biên giới vốn có từ lâu, trong bối cảnh Bắc Kinh muốn loại bỏ phát triển mối quan hệ song phương được cho là “có thể thay đổi trật tự chính trị quốc tế”.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tới thăm Đền Phật giáo Dacien ở thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc, hôm 14/5. Ảnh: Reuters.
“Chúng ta có khả năng làm chuyển dịch trật tự chính trị và kinh tế thế giới theo hướng đúng đắn hơn và công bằng hơn”, Reuters dẫn lời Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường phát biểu trong cuộc gặp người đồng cấp Ấn Độ Narendra Modi ở thủ đô Bắc Kinh.
Trung Quốc và Ấn Độ thống nhất bắt đầu tổ chức gặp thường niên giữa quân đội hai nước, giao lưu các chỉ huy ở biên giới và sử dụng đường dây nóng quân sự, được thảo luận trong những năm gần đây, nhằm tránh làm căng thẳng gia tăng, thông báo chung cho biết.
“Chúng tôi đều tin việc duy trì động lực để các đại diện đặc biệt về vấn đề biên giới đàm phán kế hoạch giải quyết bất đồng là công bằng và hợp lý”, ông Lý nói.
Video đang HOT
Thủ tướng Ấn Độ Modi đang có chuyến thăm Trung Quốc dài ba ngày với cam kết thúc đẩy hợp tác song phương. Với ý nhắc đến căng thẳng tiềm ẩn, ông Modi nói “Trung Quốc cần xem xét lại cách tiếp cận một số vấn đề đang khiến hai bên chưa thể nhận ra tiềm năng thực sự trong quan hệ song phương”.
Hai nước còn thảo luận các biện pháp đối phó với biến đổi khí hậu. Trung Quốc và Ấn Độ thải khí carbon dioxide nhiều nhất và thứ ba trên thế giới. Hơn 20 thỏa thuận hợp tác trong nhiều lĩnh vực, như đường sắt và công nghệ năng lượng sạch, đã được ký kết.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm qua kêu gọi ông Modi “cùng hành động để thúc đẩy trật tự thế giới theo hướng đi đúng đắn và công bằng hơn”. Thủ tướng Ấn Độ cho rằng “sự tái xuất của Bắc Kinh và New Delhi cùng quan hệ song phương” sẽ có “tác động mạnh tới lộ trình của thế kỷ này”.
Căng thẳng giữa Trung Quốc và Ấn Độ bắt đầu gia tăng từ năm ngoái do vấn đề tranh chấp biên giới. Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền với diện tích hơn 90.000 km2 do New Delhi quản lý ở phần phía đông dãy Himalaya. Ấn Độ tố Trung Quốc chiếm 38.000 km2 lãnh thổ nước này ở cao nguyên Aksai Chin ở phía tây. Ấn Độ còn nghi ngờ việc Trung Quốc hỗ trợ Pakistan, đối thủ của nước này.
Khu vực biên giới tranh chấp giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Đồ họa: news.mydosti.com.
Như Tâm
Theo VNE
Trung Quốc đề xuất sắp xếp lại trật tự thế giới
Bắc Kinh nhấn mạnh việc cần thiết phải bỏ các tiêu chuẩn kép và củng cố những quan hệ bình đẳng và cùng có lợi trên thế giới.
Thứ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Antonov hôm 11/5 cho hay, hợp tác quân sự Trung Quốc - Nga là nhằm tăng cường sức bền song phương trước những mối đe dọa và thách thức mới
Sau cuộc họp giữa Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu và Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Fan Changlong, ông Antonov nói: "Các đồng sự Trung Quốc đã nhấn mạnh sự nhất trí trong lập trường của hai nước về những vấn đề liên quan tới các mối đe dọa và thách thức".
"Phía Trung Quốc đề cập tới sự cần thiết phải sắp xếp lại trật tự thế giới hiện nay, bỏ các tiêu chuẩn kép và củng cố những mối quan hệ bình đẳng và cùng có lợi trên thế giới".
Theo ông Antonov, hai nước đã nhấn mạnh tới "lợi ích thiết thực" của cuộc tập trận hải quân chung trên biển Hoa Đông.
"Vào tháng 5 và tháng 8 năm nay, có hai cuộc tập trận hải quân giữa Trung Quốc và Nga, theo kế hoạch sẽ diễn ra ở vùng biển Địa Trung Hải và biển Nhật Bản", ông Antonov nói.
Nga và Trung Quốc sẽ tập huấn việc hợp tác trong các chiến dịch gìn giữ hòa bình cũng như chống khủng bố và cướp biển ở biển Nhật Bản.
Theo Hoài Linh
Vietnamnet
Nga và Trung Quốc sắp ký tới 40 văn kiện hợp tác Động thái này nhằm củng cố thêm quan hệ liên minh trong nỗ lực chung thách thức trật tự thế giới do Mỹ và châu Âu cầm trịch hiện nay. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ tới Nga dự lễ kỷ niệm 70 năm kết thúc Thế chiến II (Ảnh : Irishtimes) Trợ lý của Tổng thống Nga cho biết hai...