Trung – Ấn hội đàm cấp cao thúc đẩy quan hệ song phương
Giao lưu nhân dân, biên giơi lãnh thổ, cơ chê chông khung bô, hơp tac hat nhân là những vấn đề sẽ được hai bên bàn thảo.
Ngày 8/6, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã bắt đầu chuyến thăm Ấn Độ hai ngày, đánh dấu cuộc tiếp xúc cấp cao đầu tiên giữa hai quốc gia đông dân nhất thế giới kể từ khi tân Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi lên nắm quyền.
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị trong cuộc gặp với Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Sushma Swaraj (Ảnh: Reuters)
Trong ngay đâu tiên cua chuyên thăm, Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị đa co cuôc hội đàm keo dai hơn 3 tiêng với người đồng cấp nước chủ nhà Sushma Swaraj ơ thu đô New Dehli, thao luân vê cac vân đê khu vưc va quôc tê cung quan tâm.
Ngươi phat ngôn Bô Ngoai giao Ân Đô Syed Akbaruddin cho biêt, trong cuôc hôi đam, hai Bộ trương Ngoại giao đa xac đinh chương trinh nghi sư cho cac cuôc đôi thoai giưa hai nươc trong 6 thang tơi. Hai bên cung lên kê hoach tiên hanh cac chuyên thăm câp cao lân nhau trong vai thang tơi, đông thơi trao đôi vê môt sô vân đê kinh tê, đinh hương quan hê kinh tê va cac cơ hôi tiêm năng cho ca hai bên. Ngoai ra, cac vân đê về giao lưu nhân dân, biên giơi, cơ chê chông khung bô, hơp tac hat nhân cung đươc đê câp trong cuôc hôi đam cua hai ngoai trương.
Trươc đo, thông cao bao chi cua Bô Ngoai giao Ân Đô cho biêt, muc đich chuyên thăm cua ông Vương Nghi nhăm thiêt lâp quan hê vơi Chinh phu mơi ơ Ân Đô. Chuyên thăm la môt yêu tô quan trong trong “Năm trao đôi Ân Đô – Trung Quôc” va se la ban đap thuc đây quan hê đôi tac chiên lươc giữa 2 nước.
Đánh giá về chuyến thăm này, giáo sư Rajeswari P. Rajagopalan, chuyên gia về an ninh không gian và chính sách đối ngoại của Ấn Độ cho biết: “Đây là chuyến thăm phổ biến mỗi khi lãnh đạo mới của Ấn Độ lên nắm quyền trong 10 năm qua, để hiểu được chính sách của chính phủ mới đối với các nước láng giềng và các nước lớn. Chuyến thăm có tầm quan trọng bởi hai nước không chỉ có các mối quan hệ về kinh tế khá lớn mà còn có các vấn đề liên quan tới biên giới”.
Trung Quôc hiên la đôi tac thương mai lơn nhât cua Ân Đô vơi kim ngach thương mai hai chiêu đat 70 ty USD. Tuy nhiên, thâm hụt thương mại của Ấn Độ với Trung Quốc hiện đã lên tới 40 tỷ USD từ mức 1 tỷ USD hồi năm 2001.
Tuy vậy, bất chấp mối quan hệ thương mại gần gũi, hai bên vẫn có những bất đồng sâu sắc liên quan tới vấn đề biên giới. Tân thủ tướng Ấn Độ Modi muốn tìm kiếm sự cam kết mạnh mẽ hơn giữa hai nước về các vấn đề thương mại và an ninh khu vực, tái cân bằng mối quan hệ song phương vốn bị phủ bóng bởi sự nghi ngờ lẫn nhau cũng như các bất đồng liên quan tới biên giới.
Theo kê hoach, trong ngay 9/6, ông Vương Nghi se có cuộc gặp với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, Tổng thống Pranab Mukherjee, Cố vấn an ninh quốc gia Ajit Doval và các quan chức hàng đầu Ấn Độ để trao đổi sâu rộng về cách thức thúc đẩy quan hệ song phương.
Theo VOV
Obama đang đau đầu với những vấn đề gì?
Tổng thống Mỹ Barack Obama, ngày 28/5, đã bảo vệ chính sách ngoại giao của mình trong một bài phát biểu ở Học viện Quân sự Mỹ ở West Point, trong đó ông trình bày một chính sách ngoại giao theo chủ nghĩa can thiệp, nhưng không quá mức.
Video đang HOT
CNN đưa tin, bài phát biểu được Obama đưa ra trong bối cảnh chính sách ngoại giao của Tổng thống Mỹ chịu nhiều chỉ trích gay gắt, sau khi ông công du tới châu Á tháng trước.
Obama người đã thận trọng tránh bất kỳ một kiểu đối đầu quân sự khi phản ứng trước những thách thức ở Syria và Ukraina - phản hồi rằng mục tiêu của ông là tránh mắc phải "những sai lầm" đắt giá trên trường quốc tế.
Tổng thống Barack Obama khi phát biểu tại Học viện Quân sự Mỹ ở West Point. (Ảnh: AP)
Nhưng thế giới không chờ đợi ai. Obama có thể chủ trương một chính sách ngoại giao né tránh rủi ro, nhưng ông lại đối mặt với hàng loạt thử thách cấp bách trên toàn cầu mà nhiều khả năng sẽ chi phối phần còn lại trong nhiệm kỳ của ông.
Nga
Khủng hoảng chính trị ở Ukraina và việc Tổng thống Putin sáp nhập bán đảo Crưm đã đẩy Nga và Mỹ vào căng thẳng. Điều này đã nhanh chóng trở thành một cuộc khủng hoảng ngoại giao lớn của chính quyền Obama, thử thách sự can đảm của Mỹ và liên minh của nước này với châu Âu.
Mỹ và các đồng minh cáo buộc Moscow ủng hộ phe li khai và gây bất ổn ở miền đông Ukraina. Và trong khi khen ngợi cuộc bầu cử ở Ukraina hồi cuối tuần trước, phương Tây cáo buộc Nga tìm cách phá vỡ cuộc bỏ phiếu.
Nga còn bị loại khỏi nhóm các nước công nghiệp phát triển nhất thế giới G8. Mỹ và Liên minh châu Âu cũng áp đặt một loạt đòn cấm vận lên các quan chức và công ty Nga.
Mỹ cho rằng, Nga đang cảm thấy sức nóng kinh tế từ cấm vận, nhưng trong tháng này ở Thượng Hải, ông Puntin đã ký thỏa thuận bán khí đốt trị giá 400 tỷ USD cho Trung Quốc trong vòng 30 năm.
Không chỉ có thế, Nga còn chứng minh nước này có thể trả đũa. Mặc dù Washington và Moscow đã cùng làm việc về một thỏa thuận nằm loại bỏ vũ khí hóa học ở Syria, việc Nga ủng hộ Tổng thống Bashar al-Assad và cam kết cung cấp vũ khí cho các chính phủ ở Trung Đông tiếp tục khiến Mỹ "đau đầu".
Với quyền phủ quyết trong vai trò thành viên thường trực tại Hội đồng Bảo an, Nga có thể vô hiệu hóa hành động về các cuộc khủng hoảng trên thế giới. Mỹ cần phải hợp tác với Nga về một thỏa thuận hạt nhân với Iran và ngăn chặn tham vọng hạt nhân của Triều Tiên.
Syria
Ba năm lao vào nội chiến đẫm máu, phe đối lập ở Syria vẫn non yếu trong khi các nhóm cực đoan ngày càng lớn về số lượng và ảnh hưởng, còn Tổng thống al-Assad vẫn giữ vững quyền lực.
Nỗ lực kéo dài nhằm đưa phe đối lập và chính phủ vào bàn đàm phán hòa bình đã thất bại. Thương lượng chính trị dường như càng xa vời hơn bao giờ hết và thảm họa nhân đạo ngày càng trầm trọng.
Obama phải chịu áp lực rất lớn từ nhiều cố vấn cấp cao cho rằng, Mỹ phải tham gia sâu hơn vào cuộc xung đột này. Nếu không có một sự thay đổi quyết định về cán cân sức mạnh quân sự thì ít có khả năng Tổng thống Assad sẽ cảm thấy buộc phải nhượng bộ.
Iran
Các cường quốc thế giới chỉ còn chưa đầy 2 tháng nữa là đến thời hạn chót 20/7 phải đạt một thỏa thuận toàn diện với Iran về chương trình hạt nhân của nước này.
Thỏa thuận tạm thời đạt được với Tehran hồi tháng 11 năm ngoái đã nới lỏng một số lệnh cấm vận kinh tế để đổi lấy việc Iran phải cắt giảm nhiều phần trong chương trình hạt nhân của nước này.
Trong khi Mỹ và một số nước nghi ngờ Iran đang nỗ lực chế tạo vũ khí nguyên tử, Tehran khẳng định các ý định hạt nhân của nước này chỉ phục vụ mục đích hòa bình.
Nhóm đàm phán Mỹ cho rằng, tiến bộ đã đạt được ở một số vòng đàm phán và nhóm P5 1 - gồm Mỹ, Trung Quốc, Nga, Anh, Pháp, Đức - và Iran đã bắt đầu soạn thảo một thỏa thuận.
Tuy nhiên, vẫn còn quá nhiều trở ngại lớn, trong đó có tương lai của lò phản ứng nước nặng ở Arak, cơ sở ngầm ở Fordo và liệu Iran có tiếp tục giữ quyền làm giàu một số lượng nhỏ hạt nhân cấp độ thấp ở trong nước để phục vụ nghiên cứu và y học hay không.
Iran tuyên bố đó là những điểm bất biến nhưng chúng lại bị Israel và Mỹ phản đối.
Một báo cáo mới đây của Liên Hợp Quốc cũng cảnh báo Iran tiếp tục theo đuổi khả năng về tên lửa đạn đạo, và Tehran dường như không muốn thảo luận về công nghệ hạt nhân như một phần đàm phán hạt nhân, khiến Mỹ và các đồng minh châu Âu không hài lòng.
Đe dọa khủng bố
Mỹ đã tiêu diệt được trùm khủng bố Osama bin Laden và làm giảm sức mạnh của ban lãnh đạo al-Qaeda ở Pakistan. Tuy nhiên, một báo cáo của Bộ Ngoại giao ở Washington nói rằng các tổ chức chi nhánh của mạng lưới này đang ngày càng tàn ác hơn.
Một loạt đe dọa tấn công các mục tiêu Mỹ và phương Tây đang gây quan ngại bên trong cộng đồng tình báo Mỹ. Báo cáo của Bộ Ngoại giao cho thấy, chi nhánh al-Qaeda ở Yemen đang tiếp tục gây ra mối đe dọa lớn nhất đối với Mỹ.
Châu Á
Các cuộc khủng hoảng ở Ukraina và Syria đã phân tán sự tập trung của chính quyền Obama vào chủ trương "xoay trục tới châu Á" vốn đã được hoạch định để tăng cường sự hiện diện của Mỹ trong khu vực và đối trọng với Trung Quốc.
Tuy nhiên, châu lục này cũng đang chứng kiến nhiều bất ổn, và việc kiềm chế Trung Quốc tỏ ra là một thách thức rất lớn.
Trong khi giữa Nhật Bản và Trung Quốc đang leo thang căng thẳng về một chuỗi đảo ở Biển Hoa Đông thì Bắc Kinh còn gia tăng các tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.
Hai đồng minh thân thiết nhất của Mỹ trong khu vực - Nhật Bản và Hàn Quốc - đang bất hòa bởi những gì Seoul coi là thiếu ăn năn về quá khứ cai trị thuộc địa tàn ác của Nhật.
Ở Đông Nam Á, Thái Lan tiếp tục bế tắc chính trị, với việc quân đội đã tiến hành đảo chính hồi tuần trước.
Tham vọng của Washington nhằm tăng cường thương mại với khu vực dường như cũng bị cản trở. Obama công du tới Nhật Bản hồi tháng trước, để tiến tới một thỏa thuận với Nhật Bản nhằm thúc đẩy Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), nhưng đã phải rời Tokyo "với hai bàn tay trắng".
Đó là chưa kể những khó khăn của Mỹ trong quan hệ với Ai Cập sau bầu cử và nỗ lực cứu vãn tiến trình hòa bình Trung Đông sau khi các cuộc hội đàm đổ vỡ hồi tháng trước.
Tìm cách vận hành một chính sách ngoại giao tránh né rủi ro trong khi đối mặt với những ý kiến kêu gọi Mỹ phải xốc vác hơn nữa, rõ ràng ông Obama đang phải đối mặt với rất nhiều bài toán nan giải.
Thanh Hảo
Theo_VietNamNet
Trùm dầu mỏ Khodorkovsky cảnh báo về trừng phạt Nga Mikhail Khodorkovsky, trùm dầu mỏ giàu nhất nước Nga một thời, cảnh báo châu Âu không nên áp thêm các đòn trừng phạt nhằm vào Moscow liên quan tới khủng hoảng Ukraina. Trả lời phỏng vấn của BBC, Khodorkovsky nói rằng châu Âu có nguy cơ làm lợi cho những người chủ nghĩa dân tộc đang tìm cách cô lập Nga. Thay vào...