Trung-Ấn bắt đầu tập trận “Tay trong Tay”
Hôm nay (5/11), quân đội 2 nước Ấn-Trung chính thức khai màn cuộc tập trận chung “ Tay trong Tay” kéo dài đến ngày 14/11. Đây là cuộc tập trận thường niên lần thứ ba giữa quân đội hai nước sau 5 năm gián đoạn.
Theo tin từ tờ The New Indian Express, hôm 4/11, 160 binh sĩ thuộc Lục quân Ấn Độ đã tới thành phố Thành Đô, Trung Quốc để hoàn tất tất cả các khâu chuẩn bị cho cuộc tập trận chung chống khủng bố với quân đội Trung Quốc.
Quyết định tổ chức cuộc tập trận chung này đạt được trong cuộc Đối thoại quốc phòng thường niên lần thứ 5 giữa hai nước tại Bắc Kinh vào tháng 1/2013 và được diễn ra vào đúng thời điểm Trung Quốc đang tăng cường chiến dịch chống khủng bố sau vụ tấn công liều chết tại quảng trường Thiên An Môn tuần trước. Trước đó, cuộc tập trận đầu tiên được tiến hành tại thành phố Côn Minh của Trung Quốc năm 2007; cuộc tập trận lần thứ hai diễn ra tại Belgaum thuộc bang Karanataka của Ấn Độ năm 2008.
Video đang HOT
Trả lời phỏng vấn của báo giới, một sĩ quan quân đội Ấn Độ giấu tên cho biết: “Cuộc tập trận Tay trong Tay 2013 thu hút được sự tham gia của quân đội Ấn Độ lớn hơn so với những cuộc tập chung trước kia giữa hai nước Trung-Ấn”. Ngoài ra, vị sĩ quan này còn cho biết thêm cuộc tập trận nhằm mục đích gia cường khả năng hợp tác giữa quân đội hai nước.
Điều đáng nói là dù đã “Tay trong Tay” sau 5 năm gián đoạn và đã nỗ lực giảm bớt căng thẳng ở khu vực biên giới bằng lễ ký kết thỏa thuận giữa Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường hôm 23/10, nhưng xem ra mối quan hệ giữa hai nước Trung-Ấn vẫn chưa thực sự “ấm” lên khi Bắc Kinh vẫn xây dựng “tai mắt” tại khu vực biên giới tranh chấp. Theo hãng tin PTI của Ấn Độ, Trung Quốc đã xây dựng một trạm radar đối diện với căn cứ không quân Daulat Beg Oldie thuộc khu vực Ladakh do Ấn Độ kiểm soát dọc Đường kiểm soát (LoC). Phía Trung Quốc gọi đây là trạm theo dõi thời tiết song các chuyên gia kỹ thuật Ấn Độ cho rằng đây có thể là một trạm radar được xây dựng để theo dõi máy bay của Ấn Độ bởi hiện nay, máy bay vận tải C-130 Hercules của Không quân Ấn Độ (IAF) đã có thể hạ cánh và cất cánh từ Daulat Beg Oldie.
Theo Baomoi
Mỹ: Iran cần hành động cụ thể trong vấn đề hạt nhân
Ngày 24/9, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã lên tiếng kêu gọi Iran có những hành động cụ thể nhằm giải quyết vấn đề hạt nhân gây căng thẳng giữa hai nước trong nhiều năm qua.
Tổng thống Mỹ Barack Obama phát biểu tại ĐHĐ LHQ ngày 24/9. Ảnh: REUTERS
Phát biểu trong phiên thảo luận toàn thể của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (ĐHĐ LHQ) khóa 68 ở thành phố New York, Tổng thống Barack Obama nói rằng ngay từ khi tranh cử tổng thống năm 2008 ông đã có chủ trương theo đuổi con đường ngoại giao để giải quyết các điểm nóng của thế giới, trong đó có vấn đề hạt nhân của Iran. Ông Obama cho biết các động thái ngoại giao gần đây của tân Tổng thống Iran Hassan Rouhani là đáng hoan nghênh, nhưng "những lời nói hòa giải cần phải đi kèm với những hành động cụ thể" nhằm giải quyết chương trình hạt nhân gây tranh cãi của nước này. Phát biểu trên của ông Obama được nhìn nhận là cử chỉ đáp lại cam kết mới đây của Tổng thống Rouhani rằng Iran sẽ không bao giờ chế tạo vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, việc tổng thống hai nước không gặp nhau bên lề khóa họp của ĐHĐ LHQ như đã ngỏ ý trước đó cho thấy sự không tin tưởng lẫn nhau giữa hai nước vẫn còn sâu sắc. Các quan chức Mỹ và Iran cũng không thiết kế được một cú bắt tay giữa nguyên thủ hai nước bên lề diễn đàn đa phương hàng năm này.
Trước đó, ngày 19/9, người phát ngôn Nhà Trắng Jay Carney cho biết mặc dù chưa có trong chương trình nghị sự, nhưng nếu Iran thực sự nghiêm túc với ý định từ bỏ chương trình hạt nhân, Tổng thống Obama sẵn sàng gặp Tổng thống Rouhani, dưới một hình thức nào đó khi hai người đều có mặt tại New York tham dự khóa họp chung của ĐHĐ LHQ. Theo đánh giá của người phát ngôn Nhà Trắng, cam kết ngày 18/9 của Tổng thống Rouhani rằng Iran sẽ không bao giờ chế tạo vũ khí hạt nhân là một diễn biến đáng hoan nghênh nhưng "hành động bao giờ cũng quan trọng hơn lời nói".
Tuy nguyên thủ hai nước không gặp nhau nhưng quan hệ giữa Mỹ và Iran cũng đang có những tiến triển theo hướng giảm căng thẳng. Quyết định ngày 23/9 của Ngoại trưởng John Kerry lần đầu tiên cùng Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif và những người đồng cấp nhóm P5 1 (gồm Mỹ, Anh, Trung Quốc, Pháp, Nga và Đức) tiến hành cuộc gặp để thảo luận về vấn đề hạt nhân của Iran được coi là "một sự đột phá về ngoại giao" giữa hai kỳ phùng địch thủ. Cuộc gặp trong ngày 26/9 tới là cuộc gặp cấp cao chính thức đầu tiên giữa Mỹ và Iran trong hơn ba thập kỷ qua.
Một chủ đề nóng khác được nhấn mạnh trong bài phát biểu của ông Obama tại diễn đàn LHQ là Syria. Trong vấn đề này, ông chủ Nhà Trắng một lần nữa cảnh báo chính phủ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad "sẽ phải gánh chịu những hậu quả nếu không tuân thủ việc từ bỏ vũ khí hóa học". Ông Obama hối thúc LHQ thông qua một nghị quyết mà ông mô tả là "đủ mạnh" để buộc chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad giữ đúng cam kết. Ông Obama cũng cam kết tiếp tục nỗ lực giải quyết cuộc xung đột giữa Israel và người Palestine, và hiện giờ là thời điểm chín muồi để cộng đồng thế giới hậu thuẫn cho việc thiết lập một nền hòa bình giữa người Israel và Palestine. Ông Obama cho rằng các quốc gia Arập chỉ có được ổn định khi hai nhà nước Israel và Palestine cùng sống trong hòa bình và an ninh. Ông Obama cũng tuyên bố sẵn sàng sử dụng mọi khả năng, kể cả lực lượng quân sự, để bảo vệ cho quyền lợi của Mỹ tại khu vực Trung Đông có tầm quan trọng chiến lược.
Theo Báo tin tức
"Trung Quốc hết sức coi trọng quan hệ với Việt Nam" Chiều 2/9 tại Nam Ninh (Trung Quốc), nhân dịp dự Hội chợ ASEAN-Trung Quốc và Hội nghị Thượng đỉnh Đầu tư và Thương mại ASEAN-Trung Quốc lần thứ 10, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Khắc Cường. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội...