“Trưng” 700 USD mới được nhập cảnh Thái Lan, du khách Việt bức xúc
Rất nhiều doanh nghiệp lữ hành Việt Nam tỏ thái độ bức xức xung quanh chuyện nhân viên nhập cảnh tại cửa khẩu biên giới Poipet Thái Lan yêu cầu khách Việt Nam phải trưng ra 700 USD hoặc 20 ngàn baht mới được đóng dấu nhập cảnh vào nước này.
Theo lời bà V.L.Phương, hướng dẫn viên của một công ty du lịch ở TP.HCM, trong dịp nghỉ lễ vừa qua, bà đưa đoàn 32 du khách Việt du lịch Campuchia – Thái Lan. Khi làm thủ tục nhập cảnh tại cửa khẩu Arayaprathet (thuộc tỉnh Sa Kaeo), hải quan Thái Lan đã buộc du khách Việt phải xòe 700 USD, hoặc khoản tiền tương đương 20.000 bath (tiền Thái), ra ngang mặt để camera đặt ở khu vực hải quan chụp hình rồi mới cho nhập cảnh.
Hành động bắt khách trưng tiền để soi bằng webcam là một sự xỉ nhục đối với khách du lịch Việt Nam
Chia sẻ quan điểm về vấn đề này với báo chí, ông Vũ Thế Bình, Phó chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam, kiêm chủ tịch Hiệp hội Lữ hành Việt Nam cho rằng: Đây là một quy định quá thô thiển và phía Hiệp hội sẽ có ý kiến chính thức bằng văn bản gửi tới cơ quan chức năng của Thái Lan: “Trước sự việc trên chúng tôi sẽ có văn bản gửi Tổng cục Du lịch Thái Lan tại Việt Nam yêu cầu giải thích vì sao lại có quy định kỳ cục này”, ông Bình nói.
“Buộc các du khách phải mang theo một khoản tiền mặt khi vào Thái Lan là hoàn toàn sai, vì nếu du khách đã mua tour (đã trả tiền trọn gói cho việc ăn, ở, đi lại, bảo hiểm…) thì mang theo bao nhiêu tiền là quyền của họ, sao lại có quyền đòi hỏi”, ông Bình cho hay.
Còn theo ông Lê Hoàng Thanh Tùng, Giám đốc Công ty Tuyhoatourist cho hay, tôi mới nhận được thông tin này sáng nay. Hành động và thái độ của nhân viên cửa khẩu Poipet dùng webcam để soi tiền của du khách là một cách làm thiếu văn hóa trong ứng xử đặc biệt với khách du lịch.
Theo phản ánh từ một số công ty du lịch cho biết nhân viên của họ từng cãi nhau rất dữ ở Poipet vì quy định vô lý này của phía Thái Lan, nhưng phần lớn đều không có kết quả. Không có tiền thì không được nhập cảnh.
Video đang HOT
Bà Nguyễn Hồng Huệ, Phó trưởng Phòng thị trường, Công ty Du lịch Việt Nam tại Hà Nội cho rằng; Thái Lan là thị trường đang cần thu hút khách du lịch, đặc biệt sau những bất ổn chính trị vừa qua mà đưa ra quy định như thế thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc lôi kéo khách du lịch tới đất nước này.
“Không chỉ là khách du lịch, ngay bản thân tôi khi đi du lịch để an toàn tôi chỉ mang thẻ theo thay vì mang tiền mặt đi, quy định này chắc chắn sẽ gây nhiều phiền hà cho khách du lịch”, bà Huệ chia sẻ.
Đồng quan điểm với ông Thanh Tùng, bà Huệ cho rằng hành động bắt khách trưng tiền để soi bằng webcam là một sự xỉ nhục đối với khách du lịch Việt Nam.
Với quy định mới này trong tương lai xu hướng hủy chuyến đến Thái Lan sẽ còn tiếp tục.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, thực tế đâu đó một số quốc gia vẫn có quy định này như: Singapore, Macao (Trung Quốc) tuy nhiên họ chỉ áp dụng với khách lẻ chứ không áp dụng đối với khách đoàn đi theo tour như ở cửa khẩu Poipet Thái Lan như mới đây.
Việc áp dụng quy định này đối với các quốc gia là để hạn chế tình trạng nhập cư lao động kiếm tiền của một số người từ nước khác sang. Song nếu áp dụng quy định này với khách đi qua công ty du lịch là một việc không nên làm đối với Thái Lan – đất nước đang nỗ lực thu hút khách du lịch tới đây.
Nhiều doanh nghiệp du lịch Việt Nam cho rằng, hành động này là không cần thiết và sẽ gây phiền nhiễu và động chạm đến lòng tự ái của khách du lịch khi tới Thái Lan.
Ông Trần Anh Giang, Phó Giám đốc công ty cổ phần Du lịch Việt cho rằng, ngành du lịch Thái Lan chưa dịu xuống sau vụ bất ổn chính trị, nay lại là quy định trưng tiền mới được nhập cảnh thì chắc chắn các doanh nghiệp Việt Nam sẽ rất khó đưa khách sang đất nước này.
Trước đó một thời gian ngắn, trong cuộc khủng hoảng chính trị Thái Lan, mức tăng số lượng du khách đến đất nước này đáng thất vọng. Rất nhiều hãng du lịch đã hủy bỏ các tour ngay trong mùa cao điểm vì các cuộc biểu tình chống chính phủ tại Bangkok. Rất có thế, với quy định mới này trong tương lai xu hướng hủy chuyến đến Thái Lan sẽ còn tiếp tục.
Được biết từ ngày 2 -7/6 năm nay, Tổng cục Du lịch Thái Lan đang kêu gọi các doanh nghiệp du lịch tham gia hội chợ Thailand Travel Mart TTM 2014 dự kiến sẽ được tổ chức tại đất nước này.
Tổng cục Du lịch Việt Nam cho rằng, đây là một hội chợ du lịch chuyên nghiệp nhằm tạo cơ hội cho các doanh nghiệp trong khu vực Tiểu vùng sông Mê Kông tìm kiếm, tiếp cận với các đối tác đến từ các khu vực thị trường nguồn quan trọng của du lịch thế giới.
Song An – Minh Phan
Theo Dantri
Cảm ơn Hội An đã ngừng bán vé vào thành phố
Sau rất nhiều phản ứng từ dư luận, TP Hội An đã quyết định ngừng việc thu phí một cách phản cảm, thiếu cơ sở pháp luật và cả văn hóa, một cách thu phí tiềm ẩn những nguy cơ lớn làm du khách từ chối Hội An. Ông Nguyễn Sự - Bí thư Thành ủy Hội An khẳng định chủ trương của việc chống thất thoát nguồn thu từ vé tham quan là đúng, nhưng phương thức thực hiện như vậy là sai. "Không thể để hình ảnh Hội An xấu đi trong mắt du khách chỉ vì một tấm vé. Tất cả cần phải được nghiêm túc chấn chỉnh" - Bí thư Thành ủy Hội An nhấn mạnh.
Khách du lịch luôn bị quyến rũ bởi vẻ đẹp của phố cổ Hội An
Không ai đến với Hội An mà không muốn đóng góp chút ít cho công tác bảo tồn một đô thị cổ hiếm hoi, một di sản thế giới. Ngay cả chúng tôi đã nhiều lần ngồi bên bờ sông Hoài và cầu mong một phép lạ nào đó đổ xuống đây một đống tiền để có thể làm một con đê bê tông tránh cho những ngôi nhà cổ mỗi năm một lần rũ ra trong nước lũ. Hội An là di sản sống, tiền đầu tư tu bổ, tôn tạo, trùng tu để duy trì những ngôi nhà cổ mỗi năm tốn một con số rất lớn mà người dân và ngân sách Nhà nước dành cho việc này là không đủ. Và sự đóng góp của du khách là hợp lý. Tuy nhiên, xin hãy nhớ, Hội An, ngoài là đô thị cổ còn là một khu vực hành chính mà ở đó mọi sinh hoạt của người dân lẫn với du khách. Cũng cần nhớ, khác với một khu du lịch do một hoặc một nhóm nhà đầu tư xây dựng, họ có quyền khoanh lại và bán vé cho ai muốn vào như mọi công viên trên thế giới. Hội An là một thành phố theo đúng nghĩa hành chính của nó, di sản Hội An không phải Ban quản lý di tích Hội An xây dựng mà là lịch sử mấy trăm năm đã đầu tư vào đó gìn giữ cho con cháu một di sản đẹp và dày dặn kinh khủng.
Không ai có quyền thu vé vào thành phố, nhưng có quyền quy định nghĩa vụ tu bổ di tích của 2 triệu du khách mỗi năm đến với Hội An. Nhưng thu thế nào là cả một vấn đề. Dư luận đã chỉ rõ sự vô lý thậm chí nhìn rõ kẽ hở tiêu cực và lãng phí khi bán vé vào thành phố. Vì có người phải mua vé, có người không nên rất có thể người phải mua vé sẽ không phải mua, người không phải mua sẽ phải mua, tùy theo ý thích của người gác cửa, còn tại sao thích thì miễn bàn cho. Vậy là cần một đống người bán vé, một đống người soát vé, một đống người giám sát và một đống người giám sát các đống giám sát ấy nữa. Chưa kể, một thành phố trong rào chắn là một thành phố bị phong tỏa, trong khi đó, Hội An vốn là một di tích mở, nơi mà những giá trị Việt, Chăm, Nhật, Hoa trộn lẫn hòa đồng và cởi mở. Tại sao lại thế? Cần phải xem lại công tác tham mưu để xảy ra cái thử nghiệm kỳ quái này. Cần phải có một người chịu trách nhiệm với sai lầm này.
Đó là nói đi, nhưng cũng cần nói lại. Hơn 20 năm nay, Hội An đã yêu cầu mỗi du khách đóng góp một khoản tiền hỗ trợ bảo tồn di tích và khoản tiền này thường thu qua các công ty du lịch lữ hành, những người đưa khách du lịch đến Hội An. Nhưng kiểm điểm lại, mỗi năm có gần 2 triệu du khách đến với Hội An có sự đóng góp này. Số còn lại, hoặc là bị các công ty lữ hành chiếm mất, hoặc cũng không có cơ chế thu. Nguồn thu từ du lịch mà cụ thể là thông qua bán vé chính là con át chủ bài từ nhiều năm qua trong việc giải bài toán khó khăn mà Hội An đã làm được, đó là "hài hòa bảo tồn và phát triển". Vật liệu để trùng tu nhà cổ ở Hội An chủ yếu bằng ngói âm dương và gỗ nhóm 1 nên rất đắt tiền. Hội An có chính sách rõ ràng về mức hỗ trợ kinh phí trùng tu từ 30-75%, thậm chí 100% tùy theo mức độ hư hại của di tích và tùy theo vị trí của ngôi nhà. Ngôi nhà ở vị trí sâu trong ngõ, hẻm, nơi người dân không có nhiều nguồn thu từ du lịch sẽ được ưu tiên với mức cao. Vì vậy tìm kiếm một cơ chế thu là đúng.
85% số tiền bán vé sẽ được dùng để phục vụ cho công tác tu bổ, trùng tu di tích, số còn lại dành cho phát triển. Quá hợp lý. Nhưng nên thu như thế nào? Chúng tôi xin nêu một số thành phố có những cách thu rất hay, ví dụ Nha Trang, thu tiền hỗ trợ bảo tồn qua các khách sạn. Du khách ở khách sạn, khách sạn sẽ thu hộ thành phố khoản đó. Đấy là một cách hay. Nhưng Hội An quá gần Đà Nẵng, du khách có thể xuống thăm Hội An và đêm về Đà nẵng, vì vậy việc thu tiền bảo tồn di tích qua khách sạn cũng chỉ là một cách. Lâu dài và căn cơ hơn, Hội An phải phát triển dịch vụ văn hóa, dịch vụ lễ hội, dịch vụ phục vụ khách và tạo ra nguồn thu từ các dịch vụ này. Mấy năm nay, chúng tôi đã thấy Hội An tổ chức nhiều lễ hội, thậm chí mỗi tháng có một lễ hội, rất tiếc, tại sao không bán vé tham dự các lễ hội mà lại bán vé vào thành phố.
Tôi nghĩ với sự năng động của một thành phố di sản, thành phố Hội An sẽ tìm ra những cách phát triển bền vững và hữu hiệu.
Xin cảm ơi, Thành ủy Hội An, chính quyền Hội An đã chấm dứt việc bán vé vào thành phố.
Theo ANTD
Phó Chủ tịch Hội An: Không vé tham quan,đừng vào phố cổ! Ông Trương Văn Bay, Phó Chủ tịch UBND TP.Hội An trả lời việc du khách và các đoàn lữ hành phẫn nộ chuyện thu phí vào phố cổ. Tránh việc các công ty lữ hành cho du khách đi chui Chia sẻ thông tin với Đất Việt, ngày 23/4, trước việc các du khách và các đoàn lữ hành đang lên tiếng phản...