Trump xem xét cấm người Mỹ nghi nhiễm nCoV nhập cảnh
Chính quyền Trump đang nghiên cứu biện pháp chặn công dân và thường trú nhân trở về Mỹ nếu họ bị nghi nhiễm nCoV.
“Chính quyền Tổng thống Donald Trump đang xem xét dự thảo quy định nhập cảnh mới, trong đó cho phép hải quân chặn công dân Mỹ và thường trú nhân tại biên giới nếu họ có dấu hiệu mắc Covid-19 hoặc các bệnh truyền nhiễm khác. Dự thảo chưa hoàn thiện và có thể thay đổi”, quan chức cấp cao Mỹ giấu tên cho biết hôm 10/8.
Các cơ quan liên bang đã được yêu cầu góp ý cho dự thảo trước ngày 11/8, nhưng chưa rõ bao giờ biện pháp này được phê duyệt hoặc công bố thông tin.
Trump họp báo tại Nhà Trắng hôm 10/8. Ảnh: AFP.
Biện pháp này dường như sẽ áp dụng với mọi cửa khẩu biên giới tại Mỹ, bao gồm cả sân bay, khu vực dọc biên giới giáp Mexico và Canada. Điều này có thể gây ảnh hưởng lớn tại biên giới Mỹ – Mexico, do nhiều công dân Mỹ và thường trú nhân thường xuyên qua lại giữa hai nước để làm việc.
Trump đã áp dụng hàng loạt quy định kiểm soát biên giới từ khi Covid-19 bùng phát, trong đó đình chỉ hoạt động nhập cảnh và cho phép giới chức nhanh chóng trục xuất những người di cư mắc kẹt ở cửa khẩu mà không cần thực hiện quy trình pháp lý thông thường.
Một số quan chức chính phủ Mỹ hồi tháng 5 bày tỏ lo ngại công dân mang hai quốc tịch Mỹ và Mexico có thể sơ tán về Mỹ nếu tình hình đại dịch ở Mexico xấu đi, gây thêm áp lực cho hệ thống y tế Mỹ.
Mỹ hiện là vùng dịch lớn nhất thế giới với hơn 5,2 triệu ca nhiễm và hơn 166.000 người chết. Tiến sĩ Scott Gottlieb, cựu quan chức Cơ quan Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Mỹ (FDA), cho rằng khoảng 300.000 người sẽ chết vì nCoV ở nước này vào cuối năm nay nếu tình hình dịch không chuyển biến tích cực.
Video đang HOT
Số người từ bỏ quốc tịch Mỹ cao kỷ lục 70 Trump ký sắc lệnh gia hạn cứu trợ kinh tế do Covid-19 83 Điều phối viên Covid-19 Nhà Trắng ‘giữa hai làn đạn’
Gánh nặng chi phí sức khỏe hậu Covid-19
Cuối tháng 3, trong quá trình hồi phục sau phẫu thuật cắt túi mật tại thành phố Fort Lee, New Jersey, bà Laura Gross, 72 tuổi, đột ngột đổ bệnh.
Bà bị đau cổ họng, đau mắt, nhức đầu và đau các khớp xương, cảm giác vô cùng mờ mịt. Gross nhanh chóng được chẩn đoán mắc Covid-19.
4 tháng sau, các triệu chứng vẫn còn đó. Bà cần sự hỗ trợ của cả bác sĩ chuyên khoa, bác sĩ tim mạch, phổi, bác sĩ nội tiết, bác sĩ thần kinh và bác sĩ tiêu hóa.
"Tôi bị đau đầu kể từ tháng 4. Các cơn sốt nhẹ cũng dai dẳng, chưa hề chấm dứt", bà nói.
8 tháng đại dịch trôi qua, các nhà khoa học vẫn tiếp tục phát hiện nhiều thể di chứng mới của căn bệnh. Nghiên cứu cho thấy người sống sót sau nhiễm nCoV phải đối mặt với tình trạng suy nhược kéo dài nhiều tháng, thậm chí vài năm.
Bà Anne McKee một nhà tâm lý học đã nghỉ hưu, sống tại Knoxville, Tennessee trải qua tình trạng tương tự. Bà có tiền sử đa xơ cứng và hen suyễn, không may nhiễm nCoV 5 tháng trước. Đến nay, người phụ nữ 61 tuổi vẫn đang chật vật lấy lại nhịp thở bình thường.
Bà Laura Gross tại nhà riêng ở thành phố Fort Lee, New Jersey, ngày 31/7. Ảnh: Reuters
"Vào những hôm sức khỏe tốt, tôi có thể đi giặt quần áo vài lần. Nhưng mấy ngày qua, thật khó để thức dậy và lấy đồ xuống từ tủ bếp", bà nói.
McKee đã chi hơn 5.000 USD cho các cuộc hẹn khám, xét nghiệm và mua thuốc theo đơn trong thời gian đó. Tại Mỹ, các khoản tiền phát sinh cũng đồng nghĩa phí bảo hiểm sẽ cao hơn. Bảo hiểm của bà chi trả khoảng 15.000 USD, gồm 240 USD tiền khám trực tuyến, 455 USD phí chụp phổi.
Trước tình trạng trên, các chuyên gia y tế bắt đầu tính toán chi phí chăm sóc sức khỏe dài hạn của người đã khỏi Covid-19.
Theo ước tính của tiến sĩ Bruce Lee, Đại học Y tế Công cộng New York (CUNY), nếu 20% dân số Mỹ nhiễm virus, tổng chi phí sau khi nhập viện một năm của bệnh nhân cả nước sẽ không dưới 50 tỷ USD. Nếu khoảng 80% người mắc bệnh do không có vaccine, con số sẽ tăng lên 204 tỷ USD.
Các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch, trong đó có Mỹ và Italy, đang xem xét liệu những tác động lâu dài đối với bệnh nhân có thể được coi như "hội chứng hậu Covid-19" hay không. Nhiều bệnh viện ở hai khu vực này đã thành lập trung tâm dành riêng phục hồi chức năng sau nhiễm nCoV, hiện đang chuẩn hóa các biện pháp theo dõi.
Bộ Y tế Anh cũng như Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ là những đơn vị hàng đầu nghiên cứu về hệ quả của căn bệnh. Tháng 8 này, một hội đồng bác sĩ quốc tế sẽ đề xuất hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân phục hồi với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Theo các chuyên gia, phát mất nhiều năm để tính toán đầy đủ chi phí phát sinh cho khắc phục hậu quả sức khỏe đối với người khỏi nCoV. Điều này từng xảy ra trong dịch HIV/AIDS hoặc cuộc tấn công khủng bố tại New York ngày 11/9/2001.
Bệnh nhân đã khỏi Covid-19 thường chịu tổn thương ở phổi, thận, và tim. Họ sẽ phải dành một khoản tiền lớn cho các thủ tục kiểm tra định kỳ như siêu âm, chụp CT, cắt lớp... Đó là chưa kể đến chi phí điều trị tổn thương tâm lý, nếu có.
Nghiên cứu tim mạch được đăng tải trên Tạp chí Y khoa JAMA, thực hiện trên nhóm bệnh nhân ở Đức trong độ tuổi từ 45 đến 53, cho thấy hơn 75% biểu hiện viêm tim, có thể dẫn đến suy tim trong tương lai.
Phân tích khác của Tạp chí Kidney International cho thấy khoảng một phần ba số người mắc Covid-19 điều trị tại New York bị tổn thương thận cấp tính, gần 15% phải chạy thận.
Sau khi nhiễm nCoV, bà Gross luôn có cảm giác đau đầu và sốt nhẹ. Ảnh: Reuters
Bệnh viện Giovanni XXIII, thành phố Bergamo, Italy, một trong những tâm dịch đầu tiên của châu Âu, đã tiến hành theo dõi gần 600 bệnh nhân. Theo bác sĩ Marco Rizzi, giám đốc Khoa truyền nhiễm, khoảng 30% gặp vấn đề về phổi, 10% bị tổn thương thần kinh, 10% khác trải qua các biến chứng tim mạch và 9% gặp khó khăn khi vận động.
"Ở cấp độ toàn cầu, chưa ai biết có bao nhiêu người cần kiểm tra sức khỏe và điều trị sau ba tháng, 6 tháng hay một năm", ông nói, lưu ý rằng các bệnh nhân nhẹ vẫn có thể chịu hậu quả trong tương lai.
Bệnh viện San Raffaele của Milan cũng theo dõi hơn 1.000 bệnh nhân sau nhiễm nCoV. Số người gặp vấn đề tim mạch khá ít, nhưng tới 30-40% trong đó bị ảnh hưởng về thần kinh, ít nhất một người có biến chứng hô hấp, tiến sĩ Moreno Tresoldi, trưởng khoa điều trị Covid-19, cho biết.
Tuy nhiên, những tác động dài hạn mới chỉ xuất hiện gần đây, còn quá sớm để các nhà nghiên cứu kinh tế đưa ra ước tính chính xác về chi phí.
Anh đặt mục tiêu theo dõi sức khỏe của 10.000 bệnh nhân Covid-19 suốt một năm đầu sau khi xuất viện. Khả năng quá trình này cần kéo dài đến 25 năm, bởi các nhà khoa học muốn nghiên cứu hệ quả dài hạn của đại dịch, tương tự công trình đối với bệnh Ebola tại châu Phi trước đó.
Ấn Độ tăng gần 53.000 ca nCoV một ngày Ấn Độ ghi nhận thêm 52.972 ca nCoV trong 24 giờ qua, đánh dấu ngày thứ năm liên tiếp số ca nhiễm mới hàng ngày đều hơn 50.000. Bộ Y tế và Phúc lợi Gia đình Ấn Độ hôm nay cũng báo cáo thêm 771 người chết do nCoV, nâng tổng ca tử vong toàn quốc lên 38.135. Với hơn 1,8 triệu ca...