Trump và Clinton được bảo vệ thế nào trong cuộc bầu cử 2016?
Donald Trump tự lập lực lượng an ninh và tình báo riêng còn Hillary Clinton vẫn phụ thuộc vào Mật vụ Mỹ để đảm bảo an toàn cho bản thân trong cuộc đua vào Nhà Trắng.
Ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump được nhân viên an ninh hộ tống rời sân khấu trong sự kiện vận động ở bang Nevada ngày 5/11 khi nghi có mối đe dọa từ đám đông phía dưới. Ảnh: Reuters.
Chủng tộc, quốc tịch, tôn giáo và giới tính thường xuất hiện trước tiên trong các cuộc tranh luận chính trị hiện nay ở Mỹ. Những ngăn cách trong kinh tế và các tầng lớp xã hội làm gia tăng thù hận, nguy cơ bạo lực đối với người muốn tranh cử hoặc đang ở Nhà Trắng. Ứng viên tham gia cuộc bầu cử 2016 gặp nguy hiểm đến tính mạng cao hơn mọi cuộc đua vào Nhà Trắng trước đó, theo The Hill.
Ông Trump đã lập và tự tài trợ lực lượng an ninh và tình báo cá nhân xử lý nhiều vấn đề hơn so với hoạt động an ninh tại các chiến dịch tranh cử khác, Politico cho biết. Những nhiệm vụ bổ sung bao gồm tìm và loại bỏ người biểu tình, tuần tra tại các sự kiện vận động và hỗ trợ mật vụ bảo vệ Trump.
Công ty vệ sĩ cá nhân XMark tự nhận cung cấp dịch vụ cho Trump trên khắp Mỹ từ tháng 11/2015. Một số người biểu tình tố bị nhân viên an ninh của Trump tấn công tại New York hồi tháng 9/2015.
Trong khi đó, bà Clinton phụ thuộc vào mật vụ trong việc đảm bảo an ninh và phải thanh toán cho cảnh sát địa phương, công ty bảo vệ để họ tuần tra tại những sự kiện vận động. Clinton từ lâu đã được mật vụ Mỹ bảo vệ vì bà là cựu đệ nhất phu nhân dưới thời tổng thống Bill Clinton.
Mật vụ Mỹ, thành lập với mục đích ban đầu là đối phó tiền giả, được giao trách nhiệm bảo vệ tổng thống sau sự kiện William McKinley bị ám sát năm 1901. Đây là vụ ám sát tổng thống Mỹ thứ ba trong vòng 36 năm, sau Abraham Lincoln và James A. Garfield.
Suốt thời gian dài, mật vụ thực hiện nhiệm vụ của họ một cách hiệu quả. Yếu tố may mắn đồng hành với lực lượng này cho đến vụ ám sát John F. Kennedy năm 1963. Năm 1968, ứng viên tổng thống Robert F. Kennedy bị ám sát, dẫn đến sự thay đổi trong vai trò của mật vụ.
Mật vụ sẽ bảo vệ mọi ứng viên tổng thống khi họ có khả năng trở thành người đại diện cho một chính đảng ra tranh cử hoặc sớm hơn nếu có mối đe dọa có thật. Trong cuộc bầu cử 2016, những người đã được mật vụ bảo vệ gồm Donald Trump và Ben Carson, đảng Cộng hòa, Hillary Clinton và Bernie Sanders, đảng Dân chủ.
Ông Obama được mật vụ bảo vệ từ tháng 5/2007, sớm nhất đối với một ứng viên tổng thống, trước cả khi trở thành người đại diện đảng Dân chủ tranh cử năm sau đó, theo NBC News. Obama nhận được nhiều lời đe dọa, cả trong và ngoài nước, nhiều hơn mọi tổng thống khác kể từ thời Abraham Lincoln.
Video đang HOT
Đặc vụ đứng trong vùng đệm để bảo vệ Hillary Clinton, ứng viên đảng Dân chủ, trong sự kiện vận động ở bang Maryland ngày 10/4. Ảnh: Reuters.
Các biện pháp mật vụ áp dụng gồm đảm bảo an toàn một địa điểm từ trước, kiểm tra thực địa bằng chó nghiệp vụ, lập các điểm kiểm soát dò kim loại, đoàn xe chở ứng viên có cảnh sát bảo vệ và có vệ sĩ canh gác 24 giờ liên tục.
Mật vụ cho biết hoạt động an ninh của họ là “răn đe, tối thiểu hóa và ứng phó phù hợp với những mối đe dọa, lỗ hổng”, huy động nguồn lực đặc biệt như an ninh trên không, xạ thủ, các đội chống hóa chất độc hại và chống trinh sát.
Tuy nhiên, đặc vụ không ngăn hoặc giải tán biểu tình trừ khi có mối đe dọa đáng tin đến ứng viên, BBC dẫn lời các chuyên gia an ninh nói.
Những mối đe dọa từ tôn giáo cực đoan ở nước ngoài như “chặt đầu” tổng thống, sát hại các lãnh đạo chính phủ là vấn đề không thể bỏ qua.
Nguy cơ “sói cô độc”, kẻ tin vào một tôn giáo nước ngoài hoặc ý thức hệ chính trị, có thể gây tổn hại lớn đến Mỹ gia tăng. Những kẻ tâm thần nhưng muốn nổi tiếng cũng khiến việc bảo vệ ứng viên tổng thống, không chỉ những người đang cầm quyền, càng cấp bách hơn.
Theo website uspolitics.about.com, mật vụ Mỹ chi khoảng 113,4 triệu USD để bảo vệ các ứng viên tổng thống năm 2012, cao hơn 1,4 triệu USD so với năm 2008. Chi phí này trong hai năm 2004 và 2000 là 74 triệu USD và 54 triệu USD.
Như Tâm
Theo VNE
Donald Trump và chiêu nước rút kịch tính
Trump đang đứng trước ngưỡng cửa lịch sử sau một hành trình tranh cử kỳ lạ chưa từng có và ngày càng trở nên khó đoán.
Ông Donald Trump tại buổi vận động tranh cử ở Ohio hôm 13/10. Ảnh: AP
Tỷ phú bất động sản đang cố gắng lôi kéo cử tri tại các bang chưa quyết định ủng hộ phe nào, những người có thể bị thuyết phục bởi các thông điệp đầy khiêu khích cùng đòn tấn công dồn dập nhằm vào đối thủ đảng Dân chủ trong chặng cuối của một trong những chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ kịch tính và khó lường nhất từ trước đến nay, theo Guardian.
Khi ông Trump vận động tại các bang Ohio, New Hampshire và Pennsylvania hôm 4/11, một khía cạnh khác của tỷ phú chưa một ngày làm chính trị dần lộ rõ. Ông đang làm một việc mà không ai ngờ tới: trở nên khó đoán.
Ngày bầu cử cận kề, các cuộc vận động của ông Trump vẫn diễn ra với giọng điệu hung hăng cùng những cáo buộc phóng đại nhằm vào bà Hillary Clinton. Một luận điệu ông thường sử dụng gần đây là "nếu bà ấy bước vào Phòng Bầu dục, Hillary và những người bạn tham nhũng của bà ta sẽ cướp phá đất nước này không thương tiếc". Tuy nhiên, từ ngữ ông dùng đã được soạn thảo kỹ lưỡng và có kiểm soát hơn, không còn ngẫu hứng.
Sự hào hứng của đám đông ủng hộ ông Trump vẫn không hề suy giảm với hàng nghìn người đổ tới các điểm vận động tranh cử. Hôm 4/11, họ đã kéo đến các thành phố Atkinson, bang New Hampshire, Wilmington, bang Ohio, và Hershey, bang Pennsylvania. Lúc ứng viên đảng Cộng hòa hỏi "ai sẽ là người trả tiền xây bức tường", đám đông hét lên đáp lại "Mexico".
Mang theo những món đồ lưu niệm mua từ chiến dịch tranh cử của ông Trump, dòng người ủng hộ này chỉ chực chờ nghe những lời khiêu khích, dù nhẹ nhàng, để hò reo "tống giam bà ta" hoặc "CNN thật tệ".
Nhưng dường như Trump đã nhận ra điều gì đó thay đổi. Khi ông đưa ra thông điệp mới nhất "Làm khô vũng lầy" - bao hàm cái mà ông gọi là sự tham nhũng trong hàng ngũ quan chức tại Washington và quyết tâm của ông trong việc loại bỏ chúng - ứng viên đảng Cộng hòa tỏ ra không chút nhiệt huyết. Và cuối cùng, ông đã xin lỗi vì những dòng trên xuất hiện trong bài diễn văn.
"Tôi ghét cách diễn đạt đó", ông Trump nói. "Nghe thật rẻ tiền".
Trump không phải con tin của đám đông, cây bút Ben Jacobs nhận định. Hôm 4/11, ông đã dẫn dắt đám đông nhằm đảm bảo rằng họ la ó đúng đối tượng, đúng thời điểm. Đó có thể là bà Clinton, giới truyền thông hoặc những người mang tư tưởng toàn cầu hóa nói chung, có ý định cướp việc làm và sự thịnh vượng của nước Mỹ.
Các thành viên của giới truyền thông cũng trở thành những món phụ kiện cho diễn văn của Donald Trump. Họ bị vơ tất cả làm một khi ứng viên tổng thống Mỹ đảng Cộng hòa đưa ra cáo buộc hoàn toàn sai rằng camera truyền hình cố ý không cho thấy quy mô thực sự của đám đông tới nghe ông diễn thuyết, Jacobs nhấn mạnh. Tuyên bố trên lập tức khiến đám đông quay sang chỉ trích báo chí. Ông không ít lần còn nêu đích danh tên các phóng viên.
Hành động này đến nay chưa khơi mào cho bất kỳ vụ xô xát nào. Nhưng bầu không khí mà nó tạo ra rất nóng. Những người ủng hộ Trump đứng bên ngoài bờ rào, ngoác miệng trêu chọc, làm mặt xấu, đôi khi cả chửi bới.
Ngôi sao nhạc rock luống tuổi
Ông Donald Trump vận động tranh cử ở Tampa, Florida, hôm qua. Ảnh: Reuters
Nhưng theo Jacobs, sau tất cả những nhiệt huyết và sự giận dữ mà Trump châm ngòi, ông có lẽ đang lâm vào tình thế thiếu vắng những sáng tạo khác thường từng làm nên sức hút cho giai đoạn đầu chiến dịch tranh cử.
Ứng viên từng so sánh nhà phẫu thuật thần kinh nổi tiếng Ben Carson với một kẻ ấu dâm và cáo buộc sai trái cha của Thượng nghị sĩ Texas Ted Cruz có liên quan đến vụ ám sát cố tổng thống Mỹ John F. Kennedy, giờ chỉ liên tục đưa ra tuyên bố thiếu căn cứ rằng bà Clinton là đối tượng trong nhiều cuộc điều tra hình sự.
Biệt danh "Hillary lươn lẹo" mà Trump gán cho đối thủ nay cũng không còn phát huy tác dụng như trước.
Không muốn công kích Tổng thống Mỹ Barack Obama, ông Trump nhắm vu vơ vào "các nhóm lợi ích toàn cầu đặc biệt", những người mà theo ông đang đưa việc làm rời khỏi nước Mỹ và khiến biên giới Mỹ mở toang. Nhưng những đòn tấn công ấy không được tung ra với sự giận dữ như cách ông từng thể hiện khi nhắm vào các cá nhân.
Jacobs đánh giá những chiêu trò này giống như vinh quang quá khứ bao quanh một ngôi sao nhạc rock đã luống tuổi. Ông Trump đến giờ vẫn dành thời gian để nhắc lại cột mốc ngày 16/6/2015, khi ông bước xuống "chiếc thang máy nổi tiếng" tại tòa nhà Trump Tower ở New York để thông báo sẽ tranh cử tổng thống.
Ông thường sống lại những khoảnh khắc vinh quang trong chiến dịch chạy đua trở thành ứng viên đảng Cộng hòa. Rất nhiều người hâm mộ lúc bấy giờ đã kéo tới và mua các món đồ lưu niệm, giúp ông có thể thực hiện màn trình diễn. Nhưng cuộc đua đang ngày một khó khăn hơn.
Ông Trump từ đầu đến giờ luôn là một ứng viên phù hợp một cách lạ lùng, nửa là một ngôi sao giải trí nửa là chính trị gia. Nhưng cuối cùng, những màn trình diễn thu hút nhất và những phát biểu được tán thưởng nhiều nhất không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với nhiều lá phiếu nhất. Dù vậy, có lẽ trong vài ngày tới, ông sẽ tiếp tục lặp lại ý định của mình trong việc "làm khô vũng lầy" để nuôi hy vọng bước vào Nhà Trắng, Jacobs bình luận.
Hoàng Nguyên
Theo VNE
6 con đường giúp Donald Trump vào Nhà Trắng Donald Trump, đang gặp nhiều bất lợi, vẫn có thể giành đủ 270 phiếu từ đại cử tri, trở thành ông chủ Nhà Trắng, nếu một trong 6 kịch bản sau xảy ra. Ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump. Ảnh: Reuters. Trump bắt đầu với 4 bang phải thắng là Florida, Ohio, North Carolina và Iowa. Tiếp đó, ông không...