Trump ủng hộ dự luật giảm người nhập cư hợp pháp vào Mỹ
Nhà Trắng ủng hộ dự luật nhằm giảm 50% số người nhập cư hợp pháp vào Mỹ trong 10 năm.
Tổng thống Mỹ Trump. Ảnh: Reuters.
Dự luật có tên RAISE được phát triển bởi thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Tom Cotton và David Perdue, ưu tiên những người nhập cư có tay nghề cao bằng cách thiết lập một hệ thống đánh giá giống như Canada và Australia. Mục tiêu của dự luật là giảm 50% số người nhập cư hợp pháp vào Mỹ trong 10 năm, theo Reuters.
Khoảng một triệu người nước ngoài được nhận thẻ xanh tại Mỹ mỗi năm. Trump và các nhà lập pháp đảng Cộng hòa cho rằng hệ thống nhập cư hiện hữu đã lỗi thời và gây ảnh hưởng đến người lao động Mỹ.
“Quá trình nộp đơn cạnh tranh này sẽ ưu tiên ứng viên có thể nói tiếng Anh, tự lo tài chính cho gia đình họ, chứng tỏ được những kỹ năng họ sẽ đóng góp cho nền kinh tế của chúng ta”, Trump nói.
Hai thượng nghị sĩ Cotton và Perdue cho biết họ đang làm việc chặt chẽ với Nhà Trắng trong phiên bản mới nhất của dự luật. “Đây có lẽ là lần thứ ba hoặc thứ tư chúng tôi đến Phòng Bầu dục để làm việc với Tổng thống Trump”, Cotton nói với các phóng viên.
Tuy nhiên, dự luật này sẽ phải đối mặt nhiều trở ngại để được quốc hội thông qua, vì một số quan chức Cộng hòa cấp cao chỉ ủng hộ các biện pháp cải cách toàn diện chứ không phải biện pháp xử lý gay gắt.
Video đang HOT
Phương Vũ
Theo VNE
Thắng lợi lớn của Trump khi sắc lệnh nhập cảnh được khôi phục
Việc một phần sắc lệnh cấm nhập cảnh của Trump được khôi phục là thắng lợi pháp lý đầu tiên đối với Tổng thống Mỹ từ khi nhậm chức.
Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Nation.
Tòa án Tối cao Mỹ ngày 26/6 đồng ý xem xét vụ kiện liên quan đến sắc lệnh nhập cảnh sửa đổi của Tổng thống Donald Trump vào tháng 10 và ra phán quyết cho phép duy trì quyết định cấm người tị nạn đến Mỹ trong vòng 120 ngày. Đối tượng áp dụng là người tị nạn "không có liên hệ thực sự nào với cá nhân hoặc tổ chức ở Mỹ".
Giới chuyên gia nhận định phán quyết từ tòa đã trao cho ông Trump một chiến thắng vang dội. Bản thân Tổng thống Mỹ cũng ca ngợi đây là một thắng lợi vì "an ninh quốc gia", cho phép ông sử dụng "một công cụ quan trọng để bảo vệ đất nước" và chắc chắn nó sẽ "có tác dụng rất lớn".
Khẳng định quyền lực
Theo cây bút Anthony Zurcher từ BBC, quyết định liên quan đến sắc lệnh cấm nhập cảnh cho thấy quyền lực to lớn mà tòa án trao cho tổng thống Mỹ về khía cạnh an ninh quốc gia.
Các thẩm phán nêu rõ chính phủ cần phải thực hiện những biện pháp để bảo đảm an ninh và khả năng đóng cửa biên giới dựa trên đánh giá về những mối đe dọa tiềm ẩn từ nước ngoài là một phần trong đó, ít nhất ở thời điểm hiện tại.
Khác với các thẩm phán ở tòa cấp thấp, thẩm phán Tòa án Tối cao đã gạt sang một bên những chỉ trích cho rằng sắc lệnh cấm nhập cảnh phân biệt đối xử với các cá nhân vì tín ngưỡng hay tôn giáo mà họ theo đuổi khi chỉ tập trung vào những quốc gia Hồi giáo chiếm đa số.
Phán quyết từ Tòa án Tối cao thể hiện cách lý giải luật hiện hành của các thẩm phán, đồng thời là sự tái khẳng định những thẩm quyền trong tay tổng thống Mỹ, Zurcher đánh giá.
Theo giới quan sát, dù không hoàn hảo nhưng quyết định Tòa án Tối cao đưa ra thực sự là một tin tốt đối với Trump sau 157 ngày lãnh đạo đất nước, đặc biệt trước bối cảnh mức tín nhiệm của ông liên tục lao dốc, xuống mức thấp kỷ lục. Nó còn là cứu cánh cho những cử tri cốt lõi ủng hộ Tổng thống Mỹ.
Theo một cuộc thăm dò do CBS News thực hiện hồi cuối tháng 4, 53% số người được hỏi phản đối "việc tạm thời ngăn công dân đến từ các quốc gia Hồi giáo chiếm đa số nhập cảnh vào Mỹ". Tuy nhiên, gần 3/4 người tự nhận thuộc phe Cộng hòa nói họ ủng hộ lệnh cấm.
Vậy nên quyết định từ tòa là lý do ăn mừng tuyệt vời với những người ủng hộ chủ chốt của ông Trump, cây bút Chris Cillizza từ CNN đánh giá. Các thành viên Cộng hòa ở quốc hội Mỹ, lâu nay vẫn lo lắng về triển vọng chính trị của ông Trump, cũng nhờ thế mà có thể thở phào nhẹ nhõm.
Theo Financial Times, phán quyết hôm 26/6 là thắng lợi pháp lý đầu tiên của ông Trump sau chuỗi thất bại liên tiếp, song nó cũng tiềm ẩn rủi ro đối với quyền lực tổng thống.
"Điều quan trọng nhất là tất cả thẩm phán đều nhất trí các tòa án cấp thấp đã phạm sai lầm lớn", ông Josh Blackman, giáo sư tại Đại học Luật Nam Texas, nhận xét.
Tổng thống Trump ký sắc lệnh cấm nhập cảnh sửa đổi hồi tháng 3 do sắc lệnh đầu tiên hồi tháng một vấp phải phản đối. Sắc lệnh sửa đổi cấm tạm thời người tị nạn và công dân 6 nước Hồi giáo, gồm Iran, Syria, Sudan, Libya, Somalia và Yemen, đến Mỹ.
Derrick Watson, thẩm phán liên bang Hawaii, chặn sắc lệnh sửa đổi, buộc chính quyền Trump đưa vụ việc lên Tòa phúc thẩm khu vực 9, bang California. Tòa khu vực 9 hôm 13/6 giữ nguyên phán quyết của ông Watson. Tòa phúc thẩm khu vực 4, bang Virginia, cuối tháng 5 cũng giữ nguyên quyết định chặn sắc lệnh từ một thẩm phán bang Maryland.
Phán quyết đình chỉ các quyết định của tòa cấp thấp cho tới tháng 10 khi Tòa án Tối cao bắt đầu xem xét vụ kiện liên quan đến sắc lệnh cấm nhập cảnh sửa đổi. Như vậy, sắc lệnh ông Trump ban hành sẽ có hiệu lực trong ít nhất ba tháng.
Một số người phản đối cảnh báo quyết định từ tòa có thể tạo ra các thách thức pháp lý mới khi những người đến Mỹ sẽ tìm mọi cách để chứng minh rằng họ được phép nhập cảnh.
Phán quyết nhiều khả năng sẽ "gây nên tình trạng hỗn loạn ở biên giới và tạo ra những vụ kiện tụng mới khi mà các công dân nước ngoài và người tị nạn tìm cách chứng tỏ họ có quyền nhập cảnh vào Mỹ", Stephen Yale-Loehr, giáo sư tại Đại học Luật Cornell, nhận định.
Vũ Hoàng
Theo VNE
Người nhập cư dùng dao tấn công cảnh sát Italy Một cảnh sát thành phố Milan, Italy phải nhập viện sau khi bị một người nhập cư dùng dao tấn công ở nhà ga trung tâm. Cảnh sát thành phố Milan tại hiện trường vụ tấn công. Ảnh: AP. Một người nhập cư gốc Nam Phi hôm qua rút dao tấn công nhóm cảnh sát đang thực hiện thủ tục kiểm tra giấy...