Trump tuyên bố sẽ lên truyền hình thảo luận về ‘trò bịp’ phiếu
Trump thông báo sẽ thảo luận về “trò bịp” phiếu bầu qua thư trên Fox News, trong lần đầu xuất hiện trên truyền thông sau khi thua Biden.
“Hãy đón xem chương trình của Mark Levin lúc 20h (8h giờ Hà Nội). Tôi sẽ thảo luận về trò lừa bịp phiếu bầu qua thư!”, Tổng thống Donald Trump viết trên Twitter hôm nay.
Đây sẽ là lần đầu tiên Trump xuất hiện trên truyền thông kể từ khi Joe Biden được “xướng tên” là người chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống năm nay.
Donald Trump chào người ủng hộ khi rời sân golf ở Sterling, Virginia, chiều 8/11. Ảnh: AP.
Không rõ liệu Trump có thực sự phát biểu trên Fox News hay không, nhưng đến gần 20h30, người dẫn chương trình Levin đang trao đổi với Ken Starr, người từng là thành viên nhóm pháp lý của Trump khi ông bị xem xét bãi nhiệm.
Từ một người ban đầu tuyên bố không bao giờ ủng hộ Trump, Levin sau đó nghiêng về phía Tổng thống Mỹ. Ông đồng tình với cáo buộc gian lận phiếu bầu và phá hoại tính toàn vẹn của bầu cử mà Trump đưa ra. Levin cũng kêu gọi các cơ quan lập pháp do đảng Cộng hòa kiểm soát bỏ qua kết quả bầu cử ở các bang và cử các đại cử tri bỏ phiếu cho Trump thay vì Biden.
Bất chấp Biden được dư luận trong nước và quốc tế công nhận rộng rãi là tổng thống đắc cử, Trump tuyên bố cuộc bầu cử “còn lâu mới kết thúc” và luật sư của ông, Rudy Giuliani, cho rằng có hàng trăm nghìn phiếu bầu trong diện nghi ngờ.
Tổng thống cho rằng việc tiếp tục kiểm đếm những phiếu bầu qua thư được gửi đến sau ngày bầu cử 3/11 là bất hợp pháp, dù điều này được cho phép tại gần 20 bang. Tòa án Tối cao Mỹ cũng không phản đối quy định kiểm phiếu này.
Trump cho hay nhóm của ông sẽ khởi kiện lên tòa án ngày 9/11 về cáo buộc gian lận bầu cử. Tuy nhiên, giới chuyên gia pháp lý rằng các luật sư của Trump khó có thể trưng ra được các bằng chứng thuyết phục về gian lận bầu cử để giúp ông lật ngược tình thế.
Video đang HOT
Liệu Trump còn cơ hội lật ngược tình thế mong manh?
Trump đang thúc đẩy các vụ kiện và yêu cầu kiểm lại phiếu bầu nhưng tình thế hiện đang chống lại Tổng thống Mỹ.
Các hãng tin đồng loạt gọi tên Joe Biden là người chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ và giờ ông là tổng thống đắc cử của nước Mỹ. Tuy nhiên, Trump từ chối thừa nhận thất bại.
Tổng thống Donald Trump bên ngoài Nhà Trắng ngày 7/11. Ảnh: Reuters.
Dù việc nhượng bộ không phải là yêu cầu pháp lý, nó vẫn tạo ra một sự bất trắc về những gì sẽ diễn ra từ nay đến lễ tuyên thệ nhậm chức tổng thống mới ngày 20/1/2021 - thời điểm theo hiến pháp là sẽ chấm dứt nhiệm kỳ tổng thống cũ.
Giới truyền thông gọi Biden là người chiến thắng dựa trên số liệu họ thu thập được về số phiếu được kiểm và số phiếu còn lại. Họ đưa ra đánh giá rằng, Biden đã dẫn trước ở các bang đủ để có thể nhận được 270 phiếu đại cử tri cần thiết để trở thành tổng thống và con đường phía trước đã đóng lại với Trump.
Các hãng tin như AP đưa ra thông tin như trên dựa vào dự đoán của các chuyên gia và họ thường rất cẩn trọng bởi không muốn mắc phải sai lầm. Khi một ứng viên được dự đoán là tổng thống đắc cử, rất ít khả năng hãng tin đưa ra thông tin này rút lại tin sau đó.
Tuy nhiên, theo quy định pháp luật, kết quả bỏ phiếu của các bang sẽ không được coi là chính thức cho đến khi trải qua tiến trình xác nhận trên toàn bang. Mỗi bang lại có một hạn chót riêng cho việc kết thúc tiến trình này.
Vào ngày 14/12, các đại cử tri được đảng của họ lựa chọn sẽ bỏ phiếu bầu tổng thống. Những đại cử tri này được lựa chọn dựa trên người chiến thắng số phiếu phổ thông.
Chiến dịch tranh cử của Trump đã đệ đơn kiện liên quan đến cuộc bầu cử. Liệu ông có thể thay đổi cục diện trước khi kết quả cuối cùng được xác nhận và các đại cử tri bỏ phiếu bầu tổng thống mới? Điều này khó có thể xảy ra.
Biden đang dẫn trước Trump hàng chục nghìn phiếu bầu tại các bang chiến địa nơi Trump rất cần phiếu đại cử tri. Biden cũng dẫn trước Trump khoảng 4 triệu phiếu phổ thông.
Để lật ngược tình thế, chiến dịch tranh cử của Trump cần phải thuyết phục các thẩm phán rằng, những phiếu bầu tại các địa điểm nói trên đã được bỏ một cách bất hợp pháp.
Tuy nhiên, các quan chức bầu cử luôn theo dõi sát sao việc bỏ phiếu qua thư. Ngoài ra, tiến trình kiềm phiếu và việc cử tri gian lận là rất hiếm tại Mỹ. Sẽ rất khó để Trump thuyết phục các thẩm phán nghĩ khác.
Cho đến thời điểm này, những nỗ lực của Trump không mấy hứa hẹn. Theo các chuyên gia, những vụ kiện được đếm trên đầu ngón tay có tính pháp lý rất lỏng lẻo và ngay cả khi có chút lợi thế thì vẫn không đủ để lật đổ vị thế dẫn trước của Biden. Ít nhất có hai vụ kiện đã bị bãi bỏ.
Trump tuyên bố sẽ tìm cách yêu cầu kiểm lại phiếu. Liệu điều này có thay đổi được gì?
Việc kiểm lại phiếu là tiến trình thông thường trong các cuộc bầu cử và rất nhiều bang có quy định cụ thể về tiến trình này. Tại Wisconsin, một ứng viên có thể yêu cầu kiểm lại phiếu nếu khoảng cách giữa hai ứng viên là dưới một điểm phần trăm số phiếu bầu (Biden hiện dẫn trước Trump 0,7 điểm phần trăm số phiếu bầu tại bang này).
Tại Georgia, một ứng viên có thể yêu cầu kiểm lại phiếu nếu khoảng cách là nhỏ hơn 0,5 điểm phần trăm số phiếu bầu (Biden hiện dẫn trước Trump 0,2 điểm phần trăm). Tại Pennsylvania, việc kiểm lại phiếu sẽ diễn ra tự động trên toàn bang nếu khoảng cách giữa hai ứng viên nhỏ hơn 0,5 điểm phần trăm.
Việc kiểm lại phiếu không đồng nghĩa với việc có sai sót trong lần kiểm phiếu đầu tiên. Đó chỉ là cách kiểm tra lại kết quả khi cuộc chạy đua quá sít sao. Việc kiểm lại phiếu hiếm khi làm thay đổi kết quả cuộc chạy đua.
Theo FairVote, từ năm 2000-2009, có tổng cộng 5.778 cuộc bầu cử các bang và có 31 lần phải kiểm phiếu lại trên toàn bang. Ba trong số những lần kiểm phiếu lại cho kết quả đảo ngược.
FairVote nhận thấy, sự thay đổi khoảng cách dẫn điểm thường sít sao hơn trong lần kiểm phiếu lại với số lượng phiếu bầu tăng lên và các cuộc bầu cử tổng thống thường có tỷ lệ đi bầu cao nhất.
Ngay cả cựu Thống đốc đảng Cộng hòa của bang Wisconsin Scott Walker cũng phải thừa nhận Trump khó có khả năng lật ngược được khoảng cách dẫn trước tới 20.000 phiếu phổ thông của Biden trong trường hợp kiểm phiếu lại tại bang này.
Vậy vai trò của Tòa án Tối cao Mỹ là gì? Phe bảo thủ đang chiếm ưu thế với đa số 6-3 tại đây. Liệu Trump có thể yêu cầu họ vào cuộc và quyết định kết quả cuộc bầu cử?
Đúng là Tòa án Tối cao Mỹ có xu hướng rất bảo thủ, tuy nhiên, các thẩm phán hầu như không quyết định kết quả của cuộc bầu cử vì mốt số lý do.
Phần lớn những điểm Trump tập trung kiện về kết quả bầu cử dựa trên thực tế rằng giới chức bầu cử kiểm đếm số phiếu bầu qua thư sau ngày bầu cử. Tuy nhiên, dù số phiểu này chỉ được kiểm đếm sau ngày bầu cử chính thức, tất cả đều được bỏ trước ngày bầu cử chính thức.
Trump hầu như không đưa ra được bằng chứng nào, chứ chưa nói đến những bằng chứng sâu rộng về việc có phiếu bầu được bỏ bất hợp pháp.
Hiện chỉ còn một vụ kiện bị đình lại liên quan đến bầu cử mà Tòa án Tối cao Mỹ cần xem xét. Đó là tranh cãi về việc liệu các lá phiếu ở bang Pennsylvania có đóng dấu bưu điện trong ngay bầu cử nhưng lại đến nơi vài ngày sau thời điểm lẽ ra chúng cần phải được kiểm điếm.
Ngay cả khi ba thẩm phán của Tòa án Tối cao cho rằng, số phiếu này cần bị loại bỏ, số lượng phiếu đến muộn vẫn không đủ để thay đổi kết quả bầu cử ở Pennsylvania.
Ngay cả khi số lượng phiếu này đủ để thay đổi kết quả bầu cử ở Pennsylvania, các chuyên gia pháp lý vẫn bày tỏ hoài nghi về việc các thẩm phán sẽ bác bỏ số phiếu này. Những người đi bỏ phiếu muộn thường dựa vào chỉ dẫn của giới chức chính quyền các bang để tin rằng phiếu của họ vẫn được kiểm đếm.
Tòa án Tối cao Mỹ cũng muốn được coi là đứng trên chính trị và sẽ không can dự vào một cuộc bầu cử nếu không có sự thay đổi kết quả tại một số bang. Trong cuộc bầu cử năm 2000, Tòa án Tối cao Mỹ chỉ can dự vào một bang duy nhất là Florida.
Tuy nhiên, cuộc bầu cử năm 2020 rất khác biệt. Biden được cho là đã giành chiến thắng tại nhiều bang chiến trường quan trọng và Tòa án Tối cao Mỹ sẽ rất ngần ngại can dự. Điều đó đặt ra rào cản rất lớn cho Trump và các luật sư của ông: Họ sẽ phải đưa ra bằng chứng rõ ràng về những gian lận có thể thay đổi kết quả bầu cử tại các bang nói trên.
Những mốc thời gian chính từ nay đến ngày nhậm chức tổng thống Mỹ Truyền thông Mỹ loan tin với các số phiếu bầu đã được kiểm đếm, ông Joe Biden đã thắng cử trong cuộc đua tổng thống. Đêm 7-11, ông có bài diễn văn tuyên bố chiến thắng, sẽ nhậm chức vào ngày 20-1. Ông Joe Biden và bà Kamala Harris tại sự kiện với người ủng hộ ở Wilmington, Delaware - Ảnh: REUTERS Sau...