Trump tung ‘đòn nhử’ với Trung Quốc
Tuyên bố tước đặc quyền của Hong Kong nhưng không nêu thời gian cụ thể, Trump dường như muốn tung cú “đấm dứ” để thử phản ứng Trung Quốc.
Tổng thống Donald Trump hôm 29/5 cho hay Mỹ sẽ tước các đặc quyền thương mại của Hong Kong và trừng phạt các quan chức ở đặc khu cũng như Trung Quốc đại lục sau khi Bắc Kinh thông qua nghị quyết xây dựng luật an ninh Hong Kong.
Luật an ninh mới cấm các hành vi và hoạt động ly khai, khủng bố và can thiệp nước ngoài ở Hong Kong, có thể cho phép các cơ quan an ninh và tình báo của Trung Quốc thiết lập cơ sở hoạt động ở đặc khu.
Tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng, ngày 29/5. Ảnh: SIPA USA POOL.
“Tôi đang chỉ đạo chính quyền bắt đầu quá trình loại bỏ các chính sách đã giúp Hong Kong được đối xử đặc biệt”, Trump nói. “Điều này sẽ ảnh hưởng đến nhiều thỏa thuận, từ hiệp ước dẫn độ cho tới kiểm soát xuất khẩu với các công nghệ lưỡng dụng và hơn thế nữa, chỉ có một vài ngoại lệ”.
“Mỹ sẽ có các động thái cần thiết để trừng phạt các quan chức Trung Quốc đại lục và Hong Kong, những người tham gia cả trực tiếp và gián tiếp làm xói mòn quyền tự trị của đặc khu”, ông chủ Nhà Trắng cho biết thêm.
Tổng thống Mỹ cho biết đội ngũ của ông sẽ kiểm tra hoạt động của những công ty Trung Quốc niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ nhằm bảo vệ các nhà đầu tư Mỹ. “Các công ty đầu tư không nên khiến khách hàng phải chịu những rủi ro tiềm ẩn và không đáng có liên quan đến hoạt động tài chính của những công ty Trung Quốc không tuân thủ theo cùng một quy tắc”, ông nhấn mạnh.
Video đang HOT
Động thái trên tiếp tục làm leo thang căng thẳng Mỹ – Trung vốn đã tăng nhiệt trong những tháng gần đây, khi Trump liên tục đổ lỗi cho Trung Quốc che giấu mức độ nghiêm trọng của Covid-19 ở thời điểm dịch mới bùng phát khiến virus lan rộng trên toàn cầu.
Evan Medeiros, cựu cố vấn về châu Á tại Nhà Trắng dưới thời chính quyền Barack Obama, cho rằng những tuyên bố “trừng phạt Hong Kong” của Trump có vẻ cứng rắn, quá trình này trên thực tế chỉ đang ở điểm xuất phát.
“Nếu ông ấy làm tất cả những điều đó, nó cũng chỉ giống như bắn vào chân con tin. Nó không giúp ích gì cho Hong Kong và quan trọng hơn, không thể ngăn cản Bắc Kinh trong tương lai”, Medeiros, hiện là giáo sư Đại học Georgetown, bình luận.
Theo ông, vì những lựa chọn của Mỹ đối với Hong Kong “khá nghèo nàn” nên điều quan trọng mà Washington cần làm là xây dựng một liên minh quốc tế để lên án luật an ninh mới của Trung Quốc. “Nếu không, Bắc Kinh sẽ chỉ coi việc làm của Washington là ‘đòn gió’”, Medeiros đánh giá.
Theo Reuters, Trump nêu lên những biện pháp trừng phạt mạnh tay với Hong Kong, nhưng lại không vạch rõ thời gian cụ thể áp dụng chúng, cho thấy ông dường như chỉ đang muốn làm một phép thử với Trung Quốc, đồng thời kéo dài thời gian trước khi quyết định liệu có nên thực hiện những biện pháp quyết liệt nhất hay không.
Nhưng Eswar Prasad, cựu quan chức Quỹ Tiền tệ Thế giới (IMF), nhận định khi mà Mỹ và Trung Quốc vẫn tiếp tục giằng co, vị thế trung tâm tài chính quốc tế của Hong Kong về lâu dài “đang bị đe dọa nghiêm trọng”.
Cùng ngày, Trump thông báo Mỹ sẽ rút khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nhắc lại những chỉ trích cho rằng tổ chức này đã thông đồng với Trung Quốc giấu dịch. Ông đã ra lệnh đình chỉ hàng triệu USD tiền tài trợ từ Mỹ tới WHO trong khi đánh giá cách họ xử lý khủng hoảng Covid-19.
Những tuyên bố này cho thấy chính quyền Trump đang ngày càng quyết đoán với Trung Quốc trong hàng loạt vấn đề. Cả đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đều thống nhất rằng Mỹ cần duy trì thái độ cứng rắn hơn trước Trung Quốc.
Trump trước đây có lập trường không quá quyết liệt về vấn đề Hong Kong. Financial Times năm ngoái đưa tin Tổng thống Mỹ đã nói với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Osaka, Nhật Bản, rằng ông sẽ không theo đuổi cách tiếp cận quyết đoán về vấn đề Hong Kong.
Tuy nhiên, trong tuyên bố mới nhất, Trump khẳng định hành động của ông sẽ “có ý nghĩa nhất định”.
Theo Wendy Cutler, cựu chuyên gia đàm phán thương mại Mỹ, với những thông tin chi tiết ít ỏi từ chính quyền Trump, hiện rất khó đánh giá phạm vi các hành động của Mỹ đối với Hong Kong. Nhưng bà cho rằng Tổng thống Trump đã tính đến “các hành động mạnh mẽ”.
“Để lựa chọn các hành động cụ thể, chính quyền Trump cần cân nhắc rất nhiều, bao gồm cả những tác động đối với người dân Hong Kong và doanh nghiệp Mỹ, bên cạnh những hành động đáp trả tiềm tàng từ phía Trung Quốc”, Cutler bình luận .
EU nói trừng phạt Trung Quốc không giải quyết vấn đề Hong Kong
Liên minh châu Âu cho biết quan hệ với Trung Quốc tổn hại vì luật an ninh Hong Kong, nhưng khẳng định trừng phạt không giải quyết khủng hoảng.
"EU bày tỏ quan ngại sâu sắc trước động thái của Trung Quốc hôm 28/5, không phù hợp với các cam kết quốc tế của nước này", Josep Borrell, đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại và an ninh của Liên minh châu Âu (EU) nói trong cuộc họp báo sau cuộc hội đàm với ngoại trưởng các nước thành viên.
"Quan hệ giữa EU với Trung Quốc dựa trên tôn trọng và tin tưởng lẫn nhau. Quyết định này tiếp tục đặt câu hỏi về việc Trung Quốc sẽ duy trì các cam kết quốc tế của mình", Borrell nói.
Khi được hỏi liệu EU có trừng phạt Trung Quốc sau khi quốc hội nước này thông qua luật an ninh Hong Kong mới hay không, Borrell cho biết "các biện pháp trừng phạt không phải cách giải quyết vấn đề ở Trung Quốc".
Borrell nói chỉ một số quốc gia thành viên EU nêu ra khả năng trừng phạt Trung Quốc, song không nêu chi tiết.
Đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại và an ninh của Liên minh châu Âu EU Josep Borrell trong cuộc họp trực tuyến tại Brussels, Bỉ, ngày 26/5. Ảnh: Reuters.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự kiến gặp 27 lãnh đạo EU tại Leipzig, Đức vào tháng 9. Tuy nhiên, Borrell nói thời gian biểu của cuộc họp có thể thay đổi vì đại dịch Covid-19.
Tuyên bố thận trọng của EU được đưa ra sau khi Mỹ, Anh, Canada và Australia chỉ trích về luật an ninh mới của Trung Quốc nhằm trừng phạt hành vi ly khai và lật đổ ở đặc khu Hong Kong. Đạo luật cho phép các cơ quan an ninh Trung Quốc hoạt động công khai tại Hong Kong.
Ngoại trưởng Anh Dominic Raab nói nước này có thể cấp quốc tịch cho người Hong Kong sở hữu hộ chiếu hải ngoại (BNO) nếu Trung Quốc không rút luật an ninh mới cho đặc khu. Ngoại trưởng Mỹ Pompeo khẳng định Hong Kong không còn "trạng thái đặc biệt", động thái dẫn đến việc tước các đặc quyền thương mại và kinh tế của đặc khu.
EU không đưa ra phản ứng quá gay gắt với luật an ninh mới của Trung Quốc, song Borrell nhấn mạnh đây không phải vấn đề nghị sự thông thường.
"Chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng mối quan hệ với Trung Quốc dựa trên sự tôn trọng và tin tưởng lẫn nhau... nhưng quyết định đó đặt ra các vấn đề", Borrell nói. "Tôi nghĩ rằng chúng ta phải nêu vấn đề khi đối thoại liên tục với Trung Quốc".
Trung Quốc tuyên bố đáp trả mọi hành động của Mỹ Trung Quốc cho biết sẽ thực hiện mọi biện pháp đối phó nếu Mỹ can thiệp vấn đề nội bộ cũng như đáp trả luật an ninh Hong Kong. Phát biểu tại cuộc họp báo ở Bắc Kinh hôm nay, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cho biết nước này đã giao thiệp chính thức với Mỹ, Anh,...