Trump trở thành Tổng thống giàu nhất lịch sử Mỹ ra sao?
Sự nghiệp kinh doanh bất động sản của Donald Trump không hề trải hoa hồng, mà ông đã không ít lần đối mặt với nguy cơ phá sản.
Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump.
Donald John Trump (14.6.1946) sinh ra tại New York trong một gia đình có truyền thống kinh doanh bất động sản. Ông nổi tiếng trên toàn nước Mỹ nhờ sự nghiệp, nỗ lực gây dựng thương hiệu, đời sống cá nhân, sự giàu có và bản tính thẳng thắn. Loạt bài này sẽ kể lại những câu chuyện sống động về cuộc đời, sự nghiệp và những bí mật xung quanh Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump.
Donald Trump là Tổng thống Mỹ đắc cử đầu tiên xuất thân trong giới kinh doanh. Sinh ra trong gia đình giàu có và người cha thành công, Trump đã từng bước nối nghiệp cha trong lĩnh vực bất động sản.
Kết hợp kinh doanh với cá tính táo bạo, thẳng thắn hình thành nên từ thời niên thiếu, Trump sớm tạo ra sự khác biệt khi dám đầu tư vào các dự án bất động sản lớn, mạo hiểm.
Khởi nghiệp nhờ cha
Quãng thời gian theo học Đại học Pennsylvania, Donald Trump đã sớm khởi nghiệp tại chính công ty kinh doanh bất động sản của cha.
Có thể nói, sự nghiệp của Donald Trump được xây dựng trên nền tảng sự giúp đỡ của người cha, từ những năm đầu quản lý công ty bất động sản của gia đình, tạo quan hệ với giới chính trị hay các khoản vay bảo lãnh hàng triệu USD cho những giao dịch đầu tiên.
Năm 1962, Trump cùng với cha đã hồi sinh tổ hợp căn hộ trị giá 5,7 triệu USD ở khu căn hộ Swifton Village , Cincinnati, Ohio. Với 500.000 USD đầu tư thêm, hai cha con nâng mật độ dân cư của 1.200 căn hộ từ 34% lên 100%, sau đó bán lại với giá 6,75 triệu USD vào năm 1972. Sau này, Donald Trump kể rằng Swifton Village là thương vụ triệu đô đầu tiên của ông.
Tốt nghiệp đại học năm 1968, Trump chính thức tham gia công việc kinh doanh của cha. Theo CNN, thời điểm này Donald Trump được cha cho vay 1 triệu USD (tương đương 6,8 triệu USD ngày nay).
Ba năm sau, chàng thanh niên 25 tuổi thay cha nắm quyền điều hành công ty gia đình, đổi tên công ty từ Elizabeth Trump & Son thành Trump Management và tiếp tục gắn bó với các dự án bất động sản tại khu sầm uất của New York.
Donald Trump trong căn penthouse 3 phòng ngủ năm 1976.
Video đang HOT
Tên tuổi của Trump ngày càng được biết đến khi bị Bộ Tư pháp Mỹ năm 1973 “sờ gáy” với cáo buộc vi phạm Đạo luật Nhà ở công bằng vào năm 1973 khi vận hành 39 tòa nhà. Những người Mỹ gốc Phi tố cáo bị làm khó dễ khi cố gắng thuê căn hộ ở thành phố New York, Norfolk, Vigirnia.
Với tư cách là người đứng đầu công ty, Donald Trump trả lời trên New York Times: “Họ thực sự lố bịch. Chúng tôi không hề phân biệt và sẽ chẳng bao giờ làm việc đó”.
Trump không biết rằng các nhà điều tra liên bang đã thu thập được bằng chứng cho thấy nhân viên của ông mã hóa hồ sơ của những người thuê nhà với chữ “C”, có nghĩa là màu sắc. Donald Trump chiến đấu quyết liệt chống lại cáo buộc trong hai năm cho đến khi ông buộc phải nhượng bộ, chấm dứt chính sách phân biệt chủng tộc.
Sau vụ việc này, công việc kinh doanh của Trump ngày càng tiến xa. Donald Trump muốn vươn đến những mảnh đất màu mỡ khác, thay vì chỉ tập trung kinh doanh ở khu Queens và Brooklyn như cha.
Khi Trump nói muốn mở rộng xây dựng sang khu Manhattan, người cha không nhìn ra vấn đề. “Ở đây thật dễ dàng và đơn giản. Con muốn làm gì ở đó?”, Fred Trump nói với con trai.
Nhờ sự táo bạo mà đế chế bất động sản của Donald Trump đã vượt xa cả những thành tựu của cha. Giá trị bất động sản ở khu Manhattan tăng tới 6.000 lần kể từ năm 1973 cho đến ngày nay.
Đối mặt với phá sản
Sớm gặt hái thành công, Donald Trump không phải là không mắc sai lầm. “Tôi nghĩ rằng ông ấy kinh doanh bất động sản rất tốt. Nhưng điều này không đúng với các lĩnh vực khác”, D’ Antonio, cây bút viết tiểu sử và là tác giả cuốn sách “Không bao giờ đủ: Donald Trump và mưu cầu thành công” nói. “Ông ấy muốn kinh doanh cả dịch vụ hàng không, casino nhưng đều thất bại”.
Donald Trump và chiếc Cadillac biển số mang tên riêng,
Trong giai đoạn cuối những năm 1980, thị trường bất động sản Mỹ có dấu hiệu chững lại, nhiều dự án đầu tư táo bạo của Trump nay trở thành gánh nặng cho công ty. Chuỗi chiến thắng mà Trump gây dựng từ khi tốt nghiệp đại học chấm dứt vào năm 1990.
Kinh tế Mỹ đi xuống kéo theo cả thành phố New York. Cùng với những khoản đầu tư lĩnh vực khác thất bại, Trump đối mặt với nguy cơ phá sản hơn bao giờ hết.
Năm 1988, Trump mua lại một casino khiến công ty phải chịu một khoản nợ lớn, tới năm 1989 thì mất khả năng chi trả. Người cha Fred Trump một lần nữa tìm cách cứu con trai khỏi rắc rối sau khi khu sòng bạc Trump’s Castle ở thành phố Atlantic, New Jersey, để lỡ một khoản thanh toán lãi suất trong tháng 12.1990.
Fred Trump cử một luật sư đến Trump’s Castle để tuồn 3,5 triệu USD vào kho bạc đang cạn kiệt của sòng bài. Donald Trump sau này phản bác ý kiến cho rằng hành động giúp đỡ của cha là phi pháp. Trump khẳng định toàn bộ số tiền sau này được trả lại cho cha không thiếu 1 xu.
Trump cũng phải tự mình đến gặp 4 ngân hàng lớn khi đó là Citibank, Bankers Trust, Chase Manhattan Bank and Manufacturers Hanover Trust Co (nay thuộc về JPMorgan Chase Bank) để vay thêm khoản tiền 65 triệu USD, giúp tiếp tục duy trì công việc kinh doanh qua tháng ngày khó khăn.
Tổ hợp sòng bạc – khách sạn Trump Taj Mahal khiến Tổng thống Mỹ đắc cử điêu đứng vì thua lỗ.
Một số khoản nợ của Donald Trump được trang trải nhờ bán tài sản kinh doanh không hiệu quả, như công ty hàng không Trump Shuttle và du thuyền cá nhân.
Vận may trở lại với Donald Trump năm 1995. Năm đó, Trump mở khách sạn và khu nghỉ dưỡng, casino. Sau khi đưa công ty lên thị trường chứng khoán. Trump bán 13,25 triệu cổ phiếu với giá 32,5 USD và thu về 290 triệu USD.
Khoản đầu tư của Trump trong giai đoạn này đều thu lời lớn. Đáng chú ý, nơi Donald Trump xây dựng “tòa tháp Trump” ở số 40 phố Wall trở thành tài sản nổi bật nhất của ông. Trump nói mua lại tòa nhà với giá chỉ 1 triệu USD.
Sở dĩ có mức giá “rẻ bất ngờ” như vậy là vì căn nhà vốn thuộc quyền sở hữu củ Joseph J. và Ralph E. Bernstein, mua dưới sự ủy quyền của cựu Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos năm 1982.
Khi ông Marcos bị lật đổ còn tài sản ở Mỹ bị phong tỏa, căn nhà gần như không còn chủ sở hữu. Ngày nay, giá trị của “tòa tháp Trump” đã lên tới 530 triệu USD, theo thống kê của Forbes.
Năm 2015, Forbes ước tính tài sản của Donald Trump là 4 tỷ USD trong khi Tổng thống Mỹ đắc cử tuyên bố ông sở hữu khối tài sản trị giá 10 tỷ USD.
Theo Đăng Nguyễn – Tổng hợp (Dân Việt)
Cách nào tránh rủi ro khi hãng tàu Hanjin phá sản?
Những doanh nghiệp nào chưa đưa hàng lên tàu của Hanjin cần nhanh chóng rút hàng để chuyển sang hãng tàu khác, đối với hàng hóa đang ở trên tàu của hãng thì cần nhanh chóng phối hợp để lấy hàng sớm. Đó là những khuyến cáo mà các hiệp hội ở Việt Nam gửi đến doanh nghiệp sau khi nhận tin hãng tàu Hanjin của Hàn Quốc nộp đơn xin phá sản.
Hàng trên tàu Hanjin chưa biết đi về đâu
Ngay sau khi biết được tin hãng tàu Hanjin đã nộp đơn phá sản hôm 31-8, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang sử dụng dịch vụ vận chuyển bằng đường biển của hãng tàu này đứng ngồi không yên, đặc biệt khi có thông tin tàu của Hanjin không cập vào cảng ở các nước vì sợ bị bắt giữ.
Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam, khuyến cáo doanh nghiệp nếu đã đặt chỗ với Hanjin mà chưa kịp bốc hàng lên tàu thì cần nhanh chóng làm thủ tục lấy hàng lại và chuyển sang một hãng vận tải khác
Ông Lê Duy Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA), cho biết việc Hanjin nộp đơn xin bảo hộ phá sản đã ảnh hưởng rất nhiều đến các doanh nghiệp Việt Nam. Hiện tại, có khá nhiều khách hàng của các công ty logistics đã đặt chỗ và xếp container lên tàu, trong đó có nhiều doanh nghiệp xuất khẩu hàng đi Mỹ. Rất nhiều doanh nghiệp lo lắng số hàng hóa nằm trên tàu của Hanjin đang lênh đênh trên biển không biết có thể cập cảng hay không. Trao đổi với TBKTSG, đại diện của
Hiệp hội Chủ hàng, Hiệp hội Dệt may đều cho biết tình trạng hiện nay của hãng tàu Hanjin đang gây lo lắng cho một nhóm các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam. Bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, Phó tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), cho biết hiệp hội đã có thông báo gửi đến các công ty là hội viên của hiệp hội.
Các công ty phải theo dõi chặt chẽ với hãng tàu, phối hợp với đại lý về khả năng giải phóng hàng sớm nhất có thể.
Phía Vitas đã liên hệ với Tân Cảng Sài Gòn và được biết Hanjin không có tàu cập cảng vào tháng 9 như kế hoạch ban đầu. Những container của Hanjin đã đóng hàng chờ tàu đến để xuất khẩu không thể vận chuyển theo đúng lịch đã đăng ký mà sẽ lưu tại cảng. Còn container do tàu Hanjin vận chuyển đến Việt Nam (hàng nhập khẩu) cũng không đến theo lịch trình do tàu không vào cảng.
Đối với container của Hanjin do các hãng tàu khác vận chuyển vẫn có thể đi theo lịch trình, tuy nhiên, chủ hàng có thể gặp rủi ro trong trường hợp có các yêu cầu pháp lý liên quan đến Hanjin. Ví dụ như bị giữ hàng ở cảng đến hoặc kể cả hàng đã dỡ xuống cảng ở Việt Nam. Còn các lô hàng đang được vận chuyển trên biển bởi tàu Hanjin hoặc tàu khác có thể gặp khó khăn trong việc đảm bảo thời gian giao hàng, ảnh hưởng đến khâu thanh toán.
Theo đánh giá của ông Trần Thanh Hải, Phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), sự việc của hãng tàu Hanjin đã tác động tới hầu hết các ngành xuất khẩu của Việt Nam. Trong đó các ngành hàng có khối lượng xuất nhập khẩu nhiều như dệt may, da giày, đồ gỗ, thủy sản bị ảnh hưởng lớn nhất. Hệ quả kéo theo khi Hanjin ngừng vận chuyển, các thị trường xuất khẩu của Việt Nam ở các khu vực Đông Bắc Á, Hàn Quốc, Trung Quốc, đặc biệt là thị trường Mỹ đều bị tác động về tiến độ giao hàng. Đó là chưa kể những đơn hàng đã đặt với Hanjin trước đây, bây giờ phải gấp rút chuyển sang hãng tàu khác thì có thể phải trả cước phí cao hơn bình thường do thiếu tàu vận chuyển.
Tàu cập cảng không dễ lấy hàng
Đến thời điểm này nhiều hiệp hội đã đưa ra các khuyến cáo cho các công ty để có giải pháp giảm thiểu rủi ro nếu hãng tàu Hanjin phá sản. Ông Lê Duy Hiệp cho biết, VLA khuyến cáo doanh nghiệp nếu đã đặt chỗ với Hanjin mà chưa kịp bốc hàng lên tàu thì cần nhanh chóng làm thủ tục lấy hàng lại và chuyển sang một hãng vận tải khác. Việc thay đổi hãng vận tải có thể phải trả chi phí cao hơn bình thường, nhưng đây là việc mà các công ty cần cân nhắc để có thể chuyển được hàng đi sớm. Trong trường hợp hàng đang trên tàu đến cảng đích, có khả năng sẽ bị cảng giam tàu để chờ tòa giải quyết. Do vậy, các công ty phải theo dõi chặt chẽ với hãng tàu, phối hợp với đại lý về khả năng giải phóng hàng sớm nhất có thể.
"Để hỗ trợ cho doanh nghiệp, chúng tôi đã cử hai luật sư, thuộc ban pháp luật của hiệp hội, đồng thời là trọng tài viên của Trung tâm Trọng tài quốc tế sẵn sàng giải đáp và tư vấn cho doanh nghiệp", ông Hiệp nói.
Liên quan đến bảo hiểm, VLA cho rằng các công ty cần thông báo cho các công ty bảo hiểm để xử lý theo hướng giảm nhẹ tổn thất, ví dụ như hỗ trợ chi phí cho việc rút hàng tại cảng để chuyển sang hãng tàu khác hoặc chuyển hàng từ cảng này sang cảng khác.
Tương tự, phía Vitas cũng đề nghị các doanh nghiệp nhanh chóng điều chỉnh kịp thời việc đóng hàng để tránh rủi ro. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng nên liên hệ ngay với các cảng, để nhanh chóng làm thủ tục rút hàng nhập khẩu trong các container của Hanjin đã nhập vào các cảng Việt Nam trong thời gian sớm nhất. Hiện tại, Bộ Công Thương đang phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải, cùng với các cảng Vụ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp rút hàng, chuyển đổi container do sự cố hãng tàu Hanjin.
Liên quan đến việc các lô hàng đi tàu Hanjin có nguy cơ bị giữ tại các cảng, nhân viên của một đại lý hãng tàu nước ngoài tại Việt Nam (đề nghị không nêu tên) cho biết, hiện có khá nhiều chủ hàng đang tìm mọi cách để lấy hàng ra khỏi tàu. Tuy nhiên, đối với hàng hóa đang ở trên tàu việc lấy được hàng sớm hay muộn còn tùy thuộc vào quá trình xem xét các vấn đề của tòa án phía Hàn Quốc để đi đến quyết định vẫn để cho hãng tàu Hanjin tiếp tục hoạt động hay là phá sản. Quá trình này sẽ diễn ra trong vòng một hoặc hai tháng.
Trong trường hợp Hanjin bị phá sản, các chủ nợ có quyền yêu cầu các cảng giữ tàu và thiết bị (container) của hãng vận tải. Tuy nhiên hàng hóa do tàu chở hoặc hàng bên trong container thì không thuộc đối tượng cầm giữ. Điều đó có nghĩa là đại lý giao nhận, chủ hàng vẫn được nhận lại hàng đang bị cầm giữ. Tuy nhiên cho dù được nhận lại hàng nhưng sẽ rất phiền toái và mất thời gian cũng như chi phí. Đó là những rắc rối khiến những doanh nghiệp đang sử dụng dịch vụ này lo lắng.
Theo Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn
Khi hàng loạt Tập đoàn 'khổng lồ' xứ Kim chi sụp đổ Daewoo, Lotte, Keangnam, Hanjin... là những tập đoàn đã từng và đang là những tập đoàn khổng lồ ở Hàn Quốc lần lượt gặp khó khăn, bê bối và phải tuyên bố phá sản hoặc đang vật lộn với trồng chất những gánh nặng không dễ gì vượt qua. Daewoo: "Cái chết" đã được báo trước Một ngày sau khi cựu Chủ tịch...