Trump: Tình báo Mỹ không thông tin gì về Covid-19 đến tận cuối tháng 1
Tổng thống Trump cho biết đến tận ngày 23/1, tình báo Mỹ mới thông tin cho ông về virus SARS-CoV-1 theo cách nó “không phải mối đe dọa”.
Ngày 3/5 (giờ địa phương), Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định rằng cộng đồng tình báo Mỹ “đã không nêu vấn đề virus corona chủng mới ra cho đến tận cuối tháng 1″ và “họ chỉ nói về virus này theo cách nó không phải mối đe dọa hoặc không phải là một vấn đề thực sự”.
Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: CNN
Video đang HOT
Trước đó, CNN và các hãng tin khác cho biết các bản nội dung tình báo tóm tắt hàng ngày của Tổng thống đã bao gồm thông tin về đợt bùng phát dịch Covid-19 tại Trung Quốc và nguy cơ lan rộng trên toàn nước Mỹ vào ngày 3/1. Hiện chưa rõ liệu Tổng thống Trump đã đọc được thông tin này vào thời điểm đó hay chưa hoặc liệu các quan chức Nhà Trắng tóm tắt thông tin cho Tổng thống đã nêu vấn đề này chưa.
Trang Washington Post tuần trước cũng thông báo rằng các cơ quan tình báo Mỹ đã đưa ra những cảnh báo về virus corona chủng mới trong nhiều bản tóm tắt nội dung mật được chuẩn bị cho Tổng thống vào tháng 1 và tháng 2.
Tổng thống Trump đã tuyên bố tối 4/5 (giờ địa phương) rằng ông lần đầu nghe nói về virus SARS-CoV-2 là vào ngày 23/1: “Ngày 23/1, tôi được thông báo rằng có một loại virus xuất hiện nhưng đó không phải là sự xâm nhập thực sự. Nói cách khác, việc này không diễn ra như kiểu: “Ồ, chúng ta đã gặp phải một vấn đề gì đó”. Đó chỉ là một cuộc trao đổi ngắn và chỉ diễn ra ngày 23/1″, ông Trump nhận định với Fox News.
Tuy nhiên, theo nhiều bài báo khác nhau, Tổng thống đã được Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ nhân sinh Mỹ Alex Azar thông báo về mối đe dọa của virus SARS-CoV-2 trong một cuộc gọi điện thoại ngày 18/1.
Ông Trump cũng nói rằng vào thời điểm đó, cộng đồng tình báo Mỹ “hoàn toàn không hoạt động”.
Mặc dù khẳng định chỉ được thông báo về virus corona chủng mới vào cuối tháng 1/2020 song Tổng thống Trump không nêu ra lý do vì sao ông liên tục hạ thấp mối đe dọa từ virus SARS-CoV-2 vào tháng 1, tháng 2 và tháng 3.
Đến nay, Mỹ ghi nhận gần 1,2 triệu ca mắc Covid-19 và 68.598 trường hợp tử vong vì dịch bệnh này kể từ khi ca mắc Covid-19 đầu tiên ở Mỹ được ghi nhận ngày 20/1./.
Đánh bật WHO, Mỹ sẽ chuyển số tiền WHO phân bổ đi đâu?
Tổng thống Mỹ Donald Trump và các cố vấn của ông đang "vận động sau hậu trường" để đẩy bật WHO xuống hàng thứ yếu trên một số mặt trận.
Mỹ dự định chuyển số tiền do WHO phân bổ cho các tổ chức phi chính phủ về chăm sóc sức khỏe, báo Washington Post đưa tin dẫn nguồn từ các quan chức và bản tài liệu của Bộ Ngoại giao Mỹ.
"Ngoại trưởng yêu cầu Bộ Ngoại giao và Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ tìm kiếm và huy động các chương trình hỗ trợ quốc tế, ngoại trừ WHO", tài liệu do nhân viên ngoại giao gửi mà báo Washington Post có được cho biết.
Theo nguồn tin này, Tổng thống Mỹ Donald Trump và các cố vấn của ông đang "vận động sau hậu trường" để đẩy bật WHO xuống hàng thứ yếu trên một số mặt trận.
Trước đó Trump đã tuyên bố ngừng tài trợ cho WHO. Chính quyền Trump cáo buộc tổ chức này không phản ứng mau lẹ và đầy đủ khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát. Ngoại trưởng Mike Pompeo không loại trừ rằng, Mỹ sẽ không bao giờ khôi phục khoản tài trợ cho WHO đã bị đình chỉ.
Sau đó, như Bloomberg trích dẫn nguồn tin cho biết, ông Pompeo lại đề nghị Mỹ tiếp tục tài trợ cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trong khuôn khổ chương trình chống bệnh viêm đa cơ và virus corona, nhưng chỉ tại 7 quốc gia. Theo dữ liệu của báo, có bức thư do Bộ Ngoại giao gửi Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, nhận xét rằng WHO đóng vai trò chủ chốt trong cuộc đấu tranh chống bệnh bại liệt và Covid-19 tại 7 nước: Afghanistan, Ai Cập, Libya, Pakistan, Sudan, Libya và Thổ Nhĩ Kỳ.
17 triệu người Mỹ thất nghiệp vì Covid-19 Kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát, ngày càng có nhiều người Mỹ khai thất nghiệp để đăng ký nhận trợ cấp từ chính phủ. Theo Washington Post, xu hướng này tiếp tục tăng lên trong tuần qua, khi số liệu cho thấy đã có 6,6 triệu người Mỹ đăng ký nhận trợ cấp thất nghiệp, Bộ Lao động nước này công bố...