Trump tiết lộ đàm phán tốt đẹp với Taliban
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết răng Mỹ có cuộc đàm phán “tốt đep” với Taliban.
“Chúng tôi đang đàm phán rất tốt với Taliban. Chúng tôi đang đàm phán rất tốt với chính phủ Afghanistan”, ông Trump nói với các phóng viên trước khi trở về Washington sau nghỉ phep ở New Jersey.
Tổng thống Mỹ cũng lưu ý rằng mục tiêu của ông là giảm số lượng binh sĩ ở Afghanistan xuống dưới 13 nghìn người và bảo vệ sự hiện diện “rất đáng kể” của tình báo ở đất nước này.
Video đang HOT
Mỹ đang thưc hiên cuôc đàm phán với Taliban, ma chính phủ Afghanistan không tham gia, nhưng tuyên bố rằng chính quyền Afghanistan nên tham gia vào một giai phap trong nước này.
Trươc đo Cuộc đàm phán giữa phái đoàn Mỹ và Taliban tại Qatar đã được nối lại vào ngyaf 9/7, sau khi kết thúc cuộc đối thoại liên Afghanistan ở Doha. Do kêt qua cuôc đam phan nay Taliban tuyên bô đạt được thỏa thuận về một số vấn đề với Mỹ.
Theo Danviet
Trump cài số lùi 10 phút trước khi bom rơi đạn nổ với Iran : Thực hư
Tất cả những thông tin và biện giải về việc Mỹ dự định tấn công 3 mục tiêu của Iran và rồi tổng thống Mỹ Donald Trump đích thân cài số lùi chỉ có 10 phút ít ỏi trước khi bom rơi đạn nổ đều được phát ra từ phía Mỹ.
Cả Tổng thống Mỹ Trump và người đồng cấp Iran đều tuyên bố không muốn có chiến tranh.
Bên ngoài không ai có thể kiểm chứng để xác nhận trên thực tế đã diễn biến đúng như thế hay đấy chỉ là màn kịch vụng và cú đòn gió của ông Trump và cộng sự.
Ông Trump nêu lý do của việc ngừng cuộc không kích mà theo phía Mỹ đang được triển khai đến mức máy bay đã ở trên không, tầu chiến đã vào vị trí và bom chỉ còn chờ rơi, tên lửa chỉ còn đợi được phóng đi, là không muốn để 150 dân thường ở Iran bị thiệt mạng bởi sự trả thù của Mỹ cho một chiếc máy bay trinh sát không người lái của Mỹ bị Iran bắn rơi. Có thể như thế thật. Nhưng chắc chắn không chỉ có như thế.
Dạo quanh báo chí và truyền thông ở Mỹ và các nước Phương Tây sẽ thấy tông điệu chung là Iran thua kém xa Mỹ về tiềm lực quân sự và Iran không thể gây tổn hại cho Mỹ bằng Triều Tiên do không có tên lửa liên lục địa và vũ khí hạt nhân, ở Hàn Quốc lại còn có 28500 binh lính Mỹ. Mọi so sánh đều khập khiễng, nhất là khi không ai biết tiềm lực và sức mạnh quân sự thật sự của Triều Tiên và Iran như thế nào. Người ta không nên quên rằng ngoài số binh lính Mỹ mới được điều động thêm đến vùng Vịnh, Mỹ đã triển khai khoảng 54000 binh lính ở 12 nước trong khu vực Trung Đông, Bắc Phi và vùng Vịnh, có 7 căn cứ quân sự ở đó, ngoài ra còn có 2 căn cứ không quân và 2000 quân ở 8 địa điểm đồn trú trên lãnh thổ Syria - Tất cả đều ở trong tầm bắn của vũ khí của Iran. Mọi cuộc tấn công của Mỹ vào Iran trong bối cảnh tình hình hiện tại chắc chắn sẽ bị Iran đáp trả và bất cứ nơi đâu có sự hiện diện quân sự của Mỹ ở khu vực này đều có thể trở thành mục tiêu trả đũa của Iran.
Giới quân sự Mỹ biết rất rõ điều đó và vì họ không đến mức cuồng tín về chính trị trên phương diện thù địch với Iran như cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton và bộ trưởng ngoại giao Mỹ Mike Pompeo nên chắc chắn họ không mặn mà với việc vội vã tấn công 3 mục tiêu ở Iran. Nguy cơ bị tổn hại bởi sự đáp trả của Iran về người và của đối với Mỹ có tác động đối với quyết định cài số lùi của ông Trump còn hơn nhiều so với lo ngại của ông Trump về sinh mệnh cùa 150 dân thường ở Iran.
Ngoài ra còn 2 nguyên nhân nữa khiến Mỹ vừa rồi không tấn công Iran.
Thứ nhất, việc xác định chiếc máy bay trinh sát không người lái của Mỹ bị bắn rơi ở đâu rất quan trọng đối với cả Mỹ và Iran bởi qua đó thế giới bên ngoài có thể thấy ai đã khiêu khích ai. Đương nhiên ở vụ việc này, Mỹ và Iran giống như sư nói sư phải, vãi nói vãi hay. Phía Iran trưng bày những mảnh vỡ chứng minh máy bay của Mỹ đã bị bắn rơi trong không phận và trên lãnh hải của Iran. Phía Mỹ không chứng minh được ngược lại thì tấn công Iran sẽ chỉ phản tác dụng đối với Mỹ trên dư luận quốc tế.
Thứ hai, tấn công Iran như thế, Mỹ sẽ kích hoạt một kiểu phản ứng dây chuyền trong đụng độ quân sự trực tiếp với Iran và hệ luỵ thật không thể lường hết được đối với nước Mỹ, khu vực và thế giới. Mỹ không thể đổ bộ tiến hành chiến tranh trên lãnh thổ Iran như đã làm ở Iraq nên đụng độ quân sự giữa Mỹ và Iran sẽ dai dẳng không biết đến khi nào dứt. Làm như thế, ông Trump hành xử trái ngược hoàn toàn với những cam kết tranh cử và tuyên bố quan điểm lâu nay của mình. Chỉ cần Mỹ sa lầy vào xung đột quân sự với Iran, chỉ cần xảy ra tình huống có binh lính Mỹ bị thiệt mạng vì cuộc chiến tranh của ông Trump với Iran thì ông Trump có thể quên đi luôn cơ may có thể được bầu lại làm tổng thống Mỹ trong cuộc bầu cử tổng thống ở Mỹ năm tới. Mà ông Trump cho tới hiện tại lại mê cái men say của quyền lực hơn là cuộc thắng thua với Iran về quân sự.
Ông Trump bị giằng xé giữa phe quân sự chủ trương rất thận trọng với việc tấn công Iran và phe chính trị quyết chí gây chiến với Iran, giữa trong thâm tâm không muốn chiến tranh với Iran và phải hành động mạnh mẽ để trang trải dư luận nội bộ ở Mỹ. Bi kịch của người này không phải là chuyện nhận thức mà là chính mình tự xô đẩy mình vào bi kịch.
Nhưng nếu tới đây lại xảy ra một vụ việc tương tự nữa như tầu chở dầu bị phá hoại hay máy bay của Mỹ lại bị Iran bắn rơi và nhất là khi có binh lính Mỹ bị thiệt mạng thì ông Trump sẽ không còn có thể quyết rồi lại thôi như lần này. Khi ấy, ông Trump chỉ còn có sự lựa chọn là phải theo lao. Khi ấy, ông Trump không còn làm chủ tình huống được nữa mà sẽ bị tình huống dẫn dắt. Mối nguy hiểm cho thời gian tới chính là ở chỗ đó.
Theo Danviet
Tin thế giới : Mỹ cứng rắn với Nga chưa từng có Tổng thống Mỹ Donald Trump lại một lần nữa tuyên bố rằng ông đang theo đuổi chính sách cứng rắn nhất đối với Nga. Tuyên bố này được nhà lãnh đạo Mỹ đưa ra trong một cuộc phỏng vấn với Fox News. Tổng thống Mỹ Trump. "Không ai cư xử rắn với Nga hơn tôi", ông Trump nói. Trước đó, ông Trump nói...