Trump tiếp tục kiện ở Pennsylvania
Chiến dịch Trump yêu cầu Tòa án Tối cao đảo ngược một số phán quyết của tòa Pennsylvania nhằm thay đổi luật bỏ phiếu qua thư của bang.
Chiến dịch của Tổng thống Donald Trump hôm 20/12 đệ đơn kháng cáo lên Tòa án Tối cao Mỹ, yêu cầu bác một số phán quyết được Tòa án Tối cao Pennsylvania đưa ra trước đó.
Trong đơn kiện, chiến dịch Trump cáo buộc việc Tòa án Tối cao Pennsylvania thay đổi luật bầu cử đã vi phạm Điều II trong hiến pháp Mỹ và quyết định Bush v. Gore năm 2000. Đây là quyết định của Tòa án Tối cao Mỹ nhằm giải quyết tranh chấp kiểm phiếu lại trong cuộc bầu cử tổng thống giữa George W. Bush và Al Gore tại Florida cách đây 20 năm.
Đơn kiện dẫn “một vụ liên quan đến Pennsylvania”, trong đó Thẩm phán Tòa án Tối cao Mỹ Samuel Alito cùng hai thẩm phán khác xem xét tính hợp hiến trong quyết định của Tòa án Tối cao bang về việc kéo dài thời gian nhận phiếu bầu qua thư từ 20h ngày 3/11 đến 17h ngày 6/11.
Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Valdosta, Georgia, hôm 5/12. Ảnh: AFP.
Video đang HOT
Chiến dịch của Tổng thống Trump cho rằng tính hợp hiến trong quyết định của tòa án mang “tầm quan trọng quốc gia” và có thể vi phạm hiến pháp Mỹ. Chiến dịch cũng đề nghị Tòa án Tối cao “xem xét nhanh chóng” và phản hồi vào ngày 24/12 để kịp thời gian trước khi quốc hội họp vào ngày 6/1 xác nhận phiếu bầu của đại cử tri đoàn.
Đơn kiện nhắm vào Pennsylvania đánh dấu nỗ lực pháp lý mới nhất của Trump nhằm thách thức kết quả của cuộc bầu cử năm nay. Tổng thống vẫn không chịu nhận thua và tiếp tục thúc đẩy các cáo buộc gian lận bầu cử quy mô lớn.
Đại cử tri đoàn hôm 14/12 (sáng 15/12 giờ Hà Nội) đã hoàn tất quá trình bỏ phiếu, với 306 phiếu cho Joe Biden, trong khi Tổng thống Donald Trump nhận được 232 phiếu. Tuy nhiên, Trump và các đồng minh vẫn đang lên kế hoạch để đảo ngược kết quả bầu cử ở quốc hội bằng một danh sách “đại cử tri thay thế”, dù cơ hội thành công gần như không có.
Ngày 6/1, Phó tổng thống Mỹ và cũng là Chủ tịch Thượng viện Mike Pence sẽ chủ trì phiên họp quốc hội toàn thể để đọc to giấy chứng nhận phiếu đại cử tri của từng bang, theo thứ tự bảng chữ cái. Đây là bước cuối cùng trong quá trình kiểm phiếu đại cử tri và cũng khép lại toàn bộ tranh cãi về cuộc bầu cử.
Tại sao chính phủ Mỹ vẫn chưa chính thức xác nhận ông Biden là người thắng cuộc?
Cơ quan Dịch vụ tổng hợp (GSA) của chính phủ Mỹ cho biết, cơ quan này vẫn chưa chính thức chắc chắn rằng ông Biden "rõ ràng" là người thắng cuộc.
Ông Donald Trump (phải) và ông Joe Biden. Ảnh: Getty
Ngày 7/11 (theo giờ Mỹ), người phát ngôn của Cơ quan Dịch vụ tổng hợp (GSA) của chính phủ Mỹ cho biết, cơ quan này vẫn chưa chính thức chắc chắn rằng ông Biden "rõ ràng" là người thắng cuộc.
Trên thực tế, chưa bang nào có xác nhận chính thức của uỷ ban bầu cử tiểu bang rằng ông Joe Biden thắng cử, mà toàn bộ là do các hãng tin lớn của Mỹ thông báo.
Chỉ khi xác định một cách chắn chắn người thắng cuộc là ông Biden, GSA mới giải phóng khoản tiền 9,9 triệu USD và mở cửa các cơ quan liên bang để đội ngũ chuyển tiếp của ông Biden bắt đầu triển khai các kế hoạch chuyển tiếp.
Người phát ngôn trên khẳng định GSA sẽ tiếp tục tuân thủ và hoàn thành mọi yêu cầu được đặt ra trong khuôn khổ pháp luật Mỹ.
Bình thường, GSA có thể quyết định bắt đầu quá trình chuyển giao quyền lực ngay sau khi một số hãng tin tức đáng tin cậy tuyên bố người chiến thắng và người thua cuộc chấp nhận.
Nói cách khác, quá trình chuyển giao được thực hiện dựa trên sự hợp tác chặt chẽ giữa chính quyền sắp mãn nhiệm và chính quyền mới, kể cả khi hai bên là những đảng phái đối lập.
Tuy nhiên, năm nay, Tổng thống Donald Trump - người có số phiếu bầu từ đại cử tri ít hơn ( theo đa số các kênh truyền thông) tuyên bố mọi thứ chưa kết thúc và sẽ chiến đấu pháp lý tới cùng. Điều này được cho là sẽ gây nhiều khó khăn trong cuộc chuyển giao lần này.
Trong lịch sử, vào năm 2000, GSA từng phải đối mặt với áp lực kích hoạt quá trình chuyển giao quyền lực cho ứng viên Đảng Cộng hòa là ông George W. Bush. Tuy nhiên, cơ quan này đã không làm như vậy cho đến khi có phán quyết của Tòa án Tối cao về việc kiểm phiếu ở Florida và sự nhượng bộ của ứng viên Dân chủ Al Gore.
Trong nhiều tuần qua, ông Trump đã liên tiếp cáo buộc rằng cuộc bầu cử lần này có nhiều sai phạm và gian lận nghiêm trọng, song không đưa ra được bằng chứng cụ thể.
Ngày 7/11, đội ngũ tranh cử của ông Trump thông báo đã kiện lên tòa án ở Arizona rằng đơn vị bầu cử ở hạt Maricopa đông dân nhất của bang này đã vi phạm khiến nhiều phiếu bầu trong ngày bầu cử chính thức 3/11 bị bỏ. Tuy nhiên, người phụ trách đối ngoại của bang Arizona đã phủ nhận cáo buộc này
Trước đó, đội ngũ vận động tranh cử của ông Trump cũng kiến nghị về các sai phạm bầu cử ở ba bang là Pennsylvania, Georgia và Michigan, song cũng bị các thẩm phán liên bang tại các địa phương này bác bỏ.
Loạt cựu quan chức đảng Cộng hòa ủng hộ Biden Hàng chục cựu quan chức an ninh quốc gia thuộc đảng Cộng hòa đang thành lập một nhóm ủng hộ ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Biden. Các nguồn thạo tin hôm 23/6 cho hay nhóm cựu quan chức sẽ công khai ủng hộ ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden trong vài tuần tới và các thành viên cũng...