Trump sắp thêm tập đoàn dầu khí Trung Quốc vào ‘danh sách đen’
Tập đoàn Dầu khí Hải dương (CNOOC) và nhà sản xuất chip SMIC sắp bị Trump liệt vào “danh sách đen” với cáo buộc liên hệ với quân đội Trung Quốc.
Theo những tài liệu và nguồn tin mà Reuters mới tiếp cận được, hồi đầu tháng 11, Bộ Quốc phòng Mỹ đã lên kế hoạch đưa thêm bốn công ty Trung Quốc vào diện thuộc sở hữu hoặc bị kiểm soát bởi quân đội Trung Quốc, nâng số công ty thuộc diện này lên 35. Trong danh sách này có SMIC và CNOOC.
SMIC và CNOOC là những công ty hàng đầu Trung Quốc trong lĩnh vực sản xuất chip bán dẫn và khai thác dầu khí. CNOOC tham gia vào nhiều dự án khai thác dầu khí tại Mỹ với sản lượng 76.000 thùng/ngày. Trong khi đó, SMIC đại diện cho tham vọng phát triển nền công nghiệp sản xuất chip bán dẫn hàng đầu thế giới của Trung Quốc.
Tổng thống Trump trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng ngày 26/11. Ảnh: Reuters.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 12/11cũng công bố sắc lệnh hành pháp ngăn chặn các nhà đầu tư Mỹ mua thiết bị an ninh từ các công ty Trung Quốc bị liệt vào “danh sách đen” bắt đầu vào cuối năm 2021.
SMIC cho biết hãng “sẽ tiếp tục hợp tác một cách cởi mở và xây dựng với chính phủ Mỹ” và các sản phẩm và dịch vụ của hãng hoàn toàn chỉ phục vụ mục đích dân sự và thương mại. “Hãng không có quan hệ với quân đội Trung Quốc và không sản xuất cho bất kỳ người nào sử dụng mang mục đích quân sự”.
SMIC từ lâu đã nằm trong tầm ngắm của Washington. Hồi tháng 9, Bộ Thương mại Mỹ thông báo tới một số doanh nghiệp rằng họ sẽ cần phải xin giấy phép mới được phép cung cấp hang hóa và dịch vụ cho SMIC. Bộ Thương mại Mỹ cảnh báo có “một nguy cơ không thể chấp nhận được” rằng các thiết bị được cung cấp có thể được sử dụng vào mục đích quân sự.
Video đang HOT
Động thái trên cùng những chính sách tương tự được cho là nhằm củng cố di sản của Tổng thống sắp từ nhiệm Donald Trump trong việc cần phải cứng rắn hơn với Trung Quốc, buộc Tổng thống đắc cử Biden cũng phải có quan điểm tương tự.
Tuần trước, Reuters đưa tin, chính quyền Trump đang tiến gần đến việc công bố 89 công ty Trung Quốc có mối liên hệ với quân đội nước này và sẽ hạn chế những công ty này mua một số công nghệ và hàng hóa Mỹ.
Một bộ luật năm 1999 quy định Lầu Năm Góc phải đưa ra danh sách các công ty “thuộc sở hữu hoặc bị kiểm soát” bởi quân đội Trung Quốc. Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Mỹ mới chỉ thực hiện điều này vào năm 2020. Các “gã khổng lồ” của Trung Quốc như Hikvision, China Telecom và China Mobile chưa bị đưa vào danh sách này trong năm 2020.
Trong tháng 11, Nhà Trắng cũng công bố một sắc lệnh hành pháp siết chặt hơn nữa “danh sách đen” nói trên bằng việc cấm các nhà đầu tư Mỹ mua thiết bị an ninh từ các công ty bị liệt vào danh sách đen kể từ tháng11/2021.
Theo các chuyên gia, sắc lệnh này nhiều khả năng sẽ không gây tác động nghiêm trọng cho các doanh nghiệp bởi quy mô hạn chế cũng như hiện vẫn chưa rõ quan điểm của chính quyền Biden trong vấn đề này.
Dù vậy, cùng với các biện pháp khác, sắc lệnh đang tiếp tục gây rạn nứt sâu sắc giữa Washington và Bắc Kinh, vốn bất đồng về cách Trung Quốc xử lý dịch bệnh Covid-19 và biểu tình ở Hong Kong.
Quốc hội và chính phủ Mỹ cũng đang tìm cách ngăn chặn các công ty Trung Quốc tiếp cận thị trường Mỹ nếu họ không tuân thủ quy định mà các công ty Mỹ đang phải chấp nhận dù điều này có thể gây tổn hại đến thị trường phố Wall.
Hai công ty Mỹ - Đức tuyên bố sắp có vaccine Covid-19
Hai công ty Pfizer và BioNTech tự tin tuyên bố sẽ có loại vaccine ngừa Covid-19 được phê duyệt vào giữa tháng 10 hoặc đầu tháng 11 tới.
"Nó có hồ sơ xuất sắc và tôi xem loại vaccine này gần như hoàn hảo", Ugur Sahin, giám đốc điều hành và đồng sáng lập công ty công nghệ sinh học BioNTech của Đức hôm nay nói về BNT162, loại vaccine ngừa Covid-19 đang hợp tác phát triển cùng công ty dược phẩm Mỹ Pfizer.
Hai công ty này cho biết họ dự định cung cấp 100 triệu liều BNT162 cho tới cuối năm nay và khoảng 1,3 tỷ liều vào năm sau.
Hồi tháng 7, Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh và Bộ Quốc phòng Mỹ thông báo thỏa thuận trị giá 1,95 tỷ USD với Pfizer để sản xuất 100 triệu liều vaccine Covid-19. Thỏa thuận này cũng cho phép chính phủ Mỹ mua thêm 500 triệu liều.
Sahin chi sẻ ông tin rằng việc cấp phép sử dụng khẩn cấp đối với ứng viên vaccine này sẽ nhanh chóng được cơ quan chức năng thông qua, thêm rằng "sự hiểu biết về phương thức hoạt động cùng với dữ liệu an toàn từ quá trình thử nghiệm" khiến họ có rất nhiều niềm tin với BNT162.
"Chúng tôi tin rằng mình sẽ có sản phẩm an toàn và cũng tin rằng có thể chứng minh nó hiệu quả", ông nói.
Một mẫu thử của loại vaccine BNT162 do Pfizer và BioNTech phát triển. Ảnh: BioNTech SE.
CEO của BioNTech cho biết thử nghiệm lâm sàng trên người già và người trưởng thành còn trẻ cho thấy phản ứng của kháng thể rất mạnh mẽ, với rất tác dụng phụ tối thiểu.
"Chỉ có một bộ phận nhỏ tham gia thử nghiệm bị sốt", Sahin nói. "Chúng tôi cũng thấy rất ít xuất hiện triệu chứng đau đầu và mệt mỏi. Các triệu chứng này xuất hiện ở người tiêm vaccine chỉ là tạm thời và thường biến mất sau một, hai ngày".
Dù BioNTech và Pfizer tin rằng loại vaccine của họ sẽ có thể được phê duyệt vào giữa tháng 10, nhiều quan chức liên bang lại cho rằng đây là mốc thời gian "quá lạc quan".
"Tôi chưa thấy bất kỳ nhà khoa học nào liên quan tới nỗ lực phát triển vaccine cho rằng chúng ta sẽ có các mũi tiêm trước ngày bầu cử 3/11", một quan chức nắm rõ dự án phát triển vaccine thần tốc của chính phủ Mỹ Operation Warp Speed, nói.
Song Moncef Slaoui, cố vấn trưởng của Operation Warp Speed, tuần trước nói với NPR rằng "cực kỳ khó xảy ra nhưng không phải là không thể" để một loại vaccine Covid-19 được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cấp phép sử dụng khẩn cấp trước cuối tháng 10.
Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng nhiều lần nói rằng ông "lạc quan" về một loại vaccine được phê duyệt sử dụng trước ngày 3/11. "Chúng ta sẽ sớm có vaccine, có thể là trước ngày đặc biệt. Các bạn biết tôi muốn nói đến ngày nào rồi đó", Trump nói tại họp báo hôm 7/9.
BioNTech và Pfizer là hai trong số 9 công ty dược phẩm đã ký cam kết duy trì "tiêu chuẩn đạo đức cao", trong đó nêu rõ họ không được xin chính phủ cấp phép sớm cho vaccine.
Tuy nhiên, Sahin nói rằng hai công ty sẽ nhanh chóng nộp đơn xin cấp phép cho ứng viên BNT162 bởi tin rằng đã hoàn thiện quy trình đầy đủ.
"Tôi tin rằng với việc chúng tôi đã hoàn tất quy trình đầy đủ theo yêu cầu phát triển vaccine gồm nghiên cứu khoa học, nghiên cứu tiền lâm sàng, thử nghiệm khả năng tiếp nhận an toàn và thử nghiệm tính hiệu quả, không cần thêm quá nhiều thời gian giữa việc cấp phép sử dụng khẩn cấp và cấp phép hoàn toàn nữa", Sahin nói.
BNT162 của BioNTech và Pfizer là một trong số 34 loại vaccine đang được thử nghiệm lâm sàng trên toàn cầu, theo Tổ chức Y tế Thế giới.
Lầu Năm Góc tính thêm 4 công ty Trung Quốc vào danh sách đen Bộ Quốc phòng Mỹ có kế hoạch xác định thêm 4 công ty là "được quân đội Trung Quốc hậu thuẫn", hạn chế khả năng tiếp cận của họ với nhà đầu tư Mỹ. Một quan chức Mỹ và một nguồn tin thân cận với vấn đề hôm 20/11 cho biết Bộ Quốc phòng Mỹ có thể thông báo vào cuối ngày hoặc...