Trump sắp cử quan chức cấp cao thăm Đài Loan
Chính quyền Đài Loan cho biết lãnh đạo cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ sắp thăm hòn đảo, động thái sẽ khiến Bắc Kinh thêm giận dữ.
Người đứng đầu cơ quan hành chính Đài Loan Su Tseng-changhôm nay cho biết lãnh đạo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA) Andrew Wheeler sắp tới thăm hòn đảo, đánh dấu chuyến thăm thứ ba của quan chức cấp cao chính quyền Donald Trump kể từ tháng 8.
“Theo lời mời của lãnh đạo cơ quan đối ngoại Joseph Wu, người đứng đầu EPA sẽ đến Đài Loan để thảo luận song phương về hợp tác quốc tế trong vấn đề bảo vệ môi trường”, ông Su nói, thêm rằng chuyến thăm của Wheeler sẽ đem lại lợi ích cho quan hệ hai bên.
Lãnh đạo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ Andrew Wheeler tại thủ đô Washington hôm 20/5. Ảnh: Reuters.
Cơ quan đối ngoại Đài Loan cho biết thêm lãnh đạo Wu đã gia hạn lời mời tới thăm hòn đảo với Wheeler vào năm ngoái và sẽ thông báo chi tiết về chuyến thăm vào “thời điểm thích hợp”.
Video đang HOT
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cùng ngày cho biết nước này phản đối bất kỳ cuộc trao đổi chính thức nào giữa Mỹ và Đài Loan. “Trung Quốc sẽ đưa ra phản ứng hợp pháp và phù hợp tùy vào tình hình”, ông Triệu nói tại cuộc họp báo ở Bắc Kinh.
EPA hiện chưa bình luận về thông tin. Tờ New York Times cho biết chuyến đi của ông Wheeler được lên kế hoạch vào đầu tháng 12 và kéo dài ba ngày.
Trước Wheeler, Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ Alex Azar đã đến thăm Đài Loan hồi tháng 8, sau đó là chuyến thăm của Thứ trưởng Ngoại giao Keith Krach tới hòn đảo hồi tháng 9.
Năm 2014, một quan chức nội các Mỹ phụ trách Cơ quan Bảo vệ Môi trường cũng từng tới thăm Đài Loan. Trước đó là chuyến thăm của bộ trưởng giao thông năm 2000 dưới thời tổng thống Bill Clinton.
Washington cắt quan hệ ngoại giao với Đài Loan, chuyển sang thiết lập quan hệ chính thức với Bắc Kinh năm 1979. Tuy nhiên, Mỹ vẫn là nhà cung cấp vũ khí hàng đầu cho hòn đảo.
Trung Quốc luôn xem Đài Loan là một phần lãnh thổ chờ thống nhất, kể cả bằng vũ lực. Trung Quốc cũng xem Đài Loan là vấn đề nhạy cảm và quan trọng nhất trong quan hệ với Mỹ và phản đối bất kỳ động thái nào của Washington mà Bắc Kinh cho rằng vi phạm chính sách “Một Trung Quốc”.
Đài Loan tố Bắc Kinh ngăn dự họp WHO
Chính quyền Đài Loan nói vẫn chưa được WHO mời dự cuộc họp quan trọng bàn về Covid-19 do "sự cản trở" từ Bắc Kinh.
"Cơ quan ngoại giao Đài Loan rất lấy làm tiếc và không hài lòng trước việc Bắc Kinh cản trở hòn đảo tham gia vào WHO, trong khi tổ chức này tiếp tục bỏ mặc vấn đề sức khỏe và nhân quyền của 23,5 triệu cư dân Đài Loan", cơ quan ngoại giao Đài Loan ra tuyên bố hôm 8/11.
Cơ quan này cho hay đại diện của hòn đảo vẫn chưa được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mời dự hội nghị trực tuyến Đại hội đồng Y tế Thế giới (WHA) diễn ra trong tuần này với sự tham gia của 194 thành viên.
Đài Loan cho biết thêm việc WHO không mời chính quyền hòn đảo dự họp do những "yếu tố chính trị" đã thể hiện sự nhạo báng đối với tuyên bố "sức khỏe cho tất cả mọi người" của tổ chức này.
Đài Loan bị loại khỏi hầu hết các tổ chức toàn cầu, bao gồm WHO, do sự phản đối quyết liệt từ Trung Quốc đại lục, vốn coi hòn đảo này là một phần không thể tách rời. WHO cho biết việc mời Đài Loan dự hội nghị WHA với tư cách quan sát viên phải phụ thuộc vào quyết định của các thành viên.
Trụ sở WHO tại Geneva, Thụy Sĩ, hôm 18/5. Ảnh: Reuters.
Trong khi đó, phái bộ Mỹ tại Geneva tuần trước đã liên tục thúc giục Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus mời Đài Loan vào WHA, cơ quan ra quyết định cho WHO. Với sự hậu thuẫn của Mỹ, Đài Loan năm nay liên tục vận động hành lang để được tham gia vào WHA, khiến Bắc Kinh nổi giận.
Phái bộ Trung Quốc tại cơ quan của Liên Hợp Quốc ở Geneva hôm 9/11 đã lên án những nhận xét "xuyên tạc" của Mỹ về Đài Loan, khẳng định hòn đảo này chỉ có thế tham gia WHA nếu thừa nhận "là một phần của Trung Quốc", điều mà Đài Bắc từ chối.
Theo WHO, họ vẫn hợp tác với Đài Loan về nhiều vấn đề y tế, bao gồm đại dịch Covid-19, và vẫn cung cấp cho hòn đảo những sự trợ giúp cần thiết.
Đài Loan từng là quan sát viên của WHA từ năm 2009, khi quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan ấm lên. Tuy nhiên, Bắc Kinh ngăn Đài Loan tiếp tục vai trò này tại WHO từ năm 2016, sau khi bà Thái Anh Văn, người từ chối công nhận chính sách "Một Trung Quốc", được bầu làm lãnh đạo hòn đảo.
Trung Quốc nhiều lần khẳng định chỉ nước này có quyền đại diện cho Đài Loan ở WHO. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nói rằng "không có cơ sở pháp lý để một khu vực không có chủ quyền tham gia tổ chức với tư cách quan sát viên".
Đài Loan đã gặt hái thành công trong cuộc chiến chống Covid-19 và được coi là hình mẫu chống dịch khi chỉ ghi nhận hơn 500 ca nhiễm và 7 ca tử vong do nCoV, trong khi nhiều nơi vẫn loay hoay ứng phó virus.
Uy lực của tên lửa Mỹ bán cho Đài Loan đáng sợ thế nào? Mỹ sẽ cung cấp cho Đài Loan 400 tên lửa Harpoon với tổng trị giá hơn 2 tỷ USD để phòng thủ trước Trung Quốc. Associated Press dẫn nguồn là tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ cho hay. "Mỹ duy trì mối quan tâm kiên định trong việc duy trì hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan và coi...