Trump sa thải Tổng thanh tra Bộ Ngoại giao
Tổng thống Mỹ sa thải Tổng thanh tra Bộ Ngoại giao Steve Linick, người mở cuộc điều tra nhắm vào Ngoại trưởng Mike Pompeo.
Bộ Ngoại giao Mỹ xác nhận Tổng thống Trump hôm 15/5 sa thải Tổng thanh tra Bộ Ngoại giao Linick, sau khi Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Eliot Engel cho hay ông Licnick đã mở cuộc điều tra nhắm vào Ngoại trưởng Pompeo.
Trump đã thông báo cho quốc hội về ý định sa thải ông Linick, một cựu chiến binh được cựu tổng thống Barack Obama bổ nhiệm vào năm 2013, trong thư gửi Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi tối 15/5. Trong thư, Tổng thống Mỹ nói rằng ông “không còn có niềm tin tuyệt đối” vào Linick và cam kết sẽ đề cử một ứng cử viên, “người mà tôi tự tin sẽ đáp ứng các tiêu chí phù hợp”.
Video đang HOT
Steve Linick tại một cuộc họp ở thủ đô Washington, Mỹ, tháng 10/2019. Ảnh: Reuters.
Động thái của Trump vấp phải sự phản đối của phe Dân chủ, những người cho rằng Tổng thống đang cố gắng “lách” quyền giám sát chính quyền ông trong bối cảnh Nhà Trắng đang nỗ lực ứng phó Covid-19 và vài tháng trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020.
Chủ tịch Hạ viện Pelosi cho rằng “Tổng thanh tra Linick bị sa thải vì thực hiện nghĩa vụ bảo vệ hiến pháp và an ninh quốc gia, theo yêu cầu của luật pháp và lời thề của ông”. Còn Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Eliot L. Engel gọi việc sa thải Linick là “hành động xúc phạm của một tổng thống đang cố gắng bảo vệ một trong những người ủng hộ trung thành nhất của ông, Ngoại trưởng Mỹ, khỏi trách nhiệm”.
Một trợ lý trong đảng Dân chủ cho hay Linick đã mở cuộc điều tra về ông Pompeo, liên quan cáo buộc rằng Ngoại trưởng Mỹ và vợ đã lợi dụng vị thế chính trị vào mục đích cá nhân. Bộ Ngoại giao không đưa ra bình luận về cuộc điều tra liên quan cáo buộc này. Linick cũng đóng vai trò nhỏ trong các thủ tục nhằm xem xét bãi nhiệm Trump của Hạ viện hồi cuối năm ngoái.
Một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao cho hay người được giao thay Linick là cựu nhân viên ngoại giao Stephen Akard, người từng được đề cử làm nhân sự cấp cao của bộ năm 2017 nhưng bị phản đối. Trước khi gia nhập chính quyền Trump, Akard từng là giám đốc Tập đoàn Phát triển Kinh tế Indinana, khi Phó tổng thống Mike Pence còn là thống đốc bang.
Ông Donald Trump tiến gần hơn phiên tòa luận tội
Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi hôm 10-1 thông báo sẽ chuyển các điều khoản luận tội Tổng thống Donald Trump lên Thượng viện trong tuần sau, mở đường cho phiên tòa đang được mong đợi.
Ngoài ra, bà Pelosi cũng sẽ chọn 10 nghị sĩ đóng vai trò công tố viên cho phiên tòa luận tội ở Thượng viện, trong đó có Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Adam Schiff và Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Hạ viện Jerrold Nadler.
Thông tin trên được đưa ra hơn 3 tuần sau khi Hạ viện Mỹ do Đảng Dân chủ kiểm soát bỏ phiếu thông qua 2 điều khoản luận tội nhằm vào ông Donald Trump, gồm lạm quyền và cản trở quốc hội. Kể từ đó, bà Pelosi và ông Mitch McConnell, thủ lĩnh phe đa số của Đảng Cộng hòa tại Thượng viện, đã tranh cãi về những quy tắc của phiên tòa xử ông Donald Trump. Theo hãng tin Reuters, phe Dân chủ muốn phiên tòa xem xét lời khai của các nhân chứng mới và bằng chứng mới về cáo buộc ông chủ Nhà Trắng ép Ukraine điều tra cựu Phó Tổng thống Joe Biden, đối thủ tiềm tàng của ông trong cuộc bầu cử tổng thống năm nay.
Lãnh đạo phe đa số của đảng Cộng hòa tại Thượng viện Mitch McConnell (trái) và Tổng thống Mỹ Donald Trump Ảnh: REUTERS
Đáp lại, ông McConnell cho rằng ông có đủ sự ủng hộ của các thành viên Đảng Cộng hòa để bắt đầu phiên xét xử mà không cần gọi thêm nhân chứng mới, trong đó có cựu cố vấn an ninh quốc gia John Bolton. Sau khi bị ông Donald Trump sa thải hồi tháng 9 năm ngoái, ông Bolton gần đây cho biết sẵn sàng ra làm chứng. Phản ứng sau tuyên bố của bà Pelosi, ông Donald Trump nhấn mạnh sẽ sử dụng đặc quyền hành pháp để ngăn ông Bolton và các quan chức khác, gồm quyền chánh văn phòng Nhà Trắng Mick Mulvaney, Ngoại trưởng Mike Pompeo và cựu Bộ trưởng Năng lượng Rick Perry làm chứng trong phiên tòa luận tội vì "lợi ích của Nhà Trắng". Theo Reuters, Thượng viện Mỹ dự kiến tha bổng cho ông Donald Trump một khi phiên tòa diễn ra vì không có thành viên Đảng Cộng hòa nào lên tiếng ủng hộ bãi nhiệm nhà lãnh đạo này - một bước đi đòi hỏi phải được 2/3 thượng nghị sĩ nhất trí.
Xuân Mai
Theo Nguoilaodong
Hạ viện Mỹ cho phép bỏ phiếu từ xa sau hơn 230 năm Hạ viện Mỹ cho phép các nhà lập pháp có thể bỏ phiếu từ xa bằng cách ủy nhiệm lần đầu tiên trong 231 năm vì Covid-19. Với 217 phiếu thuận và 189 phiếu phản đối, chủ yếu là các thành viên đảng Cộng hòa, Hạ viện Mỹ ngày 15/5 thông qua những quy định mới cho phép các nghị sĩ có thể...