Trump phải làm 5 điều này trước khi ‘hủy diệt Triều Tiên hoàn toàn’
Triều Tiên liên tục thử thách sự kiên nhẫn của Mỹ làm dấy lên quan ngại về một cuộc chiến tranh thế giới thứ 3. Trong trường hợp Tổng thống Donald Trump thực sự muốn “ hủy diệt Triều Tiên hoàn toàn” thì ông sẽ phải tiến hành 5 bước bắt buộc này trước.
Tổng thống Mỹ Donald Trump
“Mỹ có sự kiên nhẫn và sức mạnh vĩ đại. Nhưng nếu nước Mỹ buộc phải bảo vệ chính mình và đồng minh, chúng tôi sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài hủy diệt Triều Tiên hoàn toàn”, người đứng đầu nước Mỹ đã tuyên bố như vậy trong bài diễn văn phát biểu đầu tiên tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc hôm 19.9.
Bí mật giờ mới kể của điệp viên Triều Tiên từng bị biệt giam 30 năm
Nếu Trump hủy diệt Triều Tiên hoàn toàn thật, chuyện gì xảy ra?
Trump cũng cảnh báo rằng “người đàn ông tên lửa” – biệt danh mới mà ông chủ Nhà Trắng gọi lãnh đạo Kim Jong-un – đang có hành động tự sát cho cả chế độ lẫn chính mình.
Theo những tuyên bố trên, nếu Trump thực sự phát động một cuộc tấn công để hủy diệt Triều Tiên hoàn toàn thì đây là trình tự ông cần phải làm, theo Express.
1. Đầu tiên Tổng thống nhận báo cáo về một cuộc tấn công sắp xảy ra và mở vali hạt nhân
Cuộc chiến với Triều Tiên sẽ chỉ bắt đầu khi Tổng thống Trump nhận được tin về một cuộc tấn công sắp xảy ra – trên đất Mỹ hay một đồng minh của Mỹ.
Video đang HOT
Một sĩ quan quân đội luôn túc trực bên cạnh tổng thống. Viên sĩ quan này sẽ mở vali hạt nhân biệt danh “the football”.
Đây là chiếc cặp da màu đen được mang theo Tổng thống Mỹ bất cứ nơi nào ông tới. Vali hạt nhân chứa bản sơ lược về các lựa chọn hạt nhân mà Tổng thống Mỹ có thể sử dụng và những chỉ dẫn để liên lạc với các tư lệnh quân sự trên thế giới. Vali cũng chứa những chỉ dẫn về việc ra mệnh lệnh cho các tư lệnh phóng tên lửa.
2. Ông Trump phải thảo luận về lựa chọn của mình với 2 quan chức quân sự cấp cao của Mỹ
Tổng thống là người ra quyết định duy nhất nhưng ông phải tham vấn 2 người trước khi đưa ra quyết định đó.
Một là Phó Giám đốc các hoạt động của Lầu Năm góc, phụ trách Trung tâm Chỉ huy Quân sự Quốc gia hay “Phòng chiến tranh” và hai là, người đứng đầu Bộ Tư lệnh chiến lược Mỹ.
Tuy nhiên, ông Trump cũng có thể tham vấn ý kiến của bất cứ ai khác mà ông muốn. Điều đó có nghĩa là, về lý thuyết con gái Ivanka và con rể Jared Kushner có thể tư vấn để ông Trump đưa ra quyết định.
Đây là siêu vũ khí Trump có thể dùng “hủy diệt Triều Tiên hoàn toàn”
3. Tổng thống ra quyết định và mệnh lệnh được ban hành
Để xác minh lệnh, các sĩ quan sẽ đọc một mật mã bí mật. Tổng thống phải trả lời bằng một mã được in trên tấm thẻ được gọi là “Bánh quy” mà ông mang theo mọi lúc mọi nơi.
4. Tập trung một đội chuẩn bị tấn công
Đội này nhận được kế hoạch đã được xác minh kỹ và chuẩn bị cho cuộc tấn công. Các quan chức sẽ phải mở các két sắt khác nhau, nhập vào các loại mật mã và “xoay” các chìa khóa để phóng tên lửa. Đội này được huấn luyện để thực thi mệnh lệnh chứ không phải để đặt câu hỏi.
5. Tên lửa được phóng
Có thể mất khoảng 5 phút để phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa kể từ khi Tổng thống Mỹ thông báo mệnh lệnh của mình. Tên lửa phóng từ tàu ngầm sẽ mất khoảng 15 phút.
Toàn bộ qúa trình được thiết kế để hành động thật nhanh bởi nếu tên lửa đang bay tới Mỹ, chúng có thể bị hạ trong càng sớm càng tốt. Nếu Tổng thống Mỹ muốn, ông có thể phóng tên lửa trước khi kẻ thù tấn công.
Theo Danviet
Trung Quốc nói Mỹ giữ chìa khóa hóa giải khủng hoảng Triều Tiên
Tổng thống Mỹ Donald Trump nhiều lần thúc giục Trung Quốc kiềm chế Triều Tiên, thậm chí cho rằng, Bắc Kinh có thể dễ dàng chấm dứt cuộc khủng hoảng tên lửa hạt nhân trong khu vực. Tuy nhiên, giới lãnh đạo Bắc Kinh nghĩ ngược lại.
Giới lãnh đạo Trung Quốc tin rằng, Mỹ nắm giữ chìa khóa giải quyết cuộc khủng hoảng Triều Tiên chứ không phải họ.
Mỹ và Trung Quốc đều nhất trí rằng, bán đảo Triều Tiên cần phi hạt nhân hóa. Tuy nhiên, 2 bên có quan điểm khác nhau về cách tốt nhất để đạt được điều đó. Washington đang tỏ ra nóng lòng muốn ngăn chặn các bước tiến đáng sợ trong chương trình tên lửa, hạt nhân của chế độ Bình Nhưỡng sau sự kiện Triều Tiên thử thành công bom nhiệt hạch đầu tháng này.
Điện Kremlin: Thời gian nói chuyện với Triều Tiên đã hết
Theo đó chính quyền Trump ra sức yêu cầu Trung Quốc sử dụng đòn bẩy kinh tế để kiềm chế Triều Tiên vì Bắc Kinh là đối tác thương mại hàng đầu của Triều Tiên.
Tuy nhiên, giới lãnh đạo Bắc Kinh cảm thấy không cần phải thêm mồi lửa thổi bùng lên thảm họa tiềm ẩn trên biên giới của nước này khi họ xem cuộc khủng hoảng Triều Tiên hiện nay là tranh chấp cơ bản giữa Washington và Bình Nhưỡng.
Theo quan điểm của Trung Quốc, nhà lãnh đạo Kim Jong-un sẽ không từ bỏ kho vũ khí hạt nhân của Triều Tiên ngay cả khi Bắc Kinh "khóa van dầu mỏ".
Lý do đơn giản là vì chương trình hạt nhân mang lại cho ông Kim Jong-un sức mạnh răn đe để chống lại các mối đe dọa từ Mỹ cũng như giúp ông củng cố quyền lực trong nước. Theo phía Trung Quốc, cách duy nhất để ông Kim Jong-un thay đổi suy nghĩ là Mỹ phải đảm bảo an ninh cho nước này, chẳng hạn ký kết một hiệp định không xâm lược.
Hành động lạ của ông Kim Jong-un trước ngày "đại nạn"
Tuy nhiên, Christopher Hill, từng là một nhà thương thuyết của Mỹ nói rằng, Washington lo ngại ngay cả khi ký kết hiệp định không xâm lược, chế độ Bình Nhưỡng vẫn không đáng tin và vẫn có thể tấn công đồng minh của Mỹ trong khu vực như Hàn Quốc.
"Không giữa chìa khóa giải quyết khủng hoảng Triều Tiên, Trung Quốc không có đòn bẩy nào để thuyết phục nước này ngừng chương trình hạt nhân mà họ theo đuổi. Mỹ, vốn bị Triều Tiên xem là mối đe dọa an ninh đối với nước này nhưng lại không bận tâm và cũng không muốn xoa dịu những quan ngại an ninh của Bình Nhưỡng", bà Fu Ying, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của quốc hội Trung Quốc nhấn mạnh.
Chuyên gia Triều Tiên Victor Gao, từng là phiên dịch cho nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình cũng khẳng định rằng: "Trung Quốc không có quyền ra lệnh cho Triều Tiên. Hiện Triều Tiên đã sở hữu vũ khí hạt nhân, việc Trung Quốc có thể đưa ra mệnh lệnh nào đó càng viễn vông, xa vời".
Một quan điểm chung ở Bắc Kinh là chính những lời đe dọa chiến tranh của chính quyền Trump khiến ông Kim Jong-un cảm thấy không an toàn hơn, thúc đẩy ông tăng tốc chương trình tên lửa, hạt nhân. Ngoài ra, Bắc Kinh cũng nhiều lần lên tiếng phản đối sử dụng vũ lực và các biện pháp trừng phạt để giải quyết khủng hoảng Triều Tiên.
"Trung Quốc đã nhắc lại nhiều lần rằng, vũ lực không thể là lựa chọn để giải quyết vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên. Một giải phải hòa bình sẽ là lựa chọn đúng đắn duy nhất. Càng nói về chiến tranh và đe dọa trừng phạt mạnh hơn sẽ chỉ càng khiến Triều Tiên nâng cao tình thần cách mạng và biện hộ cho tham vọng hạt nhân của nước này", Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh một ngày sau khi Triều Tiên thử thành công bom nhiệt hạch.
Tờ Hoàn cầu Thời báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc thậm chí từng đăng bài xã luận nhấn mạnh rằng, Trung Quốc nên giữ lập trường trung lập nếu Triều Tiên phát động chiến tranh trước và can thiệt trong trường hợp Mỹ, Hàn Quốc tìm cách lật đổ chế độ Bình Nhưỡng.
Theo Danviet
Từ chối đối thoại, Trump sẽ ra ngón đòn nào với Triều Tiên? Mỹ chỉ còn các phương án quân sự nếu chấm dứt đối thoại với Triều Tiên, nhưng tất cả đều tiềm ẩn hậu quả thảm khốc. Chính quyền Trump sẽ ra ngón đòn nào với Triều Tiên khi không chấp nhận đối thoại với Triều Tiên. "Mỹ đã nói chuyện với Triều Tiên và bị họ tống tiền suốt 25 năm. Nói chuyện...