Trump phá lệ, yêu cầu đại sứ Mỹ của Obama sớm về nước
Đội ngũ chuyển giao quyền lực của Donald Trump đã yêu cầu các tất cả đại sứ được “bổ nhiệm chính trị” dưới thời Obama phải sớm rời vị trí trước ngày 20.1.
Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump.
Theo New York Times, quyết định của đội ngũ Trump đã phá bỏ ngoại lệ vốn duy trì trong nhiều thập kỷ, ở giai đoạn chuyển giao quyền lực sau bầu cử Mỹ.
Trong quá khứ, chính quyền mới của Mỹ, dù thuộc đảng nào, cũng để cho các đại sứ chính trị có thời gian chuẩn bị rời vị trí ở nước ngoài.
Thời gian cụ thể còn tùy từng trường hợp. Đối với những người có con đang độ tuổi đi học sẽ tiếp tục đảm nhiệm công tác tới vài tháng.
Ngược lại, ông Trump lại cứng rắn đối với những đại sứ chính trị do Tổng thống Mỹ Barack Obama bổ nhiệm, trong bối cảnh tỷ phú Mỹ sắp tuyên thệ nhậm chức, theo New York Times.
Một số đại sứ Mỹ tiết lộ, mệnh lệnh đưa ra nêu rõ rằng, “sẽ không có trường hợp ngoại lệ”. Tất cả các đại sứ chính trị của Mỹ ở nước ngoài đều phải rời vị trí trước ngày 20.1.
Video đang HOT
John B. Emerson, đại sứ Mỹ tại Đức bắt tay Tổng thống Mỹ Barack Obama ở Berlin.
Nếu như vậy, trong nhiều tháng tới, Mỹ có thể sẽ không có đại sứ chính trị nào đã được Thượng viện chấp thuận tại các quốc gia có vai trò quan trọng trong chính sách đối ngoại như Đức, Canada và Anh.
Đại sứ chính trị là những nhà tài trợ chính, được bổ nhiệm nhờ mối quan hệ gần gũi với tổng thống. Những người này thường đều sẽ rời nhiệm vụ khi ông Obama hết nhiệm kỳ. Trong khi đó, những đại sứ là các nhà ngoại giao chuyên nghiệp thường vẫn tiếp tục công việc của họ sau khi tân Tổng thống Mỹ nhậm chức.
Quan chức giấu tên trong đội ngũ Trump nói rằng, quyết định này không mang ý nghĩa tiêu cực. Đây là chỉ cách đơn giản để đảm bảo những người được ông Obama bổ nhiệm ở nước ngoài sẽ sớm rời vị trí để dọn đường cho chính quyền mới, giống như hàng ngàn nhân viên Nhà Trắng và cơ quan liên bang.
Quan chức này nói, các đại sứ chính trị Mỹ ở nước ngoài không nên quá bất ngờ với việc họ phải rời vị trí đúng vào một thời điểm xác định.
Tổng thống sắp mãn nhiệm Barack Obama.
Mệnh lệnh này được cho là sẽ gây xáo trộn mạnh đối với đời sống cá nhân của nhiều đại sứ Mỹ. Một số người đang phải gấp rút thuê nhà ở, xin visa để được tiếp tục ở lại nước sở tại trong quãng thời gian các con đi học, theo New York Times.
Cụ thể, ở Costa Rica, Đại sứ Stafford Fitzgerald Haney đang cố gắng tìm nhà ở cho gia đình. Theo nhà ngoại giao này, con trai ông vẫn còn 5 tháng trong năm học còn vợ thì đang phải chống chọi căn bệnh ung thư vú.
Đại sứ Mỹ tại Bỉ và Liên Hợp Quốc đều đang tìm cách để con gái có thể tiếp tục theo học trường trung học ở nước sở tại trong vài tháng cuối cấp.
Ronald E Newmann, chủ tịch Học viện Ngoai giao Mỹ, tổ chức phi lợi nhuận cho các cựu đại sứ và nhà ngoại giao nói rằng, ông không nhớ được lần cuối cùng chính quyền mới áp đặt một thời điểm chính xác, yêu cầu các nhà ngoại giao rời vị trí là lúc nào.
Các quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ và đội ngũ chuyển giao quyền lực của Tổng thống đắc cử Donald Trump không chính thức đưa ra bình luận về thông tin New York Times đăng tải.
Theo Danviet
Đại sứ Mỹ do Obama bổ nhiệm bị yêu cầu rời nhiệm sở trước ngày Trump nhậm chức
Nhóm chuyển giao quyền lực của Tổng thống đắc cử Trump yêu cầu các đại sứ được "bổ nhiệm chính trị" dưới thời Obama phải rời vị trí trước ngày 20/1.
Tổng thống Obama sẽ chính thức rời Nhà Trắng hôm 20/1. Ảnh: Reuters
Thông tin trên được đại sứ Mỹ tại New Zealand Mark Gilbert viết hôm nay trên tài khoản mạng xã hội Twitter, theo Reuters.
Lệnh ghi rõ "không có ngoại lệ", được gửi thông qua Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 23/12, Đại sứ Gilbert nói.
Các đại sứ thuộc hai đảng chính trị lớn là Cộng hòa và Dân chủ thường được kéo dài nhiệm vụ tại nơi được bổ nhiệm vài tuần hoặc vài tháng, đặc biệt là những người có con cái đang trong độ tuổi đi học, New York Times dẫn các nguồn tin ngoại giao cho biết. Ông Gilbert cũng xác nhận điều này.
Các quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ và đội ngũ chuyển giao quyền lực của Tổng thống đắc cử Donald Trump không bình luận về thông tin này.
Trong vài thế kỷ qua, khoảng 30% đại sứ Mỹ là những người được "bổ nhiệm chính trị" còn 70% đại sứ Mỹ là các nhà ngoại giao chuyên nghiệp thăng tiến trong Bộ Ngoại giao Mỹ. Người được bổ nhiệm chính trị do tổng thống, phó tổng thống hay người đứng đầu các cơ quan ban ngành đích thân đề cử.
Lệnh trên có nguy cơ khiến Mỹ không có đại sứ được Thượng viện xác nhận trong nhiều tháng ở các quốc gia quan trọng như Đức, Canada, Anh.
Một quan chức cấp cao trong đội ngũ chuyển giao quyền lực của Trump nói việc các đại sứ rời đi không phải là động thái nguy hiểm, nó chỉ nhằm đảm bảo các đại sứ được ông Obama bổ nhiệm rời khỏi chính phủ theo quy trình. Hàng nghìn trợ lý chính trị ở Nhà Trắng và các cơ quan liên bang cũng phải ra đi.
Để chuẩn bị cho việc làm chủ Nhà Trắng hôm 20/1, ông Trump chọn lập trường khắt khe với bất cứ quyết định bổ nhiệm chính trị nào của người tiền nhiệm. Điều này giúp Trump phá bỏ nhiều chính sách đối ngoại và đối nội quan trọng của Obama, theo New York Times.
Các nhà ngoại giao nói mệnh lệnh nêu trên đẩy cuộc sống của họ vào tình trạng suy sụp, phải vật lộn để đảm bảo cuộc sống và kiếm thị thực cho phép họ ở lại những nước mà con cái đang theo học.
Văn Việt
Theo VNE
Đại sứ Mỹ trấn an Singapore và ASEAN về ông Trump Trước những lo lắng cho quan hệ kinh tế giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Mỹ dưới thời tổng thống Donald Trump, đại sứ Mỹ tại Singapore khẳng định mọi thứ sẽ "như bình thường". Channel News Asia hôm 3-1 dẫn lời đại sứ Mỹ tại Singapore Kirk Wagar khẳng định bất kể có Hiệp định đối tác...