Trump, Pence gặp mặt sau bạo loạn quốc hội
Trump và Pence có “cuộc thảo luận tốt đẹp” tại Nhà Trắng, trong bối cảnh nhiều thông tin cho rằng hai bên căng thẳng do vụ tấn công Đồi Capitol.
Quan chức Mỹ giấu tên cho biết Tổng thống Donald Trump và Phó tổng thống Mike Pence gặp mặt nhau tại Nhà Trắng tối 11/1. “Hai người đã có cuộc thảo luận tốt đẹp, cam kết tiếp tục công việc đại diện cho đất nước trong những ngày còn lại của nhiệm kỳ”, quan chức này cho hay.
Pence (trái) và Trump trong một buổi lễ hồi năm 2018. Ảnh: AFP .
Cuộc gặp diễn ra trong bối cảnh nhiều thông tin cho rằng quan hệ Trump – Pence đã xấu đi nhanh chóng, nhất là sau vụ người biểu tình ủng hộ ông chủ Nhà Trắng xông vào Đồi Capitol hôm 6/1. Nguồn tin khẳng định Trump không gọi điện hỏi thăm tình hình của Pence khi ông ở trong tòa nhà quốc hội lúc bạo loạn xảy ra và đến giờ ngày 8/1 chưa liên hệ với phó tướng của mình.
Một quan chức đảng Cộng hòa giấu tên mô tả nhiều cuộc điện thoại, trong đó Trump nhiếc móc Pence và cố gắng gây áp lực buộc Phó tổng thống sử dụng quyền lực mà ông vốn không có để lật ngược kết quả bầu cử. Trong khi đó, Pence cảm thấy “bị tổn thương” và “khó chịu”, theo những nguồn tin thân cận với ông.
Video đang HOT
Nhiều người thân cận với Phó tổng thống tin rằng ông bị coi như “vật tế thần” hứng chịu mọi lời chỉ trích từ những người ủng hộ Trump, sau khi từ chối làm theo yêu cầu “lật kèo” bầu cử của Tổng thống. Bất chấp sức ép từ Trump, Phó tổng thống Pence rạng sáng 7/1 đã xác nhận Biden giành 306 phiếu đại cử tri và trở thành người chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.
Pence cũng phản đối kích hoạt Tu chính án thứ 25 để phế truất Trump, bất chấp sức ép từ các nghị sĩ Dân chủ và Cộng hòa. Tuy nhiên, nguồn tin thân cận cho biết ông không loại trừ phương án kích hoạt Tu chính án 25 trong trường hợp Trump có những hành động “liều lĩnh” đe dọa đến an ninh quốc gia.
Hạ viện Mỹ chính thức trình nghị quyết luận tội Tổng thống Trump
Sáng 11/1 (tối 11/1 theo giờ Việt Nam), phe Dân chủ ở Hạ viện Mỹ đã chính thức trình một nghị quyết luận tội Tổng thống Mỹ Donald Trump, theo đó cáo buộc ông "kích động nổi dậy", khiến người biểu tình xông vào tấn công Quốc hội hôm 6/1 vừa qua.
Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi (trái) quyết tâm luận tội Tổng thống Donald Trump (phải). Ảnh: CNN
Các nghị sĩ Dân chủ ở Hạ viện đã trình một nghị quyết luận tội Tổng thống Mỹ Donald Trump, theo đó cáo buộc ông "kích động nổi dậy", khiến người biểu tình xông vào tấn công Quốc hội.
Như vậy, ông Trump đã trở thành tổng thống đầu tiên trong lịch sử Mỹ bị Quốc hội luận tội tới 2 lần trong một nhiệm kỳ.
Theo bản sao của nghị quyết mà CNN có trong tay, nghị quyết có một điều luận tội duy nhất, được trình khi Hạ viện họp sáng 11/1 (giờ Mỹ). Theo kế hoạch, Hạ viện sẽ thảo luận và bỏ phiếu về nghị quyết ngay trong tuần này.
Nghị quyết chỉ ra rằng Tổng thống Trump liên tục nhắc đi nhắc lại các cáo buộc sai, rằng ông đã thắng trong bầu cử. Nghị quyết cũng nhắc tới bài phát biểu của ông với đám đông ngày 6/1, trước khi những người bạo loạn xâm phạm tòa nhà Quốc hội.
Nghị quyết đề cập cả việc ông Trump gọi điện cho Thư ký tiểu bang Georgia, thúc giục ông này "tìm" đủ phiếu để ông thắng cử ở Georgia. Nghị quyết có đoạn nêu rõ: "Với tất cả những điều này, Tổng thống Trump gây nguy hại nghiêm trọng cho an ninh nước Mỹ và các cơ quan chính phủ. Ông đã đe dọa sự toàn vẹn của hệ thống dân chủ, can thiệp quá trình chuyển giao quyền lực an toàn..."
Theo Washington Post, ngay trước khi người biểu tình tấn công tòa nhà Quốc hội Mỹ vào chiều tối 6/1 (theo giờ địa phương), Tổng thống Trump đã có một bài phát biểu, trong đó ông tiếp tục cáo buộc về tình trạng gian lận bầu cử, đồng thời hối thúc những người ủng hộ "chiến đấu tới chết".
Nhà lãnh đạo Mỹ thậm chí còn hướng dẫn đám đông biểu tình "tràn xuống Đại lộ Pennsylvania" và tiến về Đồi Capitol để "truyền cho những người Cộng hòa, những người yếu đuối sự dũng cảm cần thiết để đưa quốc gia của chúng ta trở lại".
Trong thời gian vụ tấn công diễn ra, Tổng thống Trump cũng đăng tải nhiều dòng trạng thái trên trang mạng cá nhân Twitter, lúc đầu kêu gọi Phó Tổng thống Mike Pence đảo ngược kết quả bầu cử. Tuy nhiên, sau đó, ông Trump đã viết những dòng trạng ủng hộ ôn hòa, song vẫn tái khẳng định tình trạng gian lận phiếu bầu.
Trước đó, thăm dò dư luận mới nhất do Ipos tiến hành cho thấy, 8/10 cử tri Cộng hòa được khảo sát phản đối phế truất Tổng thống Donald Trump vì lý do kích động người biểu tình tấn công trụ sở Quốc hội Mỹ.
Kết quả này cho thấy tầm ảnh hưởng của ông Trump với đảng Cộng hòa và giúp giải thích tại sao lãnh đạo đảng Cộng hòa do dự trước các đề xuất đòi luận tội tổng thống hay kích hoạt Tu chính án số 25. Khảo sát cũng cho thấy, tuyệt đại đa số người được hỏi ý kiến đều phản đối hành vi bao vây, đột nhập Điện Capitol của người biểu tình.
Chris Jackson, Phó Chủ tịch cấp cao của Ipsos Public Affairs, đánh giá biến cố biểu tình bạo loạn đã hủy hoại vị thế của số muốn tiếp tục tranh đấu phản đối kết quả. Nhưng sự việc này cũng không làm thay đổi cơ bản dòng chảy chính trị đang diễn ra tại Mỹ, mà ở đó người Cộng hòa tin rằng ông Trump nên tại vị, còn người theo đảng Dân chủ thì không.
Thăm dò cho thấy, chỉ có 6% người Mỹ ủng hộ hành động của người biểu tình muốn ép buộc Quốc hội ngừng xác nhận chiến thắng về phiếu đại cử tri đối với ông Joe Biden. Nhưng 6/10 người theo phe Cộng hòa tuyên bố nếu nhà lãnh đạo được bầu ra không bảo vệ đất nước, thì người dân cần phải tự đứng lên hành động.
Ngày 7/1, Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi đã yêu cầu phế truất Tổng thống Donald Trump, cáo buộc ông có liên quan đến cuộc bạo loạn ở Đồi Capitol cũng như những hành động xâm nhập trụ sở Hạ viện một ngày trước đó.
Bà Pelosi đã yêu cầu Phó Tổng thống Pence vận dụng Tu chính án số 25, vốn cho phép ông và Nội các đề nghị tước bỏ quyền lực của tổng thống. Bà nêu rõ nếu ông Pence không thực hiện bước đi trên, bà và các thành viên khác trong Quốc hội sẵn sàng thúc đẩy luận tội Tổng thống Trump lần thứ 2 trong nhiệm kỳ.
Đảng Dân chủ tranh cãi về xem xét bãi nhiệm Trump Nhiều đảng viên Dân chủ nóng lòng muốn phế truất Trump ngay lập tức, song số khác lo ngại nỗ lực đó có thể ảnh hưởng đến chính quyền Biden. Căng thẳng đang dâng cao bên trong đảng Dân chủ về việc họ nên thúc đẩy nỗ lực xem xét bãi nhiệm Tổng thống Donald Trump quyết liệt đến mức nào. Trong khi...