Trump Obama trước cuộc gặp “khó xử” ngày 10/11 tại Nhà Trắng
Từ trước đến nay, ông Obama và ông Trump gần như chưa bao giờ có liên lạc trực tiếp…
Tổng thống Mỹ Barack Obama (trái) và Tổng thống đắc cử Donald Trump.
Tổng thống sắp mãn nhiệm Barack Obama sẽ có một cuộc gặp “khó xử” với Tổng thống đắc cử Barack Obama tại Nhà Trắng vào ngày 10/11, đánh dấu bước công khai đầu tiên tiến tới chuyển giao quyền lực sau khi vị doanh nhân Cộng hòa bất ngờ thắng trong cuộc bầu cử ngày 8/11.
Theo hãng tin Reuters, từ trước đến nay, ông Obama và ông Trump gần như chưa bao giờ có liên lạc trực tiếp. Trong quá trình tranh cử, ông Trump đã khuấy đảo những nghi ngờ về nơi sinh của ông Obama và thề sẽ đảo ngược các thành tựu chính sách chủ chốt của ông Obama sau khi chính thức nhậm chức Tổng thống vào ngày 20/1/2017.
Trong khi đó, ông Obama đã có nhiều nỗ lực vận động tranh cử cho bà Hillary Clinton, đối thủ của ông Trump. Ông Obama luôn nói rằng ông Trump không phù hợp, không có đủ phẩm chất và năng lực để trở thành Tổng thống.
Tuy nhiên, trong cuộc gặp tại Phòng Bầu dục vào lúc 11h trưa theo giờ Washington, ông Trump và ông Obama có thể sẽ cố gắng gác lại những chuyện đó, ít nhất là trước ống kính camera. Đệ nhất phu nhân Michelle Obama cũng sẽ có cuộc gặp riêng với bà Melania Trump, phu nhân của ông Trump, tại nơi ở riêng của gia đình Tổng thống tại Nhà Trắng.
Phát biểu ngày 9/11, ông Obama nói rằng cho dù có những khác biệt lớn với ông Trump, ông sẽ tiếp bước cựu Tổng thống Cộng hòa George W. Bush vào năm 2008 đảm bảo sự chuyển giao quyền lực êm ái cho vị tỷ phú địa ốc New York.
Video đang HOT
“Cách đây 8 năm, Tổng thống Bush và tôi cũng có một vài khác biệt lớn, nhưng đội ngũ của Tổng thống Bush không thể chuyên nghiệp hơn hay tử tế hơn trong việc đảm bảo chúng tôi có một sự chuyển giao êm ái”, ông Obama nói. “Bởi vậy, tôi đã hướng dẫn đội ngũ của tôi làm theo tấm gương đội ngũ Tổng thống Bush”.
Trong ngày 9/11, ông Trump tập trung họp bàn với các trợ lý về vấn đề chuyển giao quyền lực. Các cuộc họp kín diễn ra tại cao ốc Trump Tower ở New York.
Sau khi nhậm chức, ông Trump được cho là sẽ gặp nhiều thuận lợi từ việc Đảng Cộng hòa chiếm đa số trong cả Thượng viện và Hạ viện. Vị thế này sẽ giúp ông dễ dàng thực thi các chủ trương, chính sách của mình và bãi bỏ những chính sách của ông Obama mà ông không ưa, như chương trình Obamacare, thỏa thuận hạt nhân với Iran, hay sự tham gia của Mỹ vào thỏa thuận chống biến đổi khí hậu toàn cầu Paris.
Phát ngôn viên Nhà Trắng Josh Earnest nói ông Obama sẽ trao đổi với ông Trump về lợi ích của những chính sách này trong cuộc gặp giữa hai người.
“Một truyền thống giữa các Tổng thống sắp chuyển giao quyền lực là đảm bảo sự tiếp tục của một số chính sách. Tôi không chắc điều đó có diễn ra trong trường hợp này không”, ông Earnest nói.
Sau chiến thắng, Trump tuyên bố sẽ nỗ lực hàn gắn mối chia rẽ gây ra bởi cuộc đua khốc liệt vào Nhà Trắng. Về phần mình, bà Clinton kêu gọi người ủng hộ nên có cái nhìn cởi mở hơn với Trump, trong khi ông Obama nói ông dành sự cổ vũ cho người kế nhiệm.
Theo Vneconomy
Những người bỏ phiếu cho Donald Trump là ai?
Những người bỏ phiếu cho ông Trump là những người tìm kiếm sự thay đổi, là những người thể hiện sự tức giận, nỗi thất vọng và cả sự thách thức nhằm vào chính quyền đương nhiệm, cho dù trước đó họ cho rằng ứng cử viên họ ủng hộ không đủ khả năng.
Theo kết quả thăm dò ngoài phòng bỏ phiếu của Reuters, 60% cử tri không có ý kiến tích cực về ông, cao hơn tỷ lệ người có cái nhìn tương tự về bà Hillary Clinton là 54%. Tuy nhiên, Trump vẫn thắng.
63% số cử tri được hỏi cho rằng ông là người không đáng tin và không trung thực, trong khi con số này đối với bà Clinton là 61%. Tuy nhiên, Trump vẫn thắng.
Chỉ 38% số người được hỏi cho rằng ông Trump đủ phẩm chất để trở thành tổng thống, trong khi 52% nghĩ rằng người nên bước vào Nhà Trắng là bà Clinton. Và rồi, Trump vẫn thắng.
Sau khi toàn bộ phiếu đã được kiểm, kết quả cho thấy nếu tính theo phổ thông đầu phiếu, ông Trump và bà Clinton có khoảng cách rất sít sao. Nhiều cử tri bỏ phiếu cho ông Trump là những người giận dữ trước chủ nghĩa tự do của Chính quyền Barack Obama.
Những người ủng hộ Donald Trump là những người tìm kiếm sự thay đổi.
Những người bỏ phiếu cho ông Trump là những người tìm kiếm sự thay đổi. Theo Reuters, 39% cử tri nói rằng họ muốn một ứng cử viên "có thể đem đến thay đổi" cao hơn 21% số người tin vào cái gọi là "kinh nghiệm", và 83% số người muốn có sự thay đổi này đã bỏ phiếu cho ông Trump. Trong con mắt của nhiều cử tri, Donald Trump là nhà lãnh đạo có thể thúc đẩy mọi thứ.
Nhiều người Cộng hòa không thiện cảm với ông Trump và cho rằng ông không phải là một nhân vật bảo thủ thực sự. Tuy nhiên, họ lo sợ trước nguy cơ nước Mỹ có một chính quyền tự do dưới sự dẫn dắt của bà Clinton hơn. Kết quả cuối cùng cho thấy có tới 90% cử tri đảng Cộng hòa bỏ phiếu cho ông Trump.
Ông Trump cũng thu hút một lượng lớn cử tri da trắng thuộc tầng lớp lao động, những người trước đây từng bỏ phiếu cho đảng Dân chủ. Họ cảm thấy bị đe dọa bởi những thay đổi đang diễn ra trong nước, từ toàn cầu hóa, mất việc làm, dòng người nhập cư và những khuôn mẫu chính trị.
Những người ủng hộ ông Trump được khích lệ bởi thái độ cứng rắn và thách thức mà ông nhằm vào Chính quyền Washington, nhằm vào truyền thông, giới lãnh đạo đảng Cộng hòa và thậm chí là cả những giá trị đạo đức cố hữu.
Xét cho cùng, có lẽ Donald Trump bước vào Nhà Trắng không thực sự là một cú sốc đối với nhiều người, chỉ có điều họ chưa chuẩn bị cho thực tế ấy.
Trong tranh cử, lãnh đạo dân túy đã có nhiều hứa hẹn gây sốc, như tống khứ hàng triệu dân nhập cư không giấy tờ, xóa bỏ chương trình bảo hiểm y tế Obamacare cho người nghèo... Liệu ông Trump có thực hiện được các lời hứa và có đủ khả năng làm việc này? Sau khi đảng Cộng Hòa giành được đa số tại lưỡng viện Quốc Hội, tổng thống vừa đắc cử Donald Trump được coi là sẽ rảnh tay hành động.
Dù quá trình kiểm phiếu còn tiếp diễn trên cả nước, bà Clinton đang dẫn trước sít sao về số phiếu phổ thông, theo kết quả chưa chính thức mà AP theo dõi. Với gần 125 triệu phiếu đã đếm, bà Clinton chiếm 47,7% và ông Trump được 47,5%, nghĩa là bà Clinton hơn ông Trump khoảng 236.000 phiếu.
Lần cuối cùng một ứng cử viên Tổng thống thất cử dù nhận được nhiều phiếu phổ thông hơn là vào năm 2000, khi đảng viên Dân chủ Al Gore thua đảng viên Cộng hòa George W. Bush.
Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ sẽ nhậm chức ngày 20.01.2017. Theo các nhà quan sát, chương trình hành động 100 ngày trong diễn văn Gettysburg của Donald Trump tập trung vào các vấn đề nội bộ, các lợi ích kinh tế của nước Mỹ, không có nhiều chi tiết về chính sách đối ngoại của Mỹ trong kế hoạch này.
Theo Danviet
Nổ súng gần nơi biểu tình phản đối ông Trump, 5 người bị thương Một vụ nổ súng đã xảy ra vào tối qua 9/11 ở gần khu vực tập trung người biểu tình phản đối chiến thắng của Tổng thống đắc cử Donald Trump tại thành phố Seattle, bang Washington, Mỹ khiến 5 người bị thương. Cảnh sát đã vào cuộc điều tra nguyên nhân vụ việc. Hàng trăm người kéo nhau tới trước sảnh của...