Trump nói Triều Tiên từng thuộc TQ, học giả TQ đính chính: Chỉ là “thiên triều và chư hầu”
Nhà nghiên cứu người Trung Quốc lên tiếng trước thái độ tiêu cực trong dư luận Hàn Quốc về phát ngôn của Tổng thống Mỹ Donald Trump rằng “bán đảo Triều Tiên từng thuộc Trung Quốc”.
Bài xã luận của nhà nghiên cứu Chu Khắc Xuyên, thuộc Trung tâm các vấn đề thế giới thuộc Tân Hoa Xã, đăng hôm 1/5 trên tờ Tin tức tham khảo – do hãng thông tấn này chủ quản, gọi phản ứng gay gắt của dư luận, truyền thông lẫn các ứng viên tranh cử tổng thống Hàn Quốc là “có ý đồ xuyên tạc quan hệ lịch sử giữa Trung Quốc và bán đảo”, đồng thời chỉ trích bộ phận độc giả Hàn Quốc “không biết mà vẫn lên tiếng”.
Ông Chu đã đính chính phát ngôn của Tổng thống Trump. Trong bài xã luận, ông nói trên bán đảo Triều Tiên từ hàng ngàn năm trước đã tồn tại những vương quốc, với chủ quyền và chính quyền riêng, nhưng khẳng định lịch sử các triều đại ở bán đảo có quan hệ sâu sắc với Trung Quốc.
Lập luận của học giả Trung Quốc về lịch sử bán đảo
Theo ông Chu Khắc Xuyên, sợi dây liên hệ giữa song phương đã bắt nguồn từ khoảng 12 thế kỷ trước Công nguyên, khi một viên quan triều Thương tên Cơ Tử – chú của Trụ Vương – không xưng thần sau khi Chu Vũ Vương diệt Thương, mà nhận sắc phong và đi về phương Đông, xây dựng vương quốc Cổ Triều Tiên.
Khu lăng Cơ Tử ở Bình Nhưỡng, ảnh chụp trước năm 1945, nay chỉ còn bia tưởng niệm (Ảnh tư liệu: Wikipedia)
Ông cho hay, chính quyền tiếp theo ở bán đảo sau thời kỳ “Cơ Tử” là “Vệ Mãn Triều Tiên” (Wiman Joseon, 194-107 TCN) cũng có nguồn gốc Trung Hoa.
Theo đó, Vệ Mãn là tướng lĩnh dưới trướng Lư Oản, người đã phản lại triều đình Hán ở miền Bắc Trung Quốc. Vệ tập hợp các thế lực của nước Tề và Yên (thời kỳ Chiến quốc cũ ở Trung Quốc), chạy về phía Nam, lật đổ hậu duệ của Cơ Tử và lập chính quyền Vệ Mãn, dần dần kiểm soát khu vực phía bắc bán đảo Triều Tiên.
“Vệ Mãn sau đó trở lại xưng thần với triều Hán, cam kết trở thành phiên thuộc và giúp Hán bảo vệ biên giới, không cản trở hoạt động thương mại giữa Hán với bên ngoài. Đáp lại, chính quyền Hán viện trợ quân lực và vật chất cho Vệ Mãn,” học giả họ Chu viết.
Đến năm 109 TCN, Hán lo ngại sức mạnh của Triều Tiên gia tăng nên tấn công diệt gia tộc họ Vệ, chiếm đất phân chia thành 4 quận, gọi là “Hán tứ quận”. Hiện thành phố Bình Nhưỡng vẫn giữ tên một trong các quận này là Nakrang trong các quận hành chính của mình – ông Chu cho hay.
“Cơ Tử và Vệ Mãn chắc chắn từng xây dựng vương quốc ở bán đảo, hậu duệ của họ hòa nhập vào với dân địa phương, cho thấy Trung Hoa từ thời cổ đã có liên hệ mật thiết với bán đảo.”
Video đang HOT
Quan hệ lịch sử Trung Quốc-bán đảo không phải là “thống trị và bị trị”?
Học giả của Tân Hoa Xã cho biết, bất chấp hàng loạt cuộc thay triều đổi ngôi, các chính quyền ở Trung Quốc vẫn duy trì liên hệ không thể tách rời với chính quyền bán đảo, bao gồm về chính trị, kinh tế và xã hội.
Về lâu dài, trên bán đảo đã hình thành nhận thức chung về dân tộc, họ trở thành vương quốc Triều Tiên và dân tộc Triều Tiên, cho đến khi bị chia tách thành hai miền Nam-Bắc trong cuộc Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) thế kỷ XX.
Mối quan hệ đặc thù giữa chính quyền và người dân trên bán đảo Triều Tiên với các vương triều Trung Quốc có biến động theo thời đại. Nhưng theo ông Chu, ngoại trừ thời kỳ bị triều Nguyên Mông sáp nhập vào bản đồ, chính quyền bán đảo luôn duy trì vị thế tương đối độc lập.
“Dù là triều Koryo của họ Wang, hay nhà Joseon của gia tộc Lee cầm quyền, họ luôn giữ quan hệ tông thuộc với chính quyền Trung Quốc. &’Tông thuộc’ nghĩa là chính quyền bán đảo nhận sắc phong từ thiên triều, nhưng vẫn giữ quyền lực và bản sắc cùng thể chế quản lý của mình,” ông Chu viết.
Theo ông, các quốc vương trên bán đảo với tư cách cấp dưới, buộc phải xưng thần với “thiên tử Trung Quốc”, nhưng “vẫn có quyền tự trị nhiều hơn so với các quan lại đứng đầu châu quận của thiên triều”.
“Về mặt hình thức, thuộc quốc phải cống nạp và gửi binh hỗ trợ thiên triều theo quy định. Đổi lại, triều đình cũng &’ban thưởng’ nhiều lợi ích để đáp lễ, hoặc cung cấp viện trợ quân sự, hậu cần khi chính quyền thuộc quốc đứng trước nguy cơ sụp đổ.”
Chu Khắc Xuyên gọi đây là mối quan hệ hợp tác, đôi bên cùng có lợi trong hàng ngàn năm lịch sử.
Học giả Chu Khắc Xuyên, chuyên gia người Trung Quốc về các vấn đề bán đảo Triều Tiên (Ảnh: Xinhua)
Không như cách ông Trump nói?
Chu cho rằng, “quan hệ tông thuộc” mà ông đề cập, so với khái niệm “sở hữu”, “thống trị” như tổng thống Trump từng nhắc, có sự khác nhau về bản chất.
Theo ông, Trump có thể không phân biệt rõ sự khác nhau trong các định nghĩa quan hệ quốc tế thời cổ và cận hiện đại.
Bình luận của Tổng thống Mỹ hồi cuối tháng 4 trên tạp chí Wall Street Journal nhanh chóng khơi dậy làn sóng bức xúc từ Seoul và trở thành một đề tài tranh luận nóng trong cuộc tranh cử tổng thống ở Hàn Quốc, đồng thời thúc đẩy Bộ ngoại giao nước này tìm cách xác thực những gì Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nói tại Mỹ.
Truyền thông Hàn Quốc đặt nghi vấn ông Tập đã “mớm lời” cho ông Trump về quan hệ lịch sử giữa bán đảo với Trung Quốc.
Đại diện của ứng viên nặng ký từ đảng Dân chủ Hàn Quốc, ông Moon Jae In yêu cầu tìm ra đầy đủ nội dung ông Tập nói.
Ứng viên Ahn Cheol Soo của đảng Nhân dân nói, nếu đúng là ông Tập đã “mớm thông tin sai” cho ông Trump thì đây sẽ là sự cố đáng tiếc khi Trung Quốc bẻ cong sự thật ở một diễn đàn ngoại giao quốc tế.
(Theo Soha News)
Lộ "boongke hạt nhân trên không" cứu Trump khỏi chiến tranh hạt nhân
Mặc dù sự tồn tại của "boong ke hạt nhân trên không" gần như không được biết đến nhưng đây là nơi Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể lánh nạn và an toàn di chuyển khắp thế giới trong trường hợp chiến tranh hạt nhân với Triều Tiên bùng nổ.
Nếu chiến tranh hạt nhân với Triều Tiên nổ ra, Tổng thống Trump vẫn sẽ an toàn tuyệt đối trong phi cơ E-4B 747 được mệnh danh là "boong ke hạt nhân trên không" hay "máy bay ngày tận thế".
Video giới thiệu bên trong "boong ke hạt nhân trên không" E-4B 747 của Tổng thống Mỹ
Trong bối cảnh căng thẳng với Triều Tiên ngày càng leo thang, dẫn tới quan ngại về thảm họa chiến tranh hạt nhân, phi cơ có khả năng trú ẩn như một "boong ke hạt nhân trên không" trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Theo đó, nếu chiến tranh hạt nhân với Triều Tiên nổ ra, Tổng thống Donald Trump sẽ được bảo vệ an toàn nhờ chiếc phi cơ E-4B 747 có biệt danh là "máy bay ngày tận thế". Boong ke hạt nhân trên không E-4B 747 sẽ hộ tống ông chủ Nhà Trắng đi khắp thế giới.
E-4B do hãng Boeing sản xuất, là loại máy bay chịu trách nhiệm chuyên trở Tổng thống Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng và những người kế nhiệm trong trường hợp chiến tranh xảy ra. Có 4 chiếc máy bay E-4B 747 giống hệt nhau được gọi là Trung Tâm Điều hành Không phận Quốc gia.
Trong thời bình, ông chủ Nhà Trắng di chuyển bằng những chiếc Boeing 747 chuyên dụng. Nhưng nếu chiến tranh xảy ra, người quyền lực nhất nước Mỹ sẽ sử dụng những phi cơ E-4B để di chuyển.
Nó ra đời nhằm thay thế vai trò của những chiếc EC-135J trong không quân. Mỹ hiện có 4 chiếc E-4B được đặt tại căn cứ không quân Offutt, gần thành phố Omaha, bang Nebraska. Động cơ của một trong 4 phi cơ luôn hoạt động 24/24 để đảm bảo khả năng khởi động máy bay ngay lập tức bất cứ thời điểm nào.
Tuy nhiên, theo Daily Star, sự tồn tại của E-4B hầu như không được biết đến và Không quân Mỹ thậm chí không thừa nhận sở hữu chúng.
Một căn phòng bên trong "boong ke hạt nhân trên không"
E-4B là phiên bản nâng cấp từ những máy bay chở khách Boeing 747-200. Nó vượt trội hơn rất nhiều so với các phiên bản E-4 hoặc E-4A, giúp nó đảm trách hoàn hảo nhiệm vụ trong trường hợp nước Mỹ hứng chịu cuộc tấn công tổng lực.
Nó hoạt động tốt trước những đợt sóng xung kích cường độ cao từ một vụ nổ vũ khí hạt nhân. Kính buồng lái máy bay được gia cố để tăng khả năng chịu lực nhưng nó vẫn sử dụng công nghệ truyền dẫn truyền thống nhằm ngăn chặn tác động của vũ khí nguyên tử. Nó cũng được thiết kế để có khả năng chống lại các xung điện từ được phóng ra để vô hiệu hóa các hệ thống của nó.
E-4B có khả năng liên lạc với bất cứ ai ở bất cứ đâu trên thế giới và thậm chí có thể liên lạc được với tàu ngầm hạt nhân nằm sâu dưới đại dương.
Nhờ máy bay tiếp nhiên liệu trên không, Boeing E-4B có thể bay rất lâu. người ta tiếp tục nâng cấp máy bay để nó có thể hoạt động suốt một tuần trong trường hợp khẩn cấp.
Ngay khi Tổng thống Mỹ bước lên một chiếc Boeing E-4B, nó sẽ mang tên là Air Force One. Nó vẫn giữ nguyên tên gọi nếu phục vụ các quan chức khác trong chính phủ Mỹ.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ có thể sử dụng E-4B trong những chuyến công du nước ngoài vì nó giúp đảm bảo liên lạc thông suốt giữa người đứng đầu Lầu Năm Góc với các bộ phận khác.Bốn động cơ phản lực đẩy giúp chúng có khả năng di chuyển với vận tốc tối đa 969 km/h cùng trần bay 11.000 m.
E-4B là phiên bản nâng cấp từ những máy bay chở khách Boeing 747-200.
Theo Danviet
Cách duy nhất để Trump ngăn Triều Tiên tấn công hạt nhân hủy diệt Mỹ Trong bối cảnh căng thẳng leo thang với chính quyền Donald Trump, Triều Tiên nhiều lần đe dọa sẽ thực hiện một cuộc tấn công bằng vũ khí hạt nhân nhấn chìm nước Mỹ trong biển lửa. Theo National Interest, ông Trump chỉ có duy nhất một cách để ngăn Triều Tiên hủy diệt Mỹ. Tổng thống Mỹ Donald Trump hiện chỉ có...