Trump nới lỏng lệnh trừng phạt của Obama với tình báo Nga
Sau cuộc điện đàm với Tổng thống Putin tuần trước, chính quyền Trump đã quyết định nới lỏng lệnh trừng phạt từ thời Obama áp đặt lên cơ quan tình báo Nga.
Cơ quan tình báo FSB của Nga được Trump nới lỏng lệnh trừng phạt.
Chính quyền Tổng thống Donald Trump vừa quyết định nới lỏng lệnh trừng phạt có từ thời Obama, nhằm vào Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB). Hành động này nhằm giúp các công ty Mỹ làm ăn dễ dàng hơn với đơn vị tình báo nổi tiếng của Nga.
Thông báo được Bộ Tài chính Mỹ công bố trên website cho hay lệnh trừng phạt được Obama ký từ năm 2015 sẽ được nới lỏng. Thời điểm đó, Obama cáo buộc chính quyền Nga tác động nền chính trị Mỹ bằng nghi án hack hệ thống máy tính. Lệnh trừng phạt năm 2015 áp đặt lên 4 mật vụ và 5 đơn vị Nga, trong đó có cơ quan tình báo FSB.
“Tất cả các giao dịch và hoạt động bị cấm theo Sắc lệnh Hành pháp 13694 sẽ được chính thức mở trở lại”, thông báo viết. Hãng tin TASS của Nga cũng nói rằng chính quyền Mỹ đã nới lỏng một phần lệnh trừng phạt nhằm vào FSB.
Phát ngôn viên của Tổng thống Putin không bình luận về sự việc: “Trước tiên chúng tôi cần biết những rủi ro đằng sau sắc lệnh mới”, ông Dmitry Peskov nói.
Video đang HOT
Nhiều chuyên gia nhận định rằng Trump sớm muộn cũng sẽ xóa bỏ nhiều lệnh trừng phạt nhằm vào Nga của người tiền nhiệm. Tuần trước, Trump có cuộc điện đàm quan trọng với Tổng thống Putin.
Thư ký báo chí Nhà Trắng Sean Spicer phủ nhận thay đổi chính sách trừng phạt áp lên Nga mà khẳng định việc sửa đổi lệnh trừng phạt Nga là “hành động bình thường” của Bộ Tài chính. Điều này giúp doanh nghiệp Mỹ làm ăn dễ dàng hơn.
Trước đây, Trump từng tuyên bố ông sẽ dỡ bỏ lệnh trừng phạt áp dụng từ năm 2014 với hành động được cho là chiếm bán đảo Crimea (Ukraine) của Nga. Đổi lại, Trump muốn kí một thỏa thuận cắt giảm vũ khí hạt nhân song phương.
“Chúng ta đã có một số lệnh trừng phạt lên Nga. Để xem chúng tôi có thể thỏa thuận một số điều khoản có lợi hơn với chính quyền Kremlin hay không”, Trump nói tháng trước. “Và một điều quan trọng, tôi nghĩ rằng vũ khí hạt nhân cần phải được cắt giảm nhiều nhất có thể”.
Trong cuộc họp báo cuối cùng với tư cách tổng thống Mỹ, ông Obama đã phản đối ý kiến của Trump: “Lí do chúng tôi phản đối không phải vì vấn đề hạt nhân. Đó là vì độc lập, chủ quyền của một quốc gia như Ukraine đã bị Nga xâm phạm”.
Ngoại trưởng mới Rex Tillerson từng có mối quan hệ làm ăn với Nga cũng khiến nhiều người e ngại về xung đột lợi ích. Khi còn làm CEO của tập đoàn Exxon Mobil, ông từng kí một thỏa thuận năng lượng với chính phủ Nga.
Theo Danviet
Obama phá lệ, chỉ trích sắc lệnh cấm dân 7 nước của Trump
Cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 30.1 đã lên tiếng chỉ trích sắc lệnh của người kế nhiệm Donald Trump, về việc ngừng tiếp nhận người tị nạn, cấm nhập cảnh đối với công dân 7 quốc gia Hồi giáo.
Cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama (phải) và người kế nhiệm Donald Trump trong ngày chuyển giao quyền lực ở Điện Capitol.
Theo Independent, ông Obama "về cơ bản không đồng tình" với sự phân biệt đối xử nhằm vào người khác dựa trên tôn giáo và thể hiện sự ủng hộ đối với các cuộc biểu tình trên khắp nước Mỹ.
"Cựu Tổng thống Obama đã thể hiện sự ủng hộ đối với sự phản ứng của cộng đồng dân cư trên khắp đất nước. Trong bài phát biểu cuối cùng, ông Obama đã nhắc đến tầm quan trọng của người dân và trách nhiệm của người dân trong việc gìn giữ nền dân chủ", phát ngôn viên của ông Obama, Kevin Lewis nói.
Trong thông điệp ngày 30.1, ông Obama cảm thấy hài lòng vì người dân đang thể hiện quyền được lắng nghe theo đúng Hiến pháp. Cựu Tổng thống Mỹ cũng chỉ ra sự khác biệt giữa chính sách của ông và người kế nhiệm.
Năm 2011, Tổng thống Obama chỉ cấm nhập cảnh 6 tháng đối với công dân Iraq sau khi 2 người tị nạn đến từ quốc gia này bị xác định có liên quan đến một vụ chế tạo bom.
Bình luận này đánh dấu lần đầu tiên ông Obama đề cập đến vấn đề chính trị khi rời Nhà Trắng vào ngày 20.1. Đây cũng là điều hiếm hoi ở Mỹ khi một cựu Tổng thống lên tiếng bình luận về chính sách của người kế nhiệm.
Ông Obama từng nói sẽ cho Donald Trump thời gian để lãnh đạo đất nước nhưng cũng sẽ lên tiếng nếu tỷ phú Mỹ vi phạm giá trị cơ bản.
Thông điệp cảm ơn thẩm phán liên bang ở New York, người đã ra phán quyết khẩn cấp, tạm thời ngừng việc trục xuất những người đến từ 7 nước bị cấm nhập cảnh vào Mỹ.
Hàng ngàn người dân Mỹ đã xuống đường biểu tình phản đối sắc lệnh ngừng tiếp nhận người tị nạn ở 7 quốc gia Hồi giáo. Sắc lệnh cũng tạm thời cấm công dân 7 quốc gia Hồi giáo nhập cảnh vào Mỹ.
Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Trump nói, sắc lệnh gây tranh cãi là để hạn chế nguy cơ tấn công khủng bố nhằm vào nước Mỹ.
"Tôi muốn nói rõ ràng, đây không phải lệnh cấm người Hồi giáo như truyền thông đưa tin sai lệch. Sắc lệnh này không nhằm vào tôn giáo mà nhắm vào khủng bố, đảm bảo an ninh cho đất nước", ông Trump nói. "Có hơn 40 nước khác nhau trên thế giới có người theo đạo Hồi chiếm đa số nhưng không bị ảnh hưởng vì sắc lệnh này. Chúng tôi sẽ nối lại việc cấp thị thực đối với tất cả các nước khi chúng tôi hoàn thành việc xem xét và áp các chính sách an ninh cao nhất trong 90 ngày tới".
Một số lời chỉ trích cho rằng, sắc lệnh của ông Trump không thể xóa bỏ hoàn toàn mối lo ngại khủng bố. Những kẻ cực đoan có thể đến từ các quốc gia Hồi giáo khác như Pakistan, Saudi Arabia hoặc thậm chí là chính công dân sinh ra ở Mỹ.
Theo Danviet
Trump ký 4 sắc lệnh phá bỏ di sản của Obama trong 4 ngày Trong 4 ngày sau khi nhậm chức, Tổng thống Donald Trump đã bắt đầu công cuộc phá bỏ toàn diện các di sản của người tiền nhiệm Barack Obama, từ môi trường đến tự do thương mại. Theo CNN, ngày 24/1, Tổng thống Donald Trump ký sắc lệnh cho xúc tiến thông qua dự án xây dựng hai đường ống dẫn dầu Keystone...