Trump nói hàng triệu người bỏ phiếu phi pháp trong bầu cử tổng thống Mỹ
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nói rằng ông thua về phiếu phổ thông chỉ bởi vì hàng triệu người đã bầu bất hợp pháp.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump. Ảnh: AP
“Ngoài việc thắng lớn về phiếu đại cử tri, tôi cũng thắng phiếu phổ thông nếu trừ đi hàng triệu người đã bầu bất hợp pháp”, ông Trump hôm qua viết trên Twitter. Theo NYTimes, không có bằng chứng chứng minh cho tuyên bố này.
Một ngày trước đó, bà Hillary Clinton thông báo sẽ tham gia vào nỗ lực kiểm phiếu lại được thực hiện ở Wisconsin bởi ứng viên đảng Xanh Jill Stein và có khả năng thúc đẩy điều tương tự ở Michigan và Pennsylvania, nơi ông Trump giành thắng lợi trước bà Clinton với cách biệt sít sao. Ông Trump đã chỉ trích việc kiểm phiếu lại là lừa đảo.
Tỷ phú kém bà Clinton hai triệu phiếu phổ thông nhưng thắng chung cuộc nhờ thắng về phiếu đại cử tri. Ông viết trên Twitter rằng ông có thể dễ dàng thắng phiếu phổ thông nếu ông vận động chỉ trong “3 hoặc 4″ bang đông dân.
“Tôi sẽ giành chiến thắng thậm chí còn dễ dàng và thuyết phục hơn! (nhưng những bang nhỏ hơn sẽ bị lãng quên)”, ông viết.
Phương Vũ
Video đang HOT
Theo VNE
Kiểm phiếu lại khó lòng thay đổi kết quả bầu cử tổng thống Mỹ
Yêu cầu kiểm phiếu lại tại ba bang chiến trường của thành viên Đảng Xanh Jill Stein gần như không thể thay đổi kết cục bầu cử tổng thống Mỹ.
Bà Jill Stein. Ảnh: Reuters
Tnành viên Đảng Xanh Jill Stein hôm 25/11 nộp đơn yêu cầu kiểm phiếu lại tại bang chiến trường Wisconsin sau khi quyên góp được hơn 5 triệu USD để trang trải chi phí kiểm phiếu. Bà Stein dự định yêu cầu kiểm phiếu lại tại ba bang chiến trường quan trọng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ là Michigan, Pennsylvania và Wisconsin, theo Guardian.
Kết quả cuộc bỏ phiếu ngày 8/11 tại ba bang chiến trường kể trên đều rất sát sao với chiến thắng nghiêng về ông Donald Trump. Nếu cuộc kiểm phiếu lại tại ba bang này đưa ra kết quả trái ngược theo hướng có lợi cho bà Hillary Clinton, bà sẽ nắm trong tay thêm 46 phiếu đại cử tri, đủ để lật ngược tình thế.
Nhưng quá trình kiểm phiếu lại tương đối tốn kém, mất thời gian và ít có khả năng thay đổi kết quả trừ khi nó chứng minh được rằng quá trình bầu cử xảy ra gian lận. Giới chuyên gia hoài nghi về kịch bản này.
Tại Wisconsin, nơi chiến dịch của bà Stein gửi yêu cầu kiểm phiếu lại, các quan chức bầu cử ở đây sẽ phải kiểm tra hàng triệu lá phiếu giấy cùng khoảng 5% phiếu bầu qua màn hình cảm ứng điện tử.
Giám đốc ủy ban bầu cử Wisconsin cho hay cơ quan của ông đang chuẩn bị kiểm lại phiếu, song họ chưa nhận ra bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy hệ thống bầu cử bị can thiệp.
"Chúng tôi không có lý do gì để nghi ngờ các thiết bị phục vụ bầu cử bị giả mạo", quan chức này nói.
Theo các kết quả không chính thức, ông Trump chiến thắng ở Wisconsin với cách biệt hơn 27.000 phiếu.
Tại Pennsylvania, vấn đề khiến giới quan sát lo âu từ trước khi cuộc bầu cử diễn ra là việc bang này không lưu trữ dữ liệu trên giấy liên quan tới quá trình bỏ phiếu.
"Kịch bản ác mộng có thể xảy ra nếu Pennsylvania trở thành bang quyết định kết quả cuộc bầu cử nhưng bạn lại không có các bản ghi để làm cơ sở tiến hành kiểm phiếu lại", Lawrence Norden, đồng tác giả một báo cáo về hệ thống máy bầu cử, nói với Los Angeles Times hồi cuối tháng 10.
Nhưng nhà chức trách cho rằng vì các máy bầu cử tại Pennsylvania không kết nối Internet nên, cũng giống như ở Michigan, nguy cơ chúng bị tấn công mạng không thể xảy ra.
Trên khắp nước Mỹ, khoảng ba phần tư phiếu bầu cử tri được kiểm đếm tự động bằng các máy quét quang học, theo Verified Voting, nhóm nghiên cứu về việc công nghệ ảnh hưởng tới tính trung thực của bầu cử như thế nào. Nhưng một số bang, bao gồm cả Pennsylvania, lại phụ thuộc hoàn toàn vào những máy tính màn hình cảm ứng để lấy kết quả phiếu bầu cũng như kiểm đếm nên không lưu dữ liệu trên giấy.
Ông Trump hôm 24/11 tuyên bố chiến thắng ở bang Michigan với 10.704 phiếu cách biệt và giám đốc ủy ban bầu cử ở đây cũng khẳng định không có bằng chứng cho thấy hệ thống máy móc bị tấn công mạng.
"Mọi thứ chỉ là phỏng đoán và tôi không nghĩ chúng có mục đích tốt", Chris Thomas, giám đốc lâu năm Văn phòng Bầu cử bang Michigan, bình luận.
Hoài nghi
Việc kiểm lại phiếu bầu bằng tay là một quá trình lâu dài và tốn kém. Nhiều người hiện tỏ ra hoài nghi về kết quả của nỗ lực này, liệu nó có thể tạo ra thay đổi đáng kể nào không. Trang web quyên tiền của bà Stein cũng lưu ý họ "không đảm bảo hoạt động kiểm phiếu lại sẽ được tiến hành" và họ chỉ hứa sẽ "yêu cầu kiểm phiếu lại".
Việc chiến dịch quyên góp tỏ ra mơ hồ trước câu hỏi số tiền quyên góp thừa sẽ đi về đâu sau khi kiểm phiếu lại cũng khiến không ít người đặt nghi vấn. Câu trả lời rằng số tiền sẽ "phục vụ cho nỗ lực minh bạch hóa quá trình bầu cử và thúc đẩy cải cách hệ thống bầu cử" không đủ tính thuyết phục để khiến giới quan sát thỏa mãn.
Bên cạnh đó, ngay từ đầu, Stein cũng nhấn mạnh bà không yêu cầu kiểm phiếu lại vì lợi ích của bất kỳ ứng viên tổng thống nào. Trang web của Stein cho hay nỗ lực kiểm lại phiếu bầu chỉ nhằm cho công chúng thấy "hệ thống bầu cử Mỹ thiếu tin cậy như thế nào".
Vũ Hoàng
Theo VNE
Trump chỉ trích việc kiểm phiếu lại là 'lừa đảo' Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump hôm qua gọi việc kiểm phiếu lại là "lừa đảo" và "lố bịch", đồng thời nhấn mạnh chính bà Hillary Clinton cũng đã thừa nhận thất bại. Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump. Ảnh: Reuters "Hành động yêu cầu kiểm phiếu lại chỉ là cách để Jill Stein, người nhận được chưa đầy một phần...