Trump nổi giận khi điện đàm với Thủ tướng Australia
Tổng thống Mỹ Donald Trump được cho là đã rất gay gắt với Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull khi bàn về vấn đề liên quan đến người tị nạn.
Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: AP
Ông Trump đã sử dụng những lời lẽ rất gay gắt với Thủ tướng Australia Turnbull trong cuộc điện đàm cuối tuần qua, Washington Post hôm nay dẫn lời các quan chức cao cấp giấu tên của Mỹ cho biết.
“Đây là thỏa thuận tồi tệ nhất từng có”, ông Trump nói sau khi ông Turnbull cố gắng xác nhận việc Mỹ sẽ giữ cam kết tiếp nhận hơn 1.200 người di cư từ các trung tâm tị nạn của Australia.
Cuộc điện đàm giữa hai nhà lãnh đạo dự kiến kéo dài một tiếng đồng hồ, nhưng Tổng thống Mỹ sau đó đã đột ngột gác máy sau 25 phút, khi ông Turnbull bắt đầu đề cập đến vấn đề Syria.
Video đang HOT
“Các bạn có tin được không? Chính quyền Obama đã nhất trí tiếp nhận hàng nghìn người nhập cư bất hợp pháp từ Australia. Tại sao? Tôi sẽ xem xét thỏa thuận ngu ngốc này”, ông Trump viết trên Twitter sau đó.
Theo thỏa thuận mà Australia và chính quyền của Tổng thống vừa mãn nhiệm Barack Obama ký kết, Washington đồng ý tiếp nhận hơn 1.200 người tị nạn từ các trại tạm giữ của Australia ở Papua New Guinea và Nauru. Đổi lại, Australia sẽ tiếp nhận người di cư từ El Salvador, Guatemala và Honduras.
Các quan chức cấp cao Mỹ cho biết Tổng thống Trump nói với Thủ tướng Australia rằng ông đã trao đổi với 4 lãnh đạo thế giới, gồm Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mexico Enrique Pena Nieto. Ông Trump miêu tả cuộc gọi với ông Turnbull là “tồi tệ nhất”.
Reuters cho biết Thủ tướng Turnbull không bình luận về cuộc điện đàm, nói rằng ông tin thỏa thuận vẫn được giữ nguyên.
Khánh Lynh
Theo VNE
Thủ tướng Australia có tên trong Hồ sơ Panama
Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull có tên trong Hồ sơ Panama, khiến ông thêm áp lực trong chiến dịch tranh cử.
Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull. Ảnh: Reuters.
Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull được nêu trong Hồ sơ Panama là cựu giám đốc của Star Technology Services Limited, công ty ở quần đảo British Virgin, do công ty luật Panama Mossack Fonseca lập ra vào những năm 1990, AFP đưa tin. Mối liên hệ này do tờ Australian Financial Review phát hiện, vài ngày sau khi thông tin về hơn 200.000 công ty nước ngoài trong Hồ sơ Panama được công bố.
Thủ tướng Turnbull khẳng định ông không làm gì sai trái. "Tôi có thể nói với các bạn rằng không có dấu hiệu cho thấy sai phạm", ông Turnbull phát biểu với báo giới trong sự kiện vận động ở Melbourne, trước khi tổng tuyển cử Australia diễn ra ngày 2/7.
Theo ông Turnbull, công ty trên đã được niêm yết tại Australian Securities Exchange, sàn chứng khoán chính của Australia. Ông cho biết "Neville Wran, cựu lãnh đạo bang New South Wales, và tôi đều làm giám đốc trong khoảng hai năm".
Trong Hồ sơ Panama, Turnbull và Wran tham gia ủy ban điều hành công ty vào tháng 10/1993, hy vọng có thể phát triển công ty khai thác vàng Sukhoi Log của Siberia. Hai ông đều từ chức năm 1995 và công ty phá sản năm 1998. Khi được hỏi công ty có đóng thuế ở Australia hay không, ông Turnbull trả lời nó sẽ làm vậy nếu có lợi nhuận.
Việc xuất hiện trong Hồ sơ Panama, dù không có dấu hiệu phi pháp, làm gia tăng áp lực lên Thủ tướng Turnbull khi ông đang tìm cách chiến thắng ông Bill Shorten, lãnh đạo đảng Lao động đối lập.
Ông Turnbull không phải lãnh đạo chính trị đầu tiên có liên quan đến Mossack Fonseca. Thủ tướng Iceland Sigmundur David Gunnlaugsson, Bộ trưởng công nghiệp Tây Ban Nha Jose Manuel Soria đã phải từ chức sau khi tên hai ông xuất hiện trong Hồ sơ Panama. Thủ tướng Anh David Cameron phải công khai hồ sơ thuế.
Hồ sơ Panama là vụ rò rỉ thông tin lớn nhất lịch sử, với hơn 11 triệu tài liệu từ hãng luật Mossack Fonseca. Báo cáo của Hiệp hội Phóng viên Điều tra Quốc tế (ICIJ) dựa trên những thông tin này cho thấy Mossack Fonseca đã giúp giới nhà giàu và quyền lực lập ra hàng trăm nghìn công ty tại Quần đảo British Virgin, Cayman, Seychelles và Bermuda. Đây là những nơi được mệnh danh là thiên đường thuế, lý tưởng cho các hoạt động ngầm, né thuế hay rửa tiền.
Như Tâm
Theo VNE
Pháp thắng thầu đóng 12 tàu ngầm 40 tỷ USD cho Australia Gói thầu trị giá 40 tỷ USD xây dựng hạm đội tàu ngầm cho Australia thuộc về nhà thầu hải quân Pháp DCNS. Tàu ngầm lớp Collins của Australia. Ảnh: theaustralian.com.au Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull sẽ tuyên bố nhà thầu chiến thắng trong hôm nay, nhưng hai nguồn tin gần gũi với dự án đóng 12 tàu ngầm của Australia nói với...