Trump nói Bình Nhưỡng vẫn là mối đe dọa sau hội nghị Mỹ – Triều
Tổng thống Mỹ kéo dài các lệnh trừng phạt nhằm vào Triều Tiên thêm một năm để đối phó với kho vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Tổng thống Trump trong cuộc họp báo bên ngoài Nhà Trắng hồi giữa tháng 6. Ảnh: AFP.
“Sự tồn tại và nguy cơ phổ biến nguyên liệu phân hạch cho vũ khí hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, cũng như chính sách của chính phủ Triều Tiên tiếp tục gây ra mối đe dọa đặc biệt tới an ninh quốc gia, chính sách đối ngoại và nền kinh tế Mỹ. Tôi sẽ gia hạn tình trạng khẩn cấp với Triều Tiên thêm một năm”, AFP dẫn nội dung thông cáo được Tổng thống Mỹ Donald Trump gửi tới quốc hội Mỹ hôm 22/6.
Thông cáo của Trump được coi là chỉ mang tính hình thức, nhưng thể hiện hai nước vẫn còn nhiều việc phải làm, trong bối cảnh các nhà đàm phán của Washington và Bình Nhưỡng đang đề ra lộ trình chi tiết để phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.
Quyết định này được đưa ra chỉ 10 ngày sau cuộc gặp thượng đỉnh lịch sử giữa Tổng thống Mỹ và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại Singapore. Trump coi đó là sự kiện thành công, tiết lộ Bình Nhưỡng đã tái khẳng định cam kết hướng tới phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo Triều Tiên.
Trong cuộc họp báo sau hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều hôm 12/6, Trump nhấn mạnh quá trình phi hạt nhân hóa Triều Tiên sẽ có thể kiểm chứng với sự tham gia của nhiều người, gồm cả quan sát viên Triều Tiên, Hàn Quốc lẫn quốc tế.
Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ cũng khẳng định vẫn duy trì các biện pháp trừng phạt quốc tế đối với Bình Nhưỡng. “Các lệnh trừng phạt sẽ chỉ được xóa bỏ khi chúng tôi chắc chắn rằng vũ khí hạt nhân không còn là một yếu tố gây lo ngại nữa”, Trump tuyên bố.
Video đang HOT
Vũ Anh
Theo VNE
Triều Tiên khiến Singapore bối rối vì an ninh tối mật cho Kim Jong-un
Singapore nhiều lần thay đổi công tác hậu cần do Bình Nhưỡng giữ bí mật kế hoạch di chuyển của Kim Jong-un đến phút chót nhằm đảm bảo an toàn.
Nỗi lo của Triều Tiên về gián điệp trong cuộc họp Trump - Kim / Triều Tiên có thể chưa phá hủy bãi thử tên lửa như Trump nói
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tới Singapore bằng chuyến bay của Air China hôm 10/6. Ảnh: Reuters.
Lịch trình di chuyển bí mật của lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã thách thức các nhà tổ chức hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều ở Singapore, theo Wall Street Journal. Chuyến bay đến và rời Singapore của Kim Jong-un đi theo tuyến đường vòng cùng với việc số hiệu chuyến bay bị thay đổi giữa chừng nhằm mục đích giảm thiểu các mối đe dọa an ninh.
Hầu hết lịch trình của Kim Jong-un bị giữ bí mật với Singapore cho đến phút chót, buộc nước chủ nhà phải hối hả thay đổi công tác hậu cần cho phù hợp với kế hoạch của lãnh đạo Triều Tiên, theo các nguồn tin am hiểu vấn đề. Chuyến đi Singapore là hành trình dài nhất của Kim từ khi lên nắm quyền vào năm 2011 và cũng là thử thách đối với lực lượng an ninh Triều Tiên vốn chỉ quen với lãnh thổ trong nước.
"Giữ bí mật kế hoạch, thay đổi chúng và khiến chúng không thể bị đoán trước là quy trình hoạt động tiêu chuẩn để bảo vệ bất cứ lãnh đạo nào nhưng Triều Tiên dường như thực hiện những điều này đến cực độ", Andrew Gilholm, giám đốc một công ty tư vấn về Kiểm soát rủi ro Đông Bắc Á cho hay. Chuyên gia này cho rằng cơ quan an ninh Triều Tiên sẽ cảnh giác tối đa khi ra nước ngoài.
Những nỗ lực giữ bí mật kế hoạch di chuyển của Kim Jong-un bắt đầu vào ngày 10/6 khi Kim và hầu hết phái đoàn tháp tùng đi trên hai máy bay tới Singapore: một là chiếc Boeing 747 của hãng Air China, Trung Quốc và một là chiếc Il-62 do Liên Xô sản xuất được vận hành bởi hãng hàng không quốc gia Triều Tiên Air Koryo.
Chiếc máy bay của Air China khởi hành từ Bình Nhưỡng trước, sau đó hơn một giờ là chiếc Il-62, theo website chuyên theo dõi các chuyến bay Flightradar24. Chiếc máy bay thứ ba là chuyên cơ vận tải Il-76 mang theo hai chiếc xe sang trọng và hàng hóa khác.
Vào thời điểm đó, kế hoạch chuyến đi của Kim vẫn chưa được thông báo. Trên truyền thông xã hội, các nhà quan sát theo dõi máy bay vẫn đang suy đoán liệu Kim có mặt trên một trong hai chiếc máy bay đó không.
Máy bay của Air China đã bay chặng đường hơi bất thường mà theo các chuyên gia hàng không là nhằm mục đích tăng cường an ninh. Chiếc phi cơ bay qua lục địa Trung Quốc trong phần lớn hành trình, nằm trong phạm vi của phòng không Trung Quốc và giảm thiểu thời gian bay trên biển.
Theo Mark Martin, người sáng lập công ty tư vấn hàng không Martin Consulting LLC có trụ sở tại Dubai, tuyến đường bay trực tiếp nhất từ Bình Nhưỡng đến Singapore sẽ đặt máy bay vào không phận Hàn Quốc nhưng Kim Jong-un muốn tránh điều này. Trong khi đó, sử dụng máy bay Trung Quốc sẽ đặt Kim dưới sự bảo vệ của Bắc Kinh.
Chiếc Boeing 747 đầu tiên hướng tới Bắc Kinh dưới số hiệu CA122, vốn được sử dụng cho các chuyến bay của Air China từ Bình Nhưỡng tới Bắc Kinh. Khi tới gần thủ đô Trung Quốc, máy bay đổi số hiệu thành CA61 và bay thẳng tới Singapore.
Ở Singapore, các quan chức cho rằng Kim Jong-un sẽ đến trên chuyến bay thứ hai Il-62. Nhưng chỉ vài tiếng trước khi máy bay của Air China hạ cánh, các quan chức được thông báo lãnh đạo Triều Tiên sẽ đến trên chiếc máy bay đó, hối thúc họ chuẩn bị đón tiếp. Trước đó, họ thậm chí còn chuẩn bị đến hai chiếc thảm đỏ vì không biết Kim sẽ đến bằng máy bay nào.
Các phần chính trong chuyến thăm của Kim Jong-un, gồm cuộc gặp với Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã được chuẩn bị cẩn thận và diễn ra suôn sẻ. Tuy nhiên, những người làm công tác hậu cần đã phải hối hả chuẩn bị theo yêu cầu của Triều Tiên.
Chuyến dạo đêm 11/6 của Kim Jong-un trên phố Singapore được sắp xếp chỉ vài tiếng trước đó sau khi một số quan chức Triều Tiên tìm hiểu các điểm tham quan. Trước đó, Triều Tiên không thông tin cho nước chủ nhà về kế hoạch này.
Kim Jong-un thăm Marina Bay Sands tối 11/6 trong sự bảo vệ nghiêm ngặt của các cận vệ. Ảnh: AFP.
Triều Tiên cũng giữ bí mật kế hoạch khởi hành, vài lần sắp xếp lại chuyến bay về nước, khiến giới chức nước chủ nhà không thể biết biết rõ khi nào Kim Jong-un sẽ rời Singapore.
Khi cuộc gặp ngày 12/6 giữa Kim và Trump kéo dài sang đều giờ chiều, Singapore mới chắc chắn rằng Triều Tiên không sử dụng lịch trình chuyến bay khởi hành lúc 14h như kế hoạch mà vào cuối ngày hôm đó. Kim rời khách sạn ngay sau 22h, đến sân bay bằng đoàn xe hộ tống. Bức ảnh công bố bởi chính phủ Singapore cho thấy ông lên chiếc Boeing 747 của Air China.
Chuyến bay của Kim cất cánh lúc 23h23, sử dụng số hiệu CA62, theo Flightradar24. Chiếc máy bay đi theo hành trình tương tự như hôm 10/6 nhưng theo chiều ngược lại. Sau khi đến gần Bắc Kinh, máy bay chuyển sang biển hiệu CA121 và tiến về Bình Nhưỡng.
Huyền Lê
Theo VNE
Mỹ - Hàn có thể sắp tuyên bố ngừng tập trận chung Quân đội Mỹ và Hàn Quốc sẽ thông báo ngừng các cuộc tập trận từ tuần sau, nhưng sẵn sàng nối lại nếu Triều Tiên không tuân thủ cam kết. Lính thủy đánh bộ Hàn Quốc trong cuộc tập trận chung Đại bàng non với Mỹ tháng 3/2017. Ảnh: Reuters. "Trong tuần sau, bộ quốc phòng Mỹ và Hàn Quốc sẽ cùng thông...